Saved Font

Trước/82Sau

Giấc Mộng Đế Hậu

Chương 78: Quan Trường

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Khi trong điện không còn bóng người, tông đế cầm bút lông lên, nét chữ như phượng như rồng múa may trên tờ thánh chỉ.

Ngày hôm sau, thánh chỉ được ban ra, phong Kỳ vương làm Nhiếp Chính vương.

Mười ngày sau.

Giữa Ngọ tam khắc, hoàng cung nóng như đổ lửa, trước điện Liêm Chính, có hơn chục quan viên lớn nhỏ, văn võ lẫn lộn đang quỳ thành hai hàng thẳng tắp. Mồ hôi thấm ướt cả quan phục, cái nóng hầm hập dưới gối khiến Lâm Hiệp có ảo giác rằng y đang quỳ ở Hỏa ngục. Y khẽ liếm môi dưới nứt toát, trong lòng thầm tính toán, chắc bản thân cũng chỉ có thể trụ thêm dược một canh giờ nữa thôi. Lát sau, một vị quan tuổi đã ngũ tuần gục xuống ngất xỉu, những người còn lại hoang mang nhìn nhau, Lâm Hiệp muốn mở miệng trấn an, lại phát hiện cổ họng đã khô khốc đến độ không thể cất lời, bèn thản nhiên nhìn hai binh sỹ chạy đến xốc người kia dậy, lôi đi xềnh xệch.

Trần thượng thư lết gối đến gần Thượng thư Phạm Vinh, thều thào hỏi

"Phạm thượng thư, chúng ta cứ quỳ như vậy cũng không phải thượng sách, hay là cứ quay về bàn bạc lại đối sách xem sao?."

Phạm Vình quay người qua, gằn giọng đe dọa

"Nếu không muốn chết thì đừng bàn lùi ở đây."

Trần Thảo nghe xong bèn tức giận hỏi vặn lại

"Đại nhân đúng là gỗ mục không thể khắc (ý là quá cứng nhắc, ngu ngốc) Đứng dậy thì chết, vậy cứ quỳ ở đây đến sức cùng lực kiệt thì không chết à? "

Lâm Hiệp sợ hai người này đấu khẩu với nhau càng khiến mọi người thêm mệt mỏi, bèn nuốt ngụm nước bọt lấy hơi nói

"Lúc đầu chúng ta đã kiên quyết không thả người không đứng dậy, nay mới quỳ có một ngày đã bỏ cuộc, khác nào tạo cơ hội để Bình vương khép ta vào tội "ỷ quyền làm càn, nhiễu loạn ý vua". Chúng ta quỳ nhiều người như vậy, nếu Bình vương dám bỏ mặc ta đến chết thì sẽ phải mang tiếng xâu muôn đời, theo ta đoán, chúng ta chỉ cần kiên trì thêm một canh giờ nữa thôi thì Bình vương sẽ phải nhượng bộ."

Lâm Hiệp vừa dứt lời, Phạm Vinh đã giơ tay chỉ về hướng hai tên binh sĩ lúc nãy, hằn hộc nói thêm vào

"Các ông có biết chúng vừa lôi Hồ đại nhân đi đâu không? Vào ngục đấy. Trong đấy thì bói đâu ra thái y, ông ấy xem ra lành ít dữ nhiều. Nếu các ông không muốn bị bỏ mặc đến chết trong ngục thất thì tốt nhất đừng có lăn đùng ra ngất vào lúc này."

Nghe xong câu này, ai nấy như được xốc lại tình thần, không dám bàn đến việc rút lui nữa, cũng như không ai dám ngất xỉu nữa. Nhưng người không đấu được với trời, nửa canh giờ sau, lại có thêm một người gục ngã.

--- ------ ------ ------ ------ ------ ------ ------ -----

A Thuận di chuyển nhanh như tên bắn giữa hai hàng Ngự Lâm quân dày đặc. Đây mới chỉ là một góc hành lang nhỏ trong điện Thánh Hiền mà đã như vậy, huống hồ là chính điện.

Đến trước tẩm điện của Tông đế, A Thuận vừa định đưa tay ra đẩy cửa vào thì hai tên gác cửa đã bắt tay hắn lại.

"Đây là Tẩm điện của hoàng thượng, không có lệnh của Nhiếp Chính vương thì không được tùy tiện ra vào."

Hiển nhiên Nhiếp Chính vương trong lời bọn họ không còn là Kỳ vương. A Thuận giằng tay ra, khí thế cường ngạnh quát lớn

"Hỗn xược, ta đường đường là Đai Nội thái giám tứ phẩm được hoàng thượng đặc cách hầu hạ bên người, vậy mà cần Nhiếp Chính vương phê chuẩn xuất nhập hay sao? Nếu vì lũ cẩu nô tài các ngươi khiến ta hầu hạ chậm trễ, làm thánh thượng phật ý thì mười cái mạng cũng không đủ chịu tội."

Tên binh sỹ khó xử nói

"Nhưng Nhiếp Chính vương lệnh là...."

Chưa nói xong A Thuận đã ép sát thêm một bước.

"Nhiếp Chính vương quan trọng hay thánh thượng quan trọng?"

Gã binh sỹ đuối lý, nhưng lại không dám làm trái lệnh, nên hai bên dành giằng co mãi, một lúc sau thấy bên này ồn ào Lương Thuật mới đi tới. Sau khi nghe xong đầu đuôi, bèn cười khẩy mỉa mai

"Thuận công công đường đường là Đai Nội thái giám tứ phẩm, muốn xin mật lệnh từ Nhiếp Chính vương nào có khó khăn gì, sao cứ phải làm khó lũ nô tài như chúng tôi?"

A Thuận tức xanh mặt, nghẹn nửa ngày không nói được gì. Lương Thuật lại ra vẻ độ lượng nói tiếp

"Phận nô tài thấp cổ bé họng như hạ quan nào dám làm khó hồng nhân bên người thánh thượng, thôi thì thế này, lần này hạ quan lén làm trái lệnh một lần, để công công vào điện, sau này mong công công chưa lại ít thể diện, đừng để hạ quan phải khó xử."

A Thuận hứ một tiếng rồi bước ngay vào điện, không thèm đếm xỉa đến Lương Thuật.

A Thuận hứ một tiếng rồi bước ngay vào điện, không thèm đếm xỉa đến Lương Thuật.

Đợi A Thuận khuất dạng, Lương Thuật bèn dùng giọng khinh bỉ với với một viên phó tướng bên cạnh

"Tên bán nam bán nữ này lúc nào cũng ỷ thế hoàng thượng chèn ép chúng ta, để ta xem hắn có dắc ý thêm được bao lâu. Xem như ta tích phước để chủ tớ chúng gặp nhau thêm vài lần, sau này ta sẽ cho hắn lãnh đủ."

A thuận vừa bước vào tẩm điện, đã trút bỏ ngay thái độ "cáo mượn oai hùm" lúc nãy, hắn lặng lẽ đến gần long sàng của Tông đế, chờ hầu hạ. Tông đế đang nằm thiêm thiếp trên giường, nghe thấy có tiếng bước chân thì ngay lập tức choàng tỉnh. A Thuận khẽ đỡ y ngồi dậy, Tông đế ho khan liên tục, sắc mặt tái nhợt hơn giấy Tuyên Thành, dưới mắt là quầng thâm sâu hoắm. Y thở một cách khó nhọc, thều thào hỏi

"Sao rồi?"

"Bẩm, thánh thượng tiên liệu như thần, sáng nay trong buổi thượng triều, Bình vương dâng sớ tố cáo Kỳ vương dùng danh nghĩa quân Kỳ Lân để nuôi luyện tư binh, âm mưu làm phản. Đội quân Kỳ Lân bị tóm gọn, chờ ngày xử trảm, Kỳ vương bị tống giam vào ngục. Dung quốc công nhân cơ hội này phế truất ngôi Nhiếp Chính vương của Kỳ vương. Lâm đại nhân và nhiều vị đại thần khác cùng nhau quỳ trước điện Liêm Chính để buộc Bình vương thả người."

"Họ quỳ bao lâu rồi?"

"Bẩm, hơn nửa ngày rồi, đã có bốn vị đại nhân ngất xỉu."

Tông đế vừa định cất lời, cổ họng lại đột nhiên ngứa ngáy ho liên tục, A Thuận vừa đỡ chung trà kề bên miệng y, vừa vuốt ngực liên tục. Mới dứt cơn ho được một chút, y lại cố sức hỏi

"Sáng nay Trịnh thái sư có thượng triều không?"

"Bẩm, Trịnh thái sư cáo bệnh không chầu triều ạ."

Nghe vậy, Tông đế nhẹ nhõm hẳn, y nắm lấy long bào đang mặc trên người, dùng chút sức mọn xé rách một góc ngay gấu áo, y kéo A Thuận lại gần, đặt nắm áo rách vào tay hắn và nói

"Lát nữa, ngươi phải tìm cách gặp được Trinh thái sư. Chỉ cần ngươi dâng mảnh vải này lên, người sẽ chịu ra mặt thôi. Một khi gặp được người, ngươi ngâm bài thơ Huynh đệ* của Tào Thực cho người nghe. Xong việc, phải quay về ngay, không được để người khác chú ý."

Dù trong lòng rất lấy làm lạ nhưng A thuận không dám hỏi nhiều, vội gật đầu nhận lệnh. Đúng lúc đó, một cô cung nữ cầm theo khay đựng bát thuốc tiến vào. Giọng cô ta lạnh tanh

"Bẩm thánh thượng đã đến giờ uống thuốc."

A Thuận nhìn vào bát nước trong vắt được gọi là "thuốc", trong lòng tức giận cực điểm. Tông đế lại bình tĩnh như không, cầm bát nước uống sạch. cô cung nữ thấy thế bèn cáo lui.

Tông đế mệt mỏi ngả người xuống giường, lồng ngực ứ nghẹn thở không thông, đành phải há miệng ra đớp lấy chút không khí. A Thuận lo lắng hỏi nhỏ

"Thánh thượng, hay là thần lén nhờ Lương Thuật mang ít thuốc vào.."

Tông đế lắc đầu, y không thể cất lời, đành vẫy vẫy tay ra lệnh bắt A Thuận cáo lui.

Sau khi A Thuận bỏ đi, Tông đế nằm bất động trên long sàng, bình tĩnh hít thở từng ngụm không khí, cảm giác này khiến y nhớ lại tình cảnh năm đó, trong lòng chợt tràn ngập bi ai.

Năm đó, y tròn tám tuổi, do mải mê chơi đùa cả y lẫn Bình vương cùng bị té xuống hồ. Phụ vương từ xa thấy vậy, bèn vội lao xuống cứu người. Y vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác ấy, nước trào vào mũi miệng khiến y không thể thở được, lồng ngực y căng cứng nước, đau như sắp vỡ tung. Chính lúc ấy, y thấy phụ hoàng đang bơi đến, y giơ tay nắm lấy long bào của người, gào lên một cách thê lương "Phụ hoàng cứu nhi thần." Nhưng phụ hoàng đã hất tay y ra. Y đã nắm rất chặt, chặt đến nỗi rách cả một góc áo nhưng phụ hoàng vẫn hất tay y ra được. Cách đó một thước, Bình vương cũng đang hoảng loạn như y, chỉ khác ở chỗ Bình vương gào lên "cha ơi, cứu con" mà không phải "phụ hoàng cứu nhi thần". Sau đó, y được A Thuận cứu lên. A Thuận muốn bế y về tẩm cung, nhưng y nhất quyết không chịu, y cứ đứng mãi trên bờ nhìn theo bóng phụ hoàng đang bơi về phía Bình vương. Người ôm hắn vào lòng rồi lại bơi vào bờ. Bình vương khóc liên tục, phụ hoàng dịu dàng dỗ dành, rồi bế thẳng đến Thái y viện. Trong mắt người lúc đó, chỉ có mỗi Bình vương bị rớt xuống hồ, chỉ có hắn bị kinh hoảng.

Sau đó, tất cả thái y đều bị gọi đến điện Thánh Hiền để chẩn trị cho Bình vương, chỉ lưu lại một viên thái y kinh nghiệm non kém cho thái tử. Người này y thuật non tay, chữa trị không dứt điểm khiến y mắc phải bệnh hen suyễn. Cứ mỗi năm chuyển mùa, lại phải làm bạn với thuốc thang, nếu không dùng thuốc kịp thời sẽ rơi vào tình trạng như bây giờ, muốn chết không được, muốn sống không xong.

Bắt đầu từ mười ngày trước, sau khi khống chế được toàn bộ điện Thánh Hiền, Bình vương đã cho thay thuốc y dùng bằng nước trong. lúc đầu y cố gắng chịu đựng, sau không chịu được nữa, đành bỏ mặc tôn nghiêm, há miệng thở lấy thở để như cá chết.

Một lúc sau, khi cơn hen đã dần lắng xuống, Tông đế lại khôi phục vẻ lạnh lùng thâm sâu thường ngày. Nhớ lại đoạn chuyện cũ, trong lòng y nghĩ, nếu năm xưa câu mà hắn thốt ra là "cha ơi, cứu con" thì có lẽ đã không phải chịu đựng sự nhục nhã này. Bởi tông giọng của y và Bình vương gần giống nhau, thân thể lại đang chìm trong nước, rất khó phân biệt ai là ai. Chính vì thế, Sâm đế mới ngỡ y là Bình vương, vội bơi đến cứu người. Nhưng chỉ một câu "phụ hoàng, cứu nhi thần" đã tách biệt rõ được ai là Bình vương, ai là thái tử. Bởi chỉ có đứa con trai tâm can bảo bối của Sâm đế mới dám dùng từ "cha" để gọi phụ hoàng.

--- ------ ------ ------ ------ ------ ------ ------ ------ --------

Đối với một người hiểu rõ từng ngõ ngách trong cung như A thuận thì việc tìm cách lén ra khỏi cung không hề khó khăn gì.Hắn cải trang thành thường dân, lén tìm đến phủ thái sư.

Nghe người của hoàng thượng đến gặp, lão thái sư định yết kiến, thái sư phu nhân vội can ngăn.

"Lão gia tuổi tác đã cao, sao không lo ở nhà hưởng phúc, tội tình gì cứ dây vào chuyện triều chính để mang họa. Nếu việc lão gia tiếp kiến người của hoàng thượng bị truyền ra ngoài khiến Bình vương sinh nghi, sẽ ảnh hưởng đến con đường tiến thân của con cháu sau này mất."

Lão thái sư nghe xong, trên khuôn mặt già nua ánh lên vẻ bất lực, đành phất tay bảo không gặp.

A thuận đứng ngoài cổng nghe thấy lão thái sư lấy cớ không chịu gặp, bèn thong dong dâng miếng long bào rách bảo phải đưa tận tay thái sư.

Thái sư vừa thấy mảnh áo rách, trong lòng liền cắn rứt không thôi, rồi nhất quyết triệu gặp A Thuận.

Thái sư vừa thấy mảnh áo rách, trong lòng liền cắn rứt không thôi, rồi nhất quyết triệu gặp A Thuận.

A Thuận làm theo lời Tông đế, ngâm bài thơ "Huynh đệ" cho lão nghe. Nghe xong, lão thái sư bèn khóc như mưa.

Nhớ lại năm đó, khi hoàng thượng và Bình vương rơi xuống nước, lão đang đi cùng Sâm đế. Lão tận mắt chứng kiến Sâm đế nhất bên trọng nhất bên khinh, bỏ mặc đứa con chính thất của mình bơ vơ giữa dòng nước xiết. Lúc Tông đế được đưa về tẩm cung, dù đã ngất xỉu nhưng trong tay vẫn nắm chặt mảnh long bào rách.

Hôm sau, khi lão đến thăm, phát hiện trong cung chỉ có một tên thái y trẻ đang lóng ngóng châm cứu cho thái tử. Tuy không học y, nhưng lão cũng thấy được y thuật của gả này chẳng ra sao, cứ châm sai huyệt mãi, nhưng thái tử vẫn cắn răng không hề than đau. Lão tức giận quát ầm lên

"Thái y viện người chết hết hay sao mà dám để một tên lang băm như ngươi đến chẩn trị cho thái tử hả?"

Gã thái y đó sợ hãi đáp

"Bẩm, tất cả thái y đều bị điều sang điện Thánh Hiền rồi ạ."

Thái sư nghe xong bèn ngớ người ra, Tông đế lại thản nhiên như đã biết trước, phất tay lệnh cho thái y lui xuống. Thái sư tìm lời khoa trường bệnh tình của Bình vương để bao biện cho Sâm đế. Thái tử lại bình tĩnh nói

"Lão sư không phải gạt ta làm gì, chính ta cùng rơi xuống nước như nó, bệnh tình nó ra sao tự ta biết rõ. Chẳng qua nó chỉ cố tình giả bệnh để phụ hoàng phải lo lắng, còn Dung phi (thái hậu bây giờ) thì lợi dụng bệnh tình của nó để dẫn dụ toàn bộ thái y về cung của mình, hòng hại chết ta. Nhưng hai mẫu tử họ thật quá ngu ngốc, cần chi phải giả bệnh để người khác sinh nghi chứ. Bởi đối với phụ hoàng, Bình vương gãy một móng tay còn đáng lo hơn thái tử gãy một cánh tay gấp nghìn lần mà."

Nói xong, không để lão tiếp lời, thái tử đã rơi nước mắt mà ngâm

"Chử đậu nhiên đậu cơ,

Đậu tại phù trung khấp.

Bổn thị đồng căn sinh,

Tương tiễn hà thái cấp."

(Dịch nghĩa :

Nấu đậu bằng dây đậu,

Đậu ở trong nồi khóc.

Rằng cùng một gốc sinh,

Đốt nhau sao mà gấp?)

Bài thơ được Tào Thực phóng tác lúc tuổi đã xế chiều, trải qua nhiều "thương hải tang điền" (sóng gió, gian truân), nên chất thâm đậm vị sâu cay. Một bài thơ như vậy lại được một đứa trẻ tám tuổi ngâm lại thành thục, khiến lão thương cảm không thôi.

Từ đó về sau, lão xem thái tử như con, hết lòng dạy bảo. Thái độ của thái tử đối với Sâm đế rất hững hờ, nếu Sâm đế không triệu kiến thì nhất quyết không đến gần điện Thánh Hiền nửa bước, ngược lại cậu lại rất thích đến phủ thái sư, rất thích quấn lấy lão, bắt lão dạy đánh cờ, uống rượu. Mỗi lần không tìm được thái tử trong cung, là A Thuận lại chạy thẳng đến phủ thái sư lôi cậu về. Hai người một già một trẻ đã làm bạn với nhau nhiều năm liền. Sau này, khi thái tử bị Sâm đế khép tội mưu quyền đoạt vị, cậu ta đã đích thân tặng tấm long bào rách năm xưa cho lão, tự trong đáy lòng lão hiểu rằng khi thái tử cho đi tấm long bào rách đó, nghĩa là cậu đã đoạn tuyệt ân nghĩa với Sâm đế.

Thái tử dần lớn lên trở thành Tông đế, lão dần trở thành đại thần rường cột trong triều, có thê tử phải chăm lo, không thể tùy tiện đắc tội thái hậu như lúc trước, phần cảm tình lúc ban sơ hàn vi cũng dần biến chất, Nếu không phải hôm nay nghe lại bài Huynh đệ, lão cũng quên mất rằng lão từng yêu thương vị hoàng đế đó như con ruột. Lão gạt nước mắt, mặc vội bộ quan phục chầu triều. Lão phu nhân vừa định dốc lời can ngăn, lão thái sư bèn tức giận quay qua tát một bạt tai, mắng bà ta là loại phụ nhân ngu xuẩn, vô tình vô nghĩa.

Thái sư leo lên xe ngựa, chạy thẳng vào cung.

--- ------ ------ ------ ------ ------ ------ ----

Trong khi đó, trái ngược với cảnh tượng thảm thương bên ngoài điện, ở trong điện Liêm Chính, các quan thuộc Dung gia đảng vẫn thượng triều như thường lệ. Bình vương ngồi vào Long ỷ, trên tay là là Quỳ tỷ - ấn triện của Nhiếp Chính vương - vừa đoạt về từ tay của Kỳ vương. Có binh sỹ chạy vào báo lại có thêm một vị quan ngất xỉu, Bình vương phất tay tuyên

"Nhốt vào ngục lao, không được cho ăn uống, không được tìm thái y."

Các đại thần dưới điện nghe xong, ai nấy đều không rét mà run. Lát sau, thái sư xin vào điện chầu triều.

Bình vương nhíu mày ngạc nhiên, nhưng rồi cũng cho vào.

Thái sư nghiêm trang bước vào triều, Bình vương ân cần hỏi thăm

"Sáng nay nghe nói thái sư cáo bệnh không thượng triều, bổn vương hết sức lo lắng, sao người không nghi ngơi thêm vài ngày mà đã vội chầu triều."

Bình vương vừa dứt lời, thái sư đã hạ người quỳ xuống, nói

Bình vương vừa dứt lời, thái sư đã hạ người quỳ xuống, nói

"Bẩm Bình vương, trước đây khi tiên đế từng tại vị, đã đem đội quân Kỳ Lân tặng cho Kỳ vương. Kỳ vương luyện binh dưới khẩu dụ của Sâm đế, vì vậy không thể khép vào tội nuôi tư binh được."

Bình vương trừng mắt nhìn lão thái sư, lạnh lùng nói

"Vậy là thái sư có điều không biết, đội quân mà phụ hoàng ban cho Kỳ vương chỉ có năm trăm người, nhưng khi bổn vương đột kích vào doanh trại của quân Kỳ Lân, lại phát hiện quân số ngót nghét đông đến tám trăm. Thế không phải lén nuôi tư binh thì là gì?"

"Năm xưa, khi tiên đế ban quân Kỳ Lân cho Kỳ vương, đội quân này vốn dĩ là một đám tạp quân, để thiết lập lại trật tự quân ngũ, Kỳ vương đã sát nhập thêm nhánh quân nhỏ của quân Hoa Đông vào nhằm huấn luyện bình sỹ Kỳ Lân. Việc này Sâm đế cũng biết, còn khen ngợi rằng Kỳ vương là một tướng tài hiếm có."

Bầu không khí trong điện trầm trọng căng thẳng, từ lúc thượng triều đến giờ, đã có nhiều đại thần dùng lý do này để bao biện cho Kỳ vương, tất cả đều đang quỳ ngoài điện, nay lại đến lượt thái sư.

Bình vương nhếch nhếch mép, nói

"Nếu phụ hoàng thực sự tán đồng cách làm của Kỳ vương, sao người không ban thánh chỉ thừa nhận nhánh quân này. Phụ hoàng đã băng hà, thái sư muốn nói sao chả được. Thiên tử phạm pháp đồng tội thứ dân, bổn vương trước giờ luôn nhìn việc chứ không nhìn người, chứng cứ đã bày ra rõ ràng trước mắt, sao có thể xem như không thấy? Bổn vương tuyệt đối không thả người."

Thái sư nghe xong, không nói thêm một lời, vươn tay cởi bộ quan phục trên người, dập đầu nói to

"Kỳ vương vô tội, mong Bình vương suy xét."

Bình vương giận đến mức bật cười, nói

"Được lắm, ngay cả thái sư cũng đồng lòng bức ép bổn vương. Nếu thái sư thích quỳ thì hãy ra ngoài điện quỳ với lũ cứng đầu kia, đừng quỳ ở đây ảnh hưởng việc nghị sự trong triều."

V

ừa dứt lời, hắn bèn ra lệnh cho quân vào giải thái sư ra khỏi điện.

Ở bên ngoài điện, mọi người quỳ lay lất như những bóng ma, không ai đủ sức mở miệng nữa, ngoại trừ Lâm Hiệp và Phạm Vinh vẫn giữ được dáng quỳ thẳng hiên ngang ra, ai nấy đều oằn lưng xuống. Đầu gối Phạm Vinh đau như bị hàng vạn cây kim chích vào, đầu thì choáng váng ngây ngất, ngay cả một võ tướng khỏe mạnh như lão cũng cơ hồ sắp kiệt sức, huống chi là những viên quan văn yếu ớt. Lão thầm thì với Lâm Hiệp "Rốt cuộc phải đợi đến lúc nào?"

Tầm mắt Lâm Hiệp rơi vào người trịnh thái sư đang bị áp giải ra khỏi điện, hắn nở một nụ cười hiếm hoi đáp

"Cứu tinh đến rồi."

Tất cả mọi người đều sững sờ nhìn vị lão thái sư đức cao vọng trọng bị tước hết quan phục đang quỳ dưới nắng.

Lão thái sư quỳ chung hàng với Lâm Hiệp, dáng quỳ cũng thẳng không kém.

Chú thích : Sau khi Tào Phi lên ngôi, muốn loại trừ Tào Thực, một lần giữa triều, nhà vua lấy đầu đề "Anh em" (nhưng trong bài không được nói đến hai tiếng "anh, em") bắt Tào Thực bước bảy bước, phải làm xong bài thơ, nếu không sẽ bị tội.

Và Tào Thực, vừa rơi nước mắt vừa đọc:

Chử đậu nhiên đậu cơ,

Đậu tại phù trung khấp.

Bổn thị đồng căn sinh,

Tương tiễn hà thái cấp.

Dịch:

Nấu đậu bằng dây đậu,

Đậu ở trong nồi khóc.

Rằng cùng một gốc sinh,

Đốt nhau sao mà gấp![9]

Trước/82Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Siêu Cấp Thôn Phệ Hệ Thống