Saved Font

Trước/300Sau

Đế Chế Đại Việt

Chương 8: Luyện kim chênh lệch

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Phải biết Hắc Mộc lãnh chúa dưới trướng cũng chỉ có ba trăm binh sĩ, cũng chỉ có một trăm người là binh sĩ nòng cốt, mà cả một tòa Hắc Mộc thành cũng chỉ gần ngàn người. Nếu ở tại đây binh sĩ bị thương vong quá nhiều không phải là một điều tốt. Nghĩ vậy tên thủ lĩnh liền vung kiếm hô hoán đốc thúc binh lính nhanh chân tiến lên áp sát tường rào.

Ở trên tường gỗ Cao Lỗ cùng mười binh sĩ không hề có chút nào sợ hãi. Mười binh sĩ được hai mươi dân binh phía sau lên dây nỏ nên đạt một tốc độ bắn kinh hoàng, cứ hai giây một lượt phóng nỏ là bên phía quân địch có từ tám đến mười người ngã xuống. Tuy nhiên cũng chỉ sau ba lượt tên thì quân Hắc Mộc cũng tiến gần đến mười mét. Lúc này Cao Lỗ hạ lệnh.

- Toàn bộ binh sĩ bắn tự do, trường thương nghênh chiến.

Toàn bộ ba mươi binh sĩ phóng ra một loạt tên cuối cùng hạ sát gần hai mươi tên địch liền cầm lấy trường thương xếp thành hàng ngang trên tường gỗ. Tường rào dài gần năm mươi mét, nhưng binh sĩ lại chỉ có ba mươi người, nên lớp phòng ngự này vô cùng mỏng manh. Bức tường cao hơn hai mét không đủ tạo lợi thế cho bọn họ.

Bên dưới quân Hắc Mộc thành cũng áp sát được tường gỗ. Tên thủ lĩnh vô cùng tức giận. Chỉ chạy trong vòng bốn mươi mét đội quân của hắn đã phải trả cái giá hơn ba mươi người thương vong, trong đó rõ ràng có bốn tên binh sĩ mặc giáp da tinh nhuệ bỏ mạng. Dù đánh một cái làng hai trăm người thì bọn hắn cũng chưa từng bị thiệt hại nặng đến vậy.

- Giết hết cho ta! Gà chó không tha.

- Giết!

Gần hai trăm quân Hắc Mộc gầm thét, ba người làm một tổ, hai người bên dưới làm bệ đỡ một người leo lên đầu tường. Chiều cao của bọn hắn trung bình đều vượt một mét bảy, tường rào chỉ cao hơn hai mét, có một chỗ đệm bên dưới nhảy lên đầu tường là việc dễ dàng. Quả nhiên chỉ cần một động tác mười tên binh lính Hắc Mộc đã bay được lên đầu thành, thế nhưng chưa kịp hắn nở nụ cười đắc ý thì đập vào mặt hắn chính là những mũi giáo đồng sắc nhọn. Trường thương đâm thẳng vào bụng hắn, tuy giáp da có độ phòng ngự nhất định, có thể kháng tên đồng nhưng tuyệt nhiên không thể chống lại được mũi thương bằng sắt.

- Á!

Tên binh sĩ này hét thảm một tiếng liền ngã xuống tường gỗ, hiển nhiên là không sống được. Cùng cảnh ngộ với hắn là sáu tên binh sĩ khác cũng bị đẩy xuống khỏi tường gỗ, nhưng cũng có đến ba tên binh sĩ thoát được trường thương leo lên đầu tường. Ba tên này mặc đều là giáp da chứng tỏ là binh lính nòng cốt của Hắc Mộc lãnh chúa, bọn hắn đều là những binh sĩ thiện chiến dễ dàng thoát khỏi những mũi thương đâm đến của các dân binh Đại Việt. Thế nhưng ba tên này cũng không đắc ý được lâu liền bị các binh sĩ tinh nhuệ của Đại Việt vây lại. Cao Lỗ rõ ràng lực chiến của dân binh tuy có mạnh hơn đám tạp binh của Hắc Mộc thành một chút nhưng đối mặt với binh lính tinh nhuệ của quân địch tuyệt nhiên không bằng. Vì vậy mà đứng xen giữa hai dân binh là một binh lính, điều này làm khi ba tên lính của Hắc Mộc lãnh chúa leo lên được tường liền bị hai binh lính Đại Việt vây lại đánh. Chẳng mấy chốc ba tên binh sĩ Hắc Mộc liền bị đẩy xuống khỏi tường.

Thế nhưng tình hình vẫn không khả quang mấy. Binh sĩ Hắc Mộc quá đông, binh lính Đại Việt kiên trì đẩy xuống thêm ba sóng tấn công của địch liền bị lộ ra sơ sót. Hơn mười binh sĩ Hắc Mộc lọt lên được đầu tường vây lấy giết chết một minh lính Đại Việt, đẩy lui các dân binh về phía sau tạo điều kiện cho binh lính phía sau leo lên. Lúc này Cao Lỗ liền rút ra đoản kiếm dẫn đầu binh sĩ giết đến. Cao Lỗ là một trong những võ tướng kiệt suất nhất dưới trướng của An Dương Vương. Năm đó khi thành Cổ Loa thất thủ, Cao Lỗ tuổi đã già nhưng tử chiến cũng làm quân Nam Việt sợ mất mật. Huống chi bây giờ Cao Lỗ đang là tuổi tráng niên, tả xung hữu đột không ai địch lại làm quân Hắc Mộc vô cùng sợ hãi. Tương truyền Cao Lỗ trời sinh thần lực nên được An Dương Vương vô cùng yêu thích. Bấy giờ cái thần lực đó bao phủ xuống đầu của đám lính Hắc Mộc, chỉ thấy Cao Lỗ một tay nắm lấy cổ áo một tên lính chiều cao còn hơn cả mình ném bay xuống đầu thành bất tỉnh, một kiếm mà ông vung ra một đầu lâu liền rơi rụng. Đám binh sĩ Hắc Mộc sợ hãi không dám tiến lên.

Tên thủ lĩnh thấy vậy vô cùng tức giận cầm lấy trường kiếm trèo lên đầu thành. Hai tướng đối mặt nhau, binh sĩ hai bên đều tự giác di chuyển để trống ra một vòng tròn. Tên thủ lĩnh nói.

- Ngươi rất khá, đầu nhập vào Hắc Mộc lãnh chúa, ngươi sẽ trở thành thanh kiếm sắc lẹm của ngài.

Cao Lỗ tất nhiên không hiểu tên thủ lĩnh nói gì, nhưng nhìn sắc mặt khinh thường của hắn trong lòng liền khó chịu nói.

- Nói gà nói vịt, dùng bản lĩnh mà thể hiện.

Nói rồi liên vung đoản kiếm lao đến. Một tất dài là một tấc mạnh, một tấc ngắn là một tấc hiểm. Đoản kiếm của Cao Lỗ ngắn hơn nhiều so với trường kiếm của đối phương nhưng chiêu thức đều mạnh mẽ, dứt khoát, làm tên thủ lĩnh liên tục bại lui.

“Két”.

Lưỡi kiếm của Cao Lỗ chém vào mạn sườn của tên thủ lĩnh, tên này phản ứng không kịp, áo ngoài liền bị cắt ra, lưỡi kiếm va chạm với giáp xích tóe ra hàng ngàn tia lửa thế nhưng lại không thể cắt đứt được áo giáp. Cao Lỗ nhíu mày lợi dụng tên thủ lĩnh còn ngơ ngác liền vung kiếm chặt đầu hắn. Tên thủ lĩnh giật mình liền vung trường kiếm đón đỡ.

“Rắc”.

Không ngờ lưỡi kiếm của Cao Lỗ lại bị gãy. Tên thủ lĩnh vui mừng nhận ra võ lực của đối phương rất cao nhưng trình độ luyện kim vô cùng thấp kém. Cao Lỗ sắc mặt trầm xuống liền xoay người đá bay tên thủ lĩnh rơi xuống tường gỗ.

Tên thủ lĩnh rơi xuống đất được đám binh sĩ phía dưới đỡ lấy nên không chịu tổn thương. Hắn vùng người đứng dậy âm trầm ngước lên tường gỗ binh sĩ Đại Việt sĩ khí đắt đỏ, còn đám binh sĩ Hắc Mộc sĩ khí ảm đạm, Cao Lỗ vẫn đứng trên tường, đôi mắt như diều hâu nhìn bọn hắn làm bọn hắn lạnh cả sống lưng.

- Rút lui!

Binh sĩ Hắc Mộc như thủy triều rút lui về phía sau. Cao Lỗ cũng thở phào nhẹ nhõm. Nhìn lần này thắng lợi nhưng thực ra làng Cổ Loa cũng đã như nỏ mạnh hết đà, chỉ cần hai làng sóng tấn công nữa chỉ sợ mọi người phải rút lui về trong thủ phủ.

- Binh sĩ, dọn dẹp chiến trường.

Theo lệnh của Cao Lỗ binh sĩ nhanh chóng cứu chưa người bị thương, xác quân địch được chôn dưới chân tường, xác binh sĩ Đại Việt lại được thu thập cẩn thận. Trận chiến này Đại Việt có một binh sĩ và ba dân binh hi sinh, hai người bị trọng thương, sáu người khác bị thương nhẹ. Lực lượng trực tiếp tổn thất một phần ba.

Di thể các binh sĩ hi sinh được mọi người đặt vào những thân cây được khoét rỗng ruột, đẽo thành hình thuyền, vũ khí của họ được đặt vào chôn theo cùng. Mọi người trong làng đều đến để dữ nghi lễ chôn cất những binh sĩ, những người đã hi sinh vì sự tồn vong của cả làng. Những người hi sinh vì làng đều xứng đáng với một nghi lễ như vậy, họ sống là chiến sĩ bảo vệ làng, chết cũng sẽ trở thành những anh linh thủ hộ mảnh đất này. Một chiếc trống đồng khắc ngôi sao mười bốn cánh được hai lực sĩ khiêng lên phía trước. Cao Lỗ cầm dùi trống hô lên.

- Tiễn đưa các anh hùng về với vua tổ.

Từng tiếng trống đồng bi tráng vang lên tiễn đưa những người anh hùng của làng về nơi an nghỉ cuối cùng. Họ là những người Việt rời khỏi thế giới này đầu tiên và chắc chắn cũng không phải là những người cuối cùng, nhưng sự ra đi của họ không hề vô nghĩa. Sự tồn vong của tộc Việt trên mảnh dị giới này chính là đánh đổi từ sự hi sinh của mỗi con dân Đại Việt. Nếu có thể hỏi bọn họ có từng hối hận vì đã chiến đấu quên mình hay không. Câu trả lời chắc chắn là: “Hối hận ư? Không bao giờ!”

Nghi lễ hoàn tất, mọi người quay trở về với cương vị của mình. Cao Lỗ quay về thủ phủ. Tình hình hiện tại đối với làng không quá khả quan. Không những quân lực cách biệt mà trình độ luyện kim của địch quân cũng hơn hẳng Đại Việt hiện tại. Hiện tại trình độ luyện sắt cao nhất của Đại Việt cũng chỉ có thể luyện ra sắt non. Số lượng lại rất có hạn, mũi thương sắt cũng chỉ đủ trang bị cho binh sĩ, dân binh chỉ có thể dùng vũ khí bằng đồng. Giáp sắt của tên chỉ huy kia cũng là một vấn đề. Đánh rắn thì phải đánh dập đầu không phải Cao Lỗ không biết nhưng nếu áo giáp còn không thể phá nổi thì làm sao giết.

- Phá giáp, nếu kiếm phá giáp không được thì chỉ có thể dùng…rìu.

Mắt Cao Lỗ bỗng sáng lên. Có một loại rìu đã có từ thời đại Đông Sơn với ưu điểm chặt, cắt, phá giáp rất tốt đó là rìu lưỡi xéo Thiệu Dương. Từ thời Văn Lang những lưỡi rìu xéo, rìu xòe cân Thiệu Dương đã phá giáp cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của quân Tần. Nếu thay thế vật liệu sản xuất là sắt thay vì đồng Cao Lỗ tin tưởng có thể phá được giáp sắt của tên thủ lĩnh kia.

Trước/300Sau

Theo Dõi Bình Luận