Saved Font

Trước/157Sau

Cung - Mê Tâm Ký

Quyển 3 - Chương 7

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Quyển 3 –

Vải bông nhăn nhíu, một sợi cột hai tim

Phi Tâm ngắm nhìn mình qua gương, hôm nay cô mặc bộ cánh màu vàng nhạt cổ áo khoét sâu, tay áo rộng, cùng chiếc áo ngắn, phối hợp với chiếc váy xà cừ màu trắng thêu hình hoa bách hợp tím. Hoa bách hợp xẻ từ chân váy lên, trải dàn lên thước vải xà cừ như những giọt mực rỏ vào, khi túm mép váy lại thì tựa như một nụ hoa, nở rộ theo từng bước đi. Phương pháp dệt may đặc biệt này chính là tay nghề dệt kim Tinh Bình Châu. Bông hoa không phải được thêu lên khi bắt đầu cắt may, mà đã được in lên dần trong khi nhuộm màu. Khi cắt may thì cần phải tỉ mỉ cắt theo những đường vân mới có thể lấy được hình dạng bông hoa mong muốn.

Bởi thời tiết oi bức nên chất liệu y phục phải nhẹ và mềm, nhưng cần được dệt thật chắt, tuy mỏng nhưng không trong suốt. Áo ngắn phía trên ôm sát vào người, chỉ dài đến eo, kéo thành một tua tròn, hai bên váy thắt tua cờ dài, không cần dải tơ cũng rất phiêu bồng. Tay áo là kiểu tay bèo rộng rãi, tất cả đường viền to đều thêu hình cánh bướm.

Áo quần này được Tú Linh sai người chuẩn bị trước khi xuất cung, không có những hoa văn cung đình phức tạp, cũng không đính bất kỳ hạt pha lê nhiều màu nào. Chất liệu cũng chọn hàng loại hai, loại gấm vóc có thể tìm thấy dễ dàng trong dân gian, nhưng kỹ thuật dệt nhuộm của Tinh Bình Châu tuyệt đỉnh thiên hạ, dù chất liệu không phải gấm vóc lụa là thượng hạng nhưng bộ cánh này cũng không phải là loại mà những kẻ giàu có thông thường có thể mặc được.

Do đó sau khi Phi Tâm mặc vào thì hơi do dự, xuất hiện trước mặt mọi người với loại y phục này nhất định sẽ bị người ta nhìn ra là gia quyến của gia đình danh giá. Hoàng thượng đã muốn vi phục thì cô không thể nào nổi bật như vậy, nhưng cô thử đi thử lại nhiều bộ, chỉ có bộ này có thể nói là giản dị nhất. Có những bộ chỉ cần mặc vào, chất liệu trơn mượt đã khiến người ta nhận ra nó là hàng thượng hạng.

Cô còn đang rầu rĩ soi gương, Tú Linh đã bước vào bảo rằng hoàng thượng sai người đến rước cô. Tối qua Tú Linh nghỉ ngơi một đêm, hôm nay sắc mặt đã đỡ hẳn, sáng sớm đã bắt đầu sắp xếp đủ mọi việc. Tú Linh nghe Thường Phúc bảo rằng tối qua hoàng thượng đã dọn đến đây, trong lòng cảm thấy vui mừng thay Phi Tâm. Bây giờ hoàng thượng không cần thính chính*, nhưng bởi vì lần đầu đến Giang Đô nên buổi sáng vẫn còn bận việc. Sáng sớm Phi Tâm cùng y đến thỉnh an thái hậu, sau đó y để Phi Tâm sửa soạn, bản thân thì ra ngoài gặp các đại thần. Tối qua hai người ngủ chưa đến hai canh giờ, sau khi trở về Phi Tâm đã thiếp một lúc dưỡng lại sức, vẫn chưa đến giờ trưa thì y đã sai người đến truyền.

Phi Tâm nghe thế đành cắm đầu cắm cổ đứng dậy. Hôm nay Tú Linh chải cho cô mái tóc búi lệch, tóc trước trán nép sát vào trán, vén ra sau gáy tai, không cài quá nhiều trang sức, chỉ dùng hai chiếc trâm ngôi sao đan chéo cố định tóc. Tú Linh dìu Phi Tâm, khẽ nói: “Nương nương, không sao đâu. Tầm mắt thứ dân vụng về, làm sao phân biệt được hàng thượng hạng? Hơn nữa Tiểu Phúc Tử đã đi dò hỏi, vải xà cừ không phải thứ gì mới mẻ ở đây cả. ”

Phi Tâm không nói gì, mặc Tú Linh dìu cô lên kiệu, băng qua cánh rừng tiến đến tiền viện. Hôm qua khi vào đây thì trời cũng đã tối nên Phi Tâm không nhìn rõ cảnh sắc này. Hôm nay bước ra, thấy bốn bề đều là những hành lang ngoằn nghoèo, cao cao thấp thấp hệt như mê cung. Đập vào mắt là một màu xanh biếc, dòng sông, con suối róc rách bất tuyệt, mái nhà cong vút ẩn hiện giữa rừng hoa thơm ngát, tiếng chim hót trong trẻo, cánh bướm nhộn nhịp.

Lúc ấy đang là giữa trưa, những áng mây nặng trĩu, e rằng trời lại sắp đổ mưa. Thời tiết tuy nóng ẩm, nhưng gần đến dàn rối nước thì cũng có chút gió mát. Bên này vừa rẽ khỏi đường mòn bỗng thấy bóng người thấp thoáng phía trước, thái giám chấp đường vội quát: “Quý Phi nghi liễn, kẻ phía trước tránh đường! ”

Kẻ ấy vừa nghe, vội vàng đứng yên bất động. Phi Tâm nheo mắt nhìn, thấy người đó mặc bộ y phục màu tím sẫm, hình như là quan phục. Bây giờ trong viện này thường có quan lại ra vào, không giống trong đại nội. Phi Tâm khẽ động ngón tay, Tiểu Phúc Tử đang dìu kiệu bên cạnh vội vàng buông rèm lụa xuống. Phương Nam mưa nhiều nên kiệu cũng có kèm ô trên nóc, bốn phía quấn hai lớp màn che, một lớp mỏng một lớp dày.

Phi Tâm cho người dừng lại, cất tiếng nói: “Không biết là vị đại nhân nào? Nếu đại nhân có việc thì cứ đi trước. ” Nơi này địa thế ngoằn nghoèo, khó trách va chạm, hơn nữa có thể bước vào viện này, ắt phải là trọng thần, Phi Tâm đương nhiên không muốn trở nên kênh kiệu trong thời khắc này.

Người kia yên lặng hồi lâu, sau đó xa xa lên tiếng: “Vi thần Tả Hàm Thanh không biết Quý Phi nghi giá, mong nương nương thứ tội. ”

Phi Tâm nghe thế mới nói: “Đại nhân không rành đường đi trong viện thì nào tội tình gì? ” Nói xong, cô khẽ vẫy tay, Tiểu Phúc Tử tiến lên vài bước, cách một lùm cây nói: “Tả đại nhân, nương nương mời ngài đi trước.”

Tả Hàm Thanh cung kính tạ ơn, Phi Tâm chờ hắn đi trước, bỗng thấy hắn hạ người, lại đi quỳ xuống. Phi Tâm sững sờ, Tả Hàm Thanh quan cư nhị phẩm, tại sao lại hành lễ quỳ với cô? Cô đang định nói thì hắn đã lên tiếng: “Hôm đó may nhờ nương nương trượng nghĩa tương trợ, vi thần mới có thể giữ được thể diện. n đức nương nương, vi thần không dám quên, nay lại đụng phụng giá của nương nương, sao có thể đi trước? Vi thần cung thỉnh nương nương khởi giá. ”

Phi Tâm nghe thấy thế thì chợt giật mình, thực ra hôm ấy cô chẳng qua là mượn cớ để nói về chuyện của mình, muốn thông qua đó bày tỏ tâm tư với hoàng thượng. Huống hồ khi cô nói những lời này, ngoại trừ hoàng thượng thì chẳng ai nghe thấy. Có lẽ hoàng thượng có lòng giúp cô! Cô ngẫm nghĩ xong thì thấy lòng đầy cảm kích, yên lặng trong phút chốc rồi khẽ cất tiếng: “Nếu đã thế thì khởi giá vậy. ”

Liễn nhẹ đến thẳng gần cổng phía tây mới ngừng lại, nơi này có một chiếc ao nhỏ, trong đó nuôi rất nhiều cá chép, khi lên cầu Phi Tâm khẽ liếc nhìn xuống, mảng màu đỏ tụ lại hệt như một rặng mây đỏ. Vân Hi đang ngồi uống trà bên cạnh bờ đá ven ao, bên bờ có mắc một giàn nho, lúc này đã kết trái, từng chùm từng chùm long lanh trong suốt, vài chùm có những cuống dài xoăn lại, tán lá nhẹ nhàng rũ xuống, một màu xanh biêng biếc. Vùng này nguồn nước dồi dào, thực vật sinh trưởng thật đẹp mắt, hơn nữa Vân Hi đang vận chiếc áo trắng toát, trông càng nổi bật hơn. Phi Tâm vội bước xuống liễn yết kiến, Vân Hi đảo mắt nhìn cô rồi đứng dậy: “Đi thôi, bảo Thường Phúc đi theo.”

Hai người bước lên cỗ xe nhỏ mui màu xanh, người điều khiển xe là Bàng Tín, tùy tùng đi theo tất nhiên vẫn là Uông Thành Hải. Phi Tâm len lén nhìn y phục của Vân Hi, nhận ra y cũng mặc chất liệu xà cừ.

Loại gấm này có những nếp gấp mảnh mai, may trường bào sẽ có hiệu ứng khúc xạ ánh sáng, hơn nữa còn là màu trắng nên rất bắt mắt. Phía trên còn có những vằn nước hoa văn ngầm màu trắng bạc, không ngắm kỹ sẽ không nhìn thấy. Xà cừ – loại gấm vóc có thể xem là hàng loại hai trong các cung phẩm nhưng nếu ở dân gian thì nó lại là loại hàng thượng hạng.

Vân Hi hiển nhiên cũng biết điều này, nên khi thấy cô trộm nhìn anh, trong mắt bất giác ánh lên nét cười: “Giang Đô tạm thời do Kinh Biện Doanh tiếp quản, vùng này đều như vậy cả. Trẫm đã sai người ra ngoài làm chút việc, khi ở Bình Châu cũng không ai nhìn ra.”

Phi Tâm nghe xong bèn hiểu ra. Hoàng thượng không phải thật sự muốn thị sát dân tình ở Giang Đô mà y đang chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo. Nay ra ngoài Nam tuần, hễ đến nơi nào, quan chức hoàng thượng đưa đi cùng sẽ kiểm soát trị an vùng đó trước, so với Giang Đô, có lẽ y muốn thị sát Bình Châu nhiều hơn.

Điều này đương nhiên cũng có nguyên do, Giang Đô là nền móng của nhà họ Nguyễn, Nguyễn thị bị triều đình áp đảo dần dần, năm ngoái đã sa sút hẳn đi, nên tại vùng Giang Đô này thì ắt hẳn nhà Nguyễn sẽ rất thận trọng, trưởng quan hành chính đương địa cũng không còn lệ thuộc nhà Nguyễn. Vì thế, không cần thị sát cũng biết rằng ở vùng đất Giang Đô – nơi đang quá độ quyền lực này sẽ tuyệt đối không xảy ra những việc nghịch ý triều đình.

Chính trị quyền mưu, thực ra chủ yếu chỉ là chuyển dời quyền lực và các mối quan hệ nhân sự. Nhân vật đầu sỏ ở trung tâm tất nhiên phải bị nghiêm khắc xử trí, nhưng quá khắc khe với những kẻ tòng phạm thì e sẽ xảy ra hậu quả tương phản.

Cái gọi là “Chớ đuổi giặc cùng đường, bằng không chó cùng rứt giậu” chính là mang ý nghĩa này. Mà phương pháp này thì thích hợp để cải cách tranh chấp đảng phái, dùng biện pháp cư xử ôn hòa mới có thể khiến đại đa số những người bị ép buộc phụ thuộc nhà Nguyễn tận trung lại với triều đình, an ủi họ mới là cách thức làm giảm sự sát thương đến mức thấp nhất.

Do đó, Hoàng thượng vẫn khẳng định công lao của nhà Nguyễn trên đất Giang Đô, bao dung những thuộc hạ cũ của nhà Nguyễn, làm dịu tâm trạng của họ, từ đó gầy dựng uy tính triều đình.

Trước/157Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Trọng Sinh Báo Thù: Phúc Hắc Đích Nữ