Saved Font

Trước/153Sau

Giờ Đang Nơi Đâu

Quyển 1 - Chương 36: Thuyết Tương Đối

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Cách ngày 13 tháng 5… chỉ còn hơn một tháng.

Sắp đến rồi.

Sở Vọng cẩn thận đặt tờ giấy chung chỗ cất xấp thư cũ, cho vào trong hộp gỗ rồi nhét xuống gầm giường.

Sau tiết xuân phân, khí trời ngày càng ẩm ướt, thường xuyên có sương mù. Ẩm thấp tăng cao, ba ngày hai bữa mệt rã rời. Chỉ mới rửa mặt sạch sẽ đó mà toàn thân lại có hơi nước. Trái cây mới mua về đến hôm sau đã bắt đầu mốc meo. Điều này càng khiến bà Kiều oán trách phàn nàn.

Sở Vọng sắp nhập học đại học Hương Cảng không cần mặc đồng phục thủy thủ qua ngày, thế nên cũng bắt đầu lo nghĩ về vấn đề ăn mặc. Còn Doãn Yên và Chân Chân bước vào tuổi 15 thì được nhận món quà tuyệt vời nhất trong độ tuổi này: sườn xám.

Doãn Yên là thiếu nữ phương Đông điển hình nên trông khá gầy, có điều thắng ở khí chất xuất chúng; Mà Chân Chân ở tuổi này lại dậy thì rất thành công, dù là bộ sườn xám có vẻ hơi rộng thì nếu cô mặc vào, chỉ cần thoáng cử động nhẹ là cũng tôn lên được đường nét cơ thể.

Hai chị gái đã đến tuổi mặc sườn xám, còn Sở Vọng tạm thời chưa được hưởng đãi ngộ này. Tuy cô đã cao bằng Doãn Yên song cơ thể vẫn đang ở đầu giai đoạn trưởng thành, chỉ mới trổ mã, vẻ trẻ con non nớt vẫn còn, nếu mặc sườn xám thì cũng sợ phải búi thêm hai búi tóc nhỏ trên đầu như đám trẻ con.

Vào sáng ngày đưa sườn xám đặt may đến, Doãn Yên và Chân Chân lần lượt thử từng bộ một, xúng xính ăn diện cả buổi. Sở Vọng ngủ dậy muộn, thậm chí đến bữa sáng cũng chẳng màng ăn, chỉ ngậm lát bánh mì trong miệng rồi vội đi xuyên qua giữa hai thục nữ mới nổi ở đất Cảng, nhưng đi chưa được mấy bước đã bị Chân Chân tóm lại, bắt cô chọn xem sườn xám vải nỉ hồng cánh sen đẹp hay sườn xám lụa mỏng thêu hoa hồng đẹp hơn.

Vì ngậm bánh mì nên Sở Vọng chỉ lúng búng trả lời, chẳng ai nghe rõ cô nói gì. Chân Chân đánh giá bộ áo len màu than chì và cặp kính tròn của cô một lượt, nói: “Em ăn mặc thế này thì còn gì dáng vẻ của tiểu thư nhà giàu, định đến tòa soạn làm nhân viên đánh máy đấy à?”

“Hai màu sườn xám này, nếu có khung xương nhỏ thì mặc sẽ đẹp hơn. Độn nhiều vải thì đâu có đẹp?” Vì sự kiện ở sân tennis nên Doãn Yên đã ghi hận Sở Vọng. Thấy Chân Chân quở trách Sở Vọng, cô nàng cũng không bỏ qua cơ hội giễu cợt hai người. Doãn Yên lườm Sở Vọng, nói tiếp, “Nó phải đi khai giảng chứ còn gì nữa, đeo kính trắng là để mọi người nhìn lướt qua là biết nó được ai mời nhập học.”

Chân Chân hăng hái, đẩy Sở Vọng đi ra ngoài cửa, nói: “Ngày đầu đến trường, đừng đi muộn đấy.” Sau đó lại quay đầu toan cãi nhau với Doãn Yên, xì một tiếng xem thường, nói: “Lâm nhị tiểu thư tay chân nhỏ như vậy, e là thợ may còn phải nối thêm một sợi dây vào áo cho cô, một đầu cột lên cây, miễn gió thổi qua thì cô lại bay theo gió.”

Sở Vọng nghe vậy thì phì cười, nhưng không muốn ngày đầu đi học lại thành người đến cuối cùng nên đành vội vã ra cửa, rất không trượng nghĩa giao chiến trường trong nhà lại cho một mình Chân Chân.

Trên đường đi từ quận Thâm Thủy Bộ đến quận Trung Tây có không ít học sinh sinh viên lên xe buýt. Trong tiếng lắc chuông và tiếng cười nói, xe buýt dừng lại trạm, Sở Vọng mơ màng xuống xe, từ đằng xa đã thấy Diệp Văn Dữ vô cùng nổi bật đứng ở trạm xe điện. Anh ta mặc áo lụa kiểu Trung Hoa cổ điển, nhưng trong miệng lại nói tiếng Trung khẩu âm vùng Nam Dương chẳng ra gì: “Linzy! Ở đây!”

Diệp Văn Dữ gạt đám đông ra lách đến gần Sở Vọng, thở hắt một hơi bảo: “Giáo sư Từ bảo anh đợi em sẵn ở cổng, nói em lần đầu đến, nhờ anh dẫn em đến lớp đăng ký môn… Ha, sao hôm nay em ăn mặc như giáo sư Từ phiên bản nữ vậy, sao lại đeo kính thế?”

Cũng không phải cô bị cận thật. Chỉ là đời trước Lâm Trí cận 2 độ, nguyên nhân là vì sau khi lên đại học phải giảng bài quá nhiều, nếu không đeo kính thì sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn. Cho nên giờ nhập học, theo thói quen cô cũng đeo thêm kính, để lúc nghe giảng có cảm giác an toàn hơn cô – kỳ thực cũng chỉ là vấn đề tâm lý thôi. Lần đầu tiên cô đeo kính là vào hai tuần trước ở tiệm may khi đang biến váy áo thành áo dây liền quần. Ngài Saumur từ biên ngoài trở về, nhìn cô mấy bận, khen khích lệ: “Cặp kính không tệ.”

Ngài Saumur rất có mắt nhìn thời trang, cho nên ông khá kỹ tính kén chọn. Được ông khen tức là chiếc kính này rất được, chí ít là hiện tại cô đã đi trước trào lưu, Sở Vọng nghe mà sảng khoái vô cùng. Cho nên hôm nay đến trường cô cũng đeo nó, không ngờ lại bị người ta hai lần nói là “bắt chước giáo sư Từ”.

Cô cũng đánh giá Diệp Văn Dữ trên dưới một phen, nói: “Một người Nam Dương như anh thì mặc mã quái làm gì?”

Diệp Văn Dữ vuốt áo: “Anh thấy chú trẻ hay mặc thế, lần đầu biết mã quái Trung Hoa lại ra dáng thế này.”

“Đáng tiếc mã quái cũng chọn người, thầy ấy mặc thì ra dáng cổ điển,” Sở Vọng lắc đầu, cảm thấy nuối tiếc: “Còn anh mặc thì…”

Diệp Văn Dữ xoa đầu, ngẩn ra một lúc mới nói, “Anh mặc thì sao?”

Hai người đi đến văn phòng đào tạo, một đội ngũ dài kéo ra tận ngoài hành lang, Sở Vọng gạt đám đông ra để Diệp Văn Dữ chen lên. Anh ta lấy được chương trình học và bảng đăng ký môn học, hai người đứng tại chỗ nghiên cứu sắp xếp khóa học. Tờ lịch học của Sở Vọng đã ghi sẵn ba môn tự chọn – ba con chữ theo thể Sấu Kim* mạnh mẽ do Từ Thiếu Khiêm viết: Toán học, Anh văn và Ngữ văn.

(*Thể Sấu KimThể là một trong những phong cách độc đáo của nghệ thuật Thư pháp. Đặc điểm của thể chữ này là: kết thể chữ hơi dài, đường nét gầy guộc mà cứng cỏi.)

Diệp Văn Dữ đưa đầu tới nhìn, “Wow, em cũng có môn tự chọn hả?”

Sở Vọng cũng nhìn lịch học của anh ta, chỉ thấy bên trên viết tám chữ to đùng: “lịch sử văn học cổ điển Trung Hoa”, phía sau có hai chữ to màu đỏ tươi: học lại. Cô ngẩng đầu nhìn Diệp Văn Dữ, trên mặt hòa lẫn vẻ nghi ngờ và kính nể.

Diệp Văn Dữ lại không thấy gì, còn khuyên nhủ: “Rất nhiều sinh viên ở Hương Cảng rất giỏi tiếng Trung. Học sinh Trung Quốc thì còn dễ hơn nữa, tín chỉ lại nhiều, nên rất nhiều người chọn môn này.”

“Đâu phải anh học Tứ thư Ngũ kinh từ nhỏ, viết thơ bốn sáu mà lớn lên đâu, anh chọn môn này làm gì?”

“Cảm thấy môn này rất thú vị.”

“Thú vị như chị em à.”

Diệp Văn Dữ cười ha ha, “Em cũng chọn lịch sử văn học cổ điển đi, tốt xấu gì cũng kéo anh theo.”

“…”

Trong chương trình học toàn là mấy môn từa tựa nhau như Đại cương Cơ học, Kết cấu Cơ học và Mạch điện Phức tạp. Vào cuối lịch Ở cuối tờ chương trình học, cô thấy một môn học trong ba học kỳ, tín chỉ môn học cao gấp đôi lịch sử văn học cổ điển, tên là “Thuyết tương đối”.

Cô không chút nghĩ ngợi, lập tức cầm bút điền tên môn này vào phiếu. Diệp Văn Dữ cản không kịp, thấy cô điền xong mới hỏi với sắc mặt lạ lùng: “Em muốn chọn thật hả?”

Sở Vọng gật đầu.

“Em có biết môn này một năm rưỡi thi một lần không? Có biết thi không qua thì phải học lại một năm rưỡi, tỉ lệ qua môn không quá 1/5 không?”

Cô lắc đầu. Có điều cũng bày tỏ mình hiểu mà: Tính đến thời điểm hiện tại thì hai lý thuyết được công bố cũng chỉ mới hai mươi năm và mười năm mà thôi*. Trong thời đại khan hiếm các nhà vật lý, thì đấy được coi là lý thuyết mới nhất trong ngành học mới nhất.

(*Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với Thuyết tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và Thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916. Mốc thời gian hiện tại trong truyện là 1927.)

“Em có biết ai dạy môn này không?”

“Ai?”

“Chú trẻ của anh.”

Cô kiểm tra lại tất cả các môn để không bị trùng giờ học. Mở sách giáo khoa của năm nay ra xem một lượt: Toán học thì giải các phương trình nhị phân và tính toán số góc giao nhau trong hình học; còn môn Mạch điện thì đơn giản hóa mạch phức tạp và mạch khóa chéo thành cách mắc nối tiếp dễ hiểu… Trải qua trăm năm quy nạp đúc kết tại đời sau, thì những môn này đã được dạy rõ trong vòng hai tuần học ở trình độ văn hóa cấp ba, nhưng ở thời đại này thì phải học trên một năm. Sở Vọng không kìm được cảm khái: dù là môn học nào, thì người đời cũng dựa vào tài trí thông minh cộng thêm tổng kết kinh nghiệm mà tiến hóa.

Môn duy nhất mà cô có thể miễn cưỡng xốc tinh thần để nghe giảng là môn của Từ Thiếu Khiêm. Đối với Thuyết Tương Đối, anh có cách giảng giải độc đáo rất riêng. Môn này ngày trước cô đã học rồi, nhưng khi nghe Từ Thiếu Khiêm giảng thì lại như đang nghe một câu chuyện xa xăm sâu đậm.

Ngày đầu tiên lên lớp, câu đầu tiên của anh đã khiến Sở Vọng giật mình. Anh nói: “Liệu con người có khả năng băng xuyên như mũi tên thời gian không? Từ viễn cổ đi đến hiện tại, hoặc từ tương lai xa xôi đi đến thời điểm này, và liệu chúng ta có sống trong cùng một thời đại không?”

Ngày trước cô cũng đã nghĩ đến vấn đề này. Khi nghiên cứu về phương trình khối lượng và năng lượng, cô đã nghĩ: Nếu có du hành thời gian, thì bản thân đi từ chiều này đến chiều khác có còn là mình không?

Là một tôi không trọn vẹn, hay đã là một người khác?

Trong thoáng chốc, suýt nữa cô đã nghi ngờ: lời mở đầu này của Từ Thiếu Khiêm có vẻ như đang hỏi cô.

Cô ngẩn ngơ trong chốc lát, mãi cho đến khi nghe thấy Từ Thiếu Khiêm hỏi: “Theo logi thì có khả năng thành lập giả thuyết vượt thời gian không gian không, có ai trả lời thử không?”

Sở Vọng hoàn hồn, thấy Từ Thiếu Khiêm đứng ở xa mỉm cười nhìn mình: “Linzy, có hứng thú trả lời không?”

Cô trầm ngâm rồi đứng lên trả lời: “Giả dụ có thể xuyên thời gian thì em sẽ quay về quá khứ, giết bà ngoại trước khi bà sinh ra mẹ em, như vậy sẽ sinh ra một nghịch lý: có bà ngoại em trước, sau đó mới có em. Sự tồn tại của em chứng minh bà ngoại em không thể chết. Cho nên, em không thể giết bà ngoại mình được, như thế cũng sẽ phủ định sự tồn tại của giả thuyết vượt thời gian.”

Từ Thiếu Khiêm cười, hỏi ngược lại: “Ở chiều thời gian em quay về quá khứ, tại khoảnh khắc em đến đó thì đã xảy ra thay đổi rồi. Sự thay đổi này dẫn đến biến đổi dây chuyền, nên mới khiến em không thể giết bà ngoại em được.”

Sở Vọng nheo mắt: “Thời gian quá khứ và tương lai chỉ là tương đối. Thay đổi ở tương lai mà quá khứ có thể tạo nên cũng chỉ là ‘một sự kiện nào đó’ mà thôi.”

Từ Thiếu Khiêm lắc đầu: “Không đúng. Trong khoảnh khắc em đến quá khứ thì đã thay đổi mọi tương lai của thế giới rồi.”

Cô ngẩng đầu lên: “Thay đổi điều gì? Một giây ấy sẽ giảm bớt Ôxi, thải ra nhiều Cacbon điôxít ư? Sự thay đổi đó chỉ là nhỏ bé không đáng kể. Mọi sự kiện trọng đại trên thế giới này sẽ không vì cá nhân em mà thay đổi: ví dụ như thảm họa môi trường do sự phát triển công nghiệp, ví dụ như các giống loài bị tuyệt chủng, và ví dụ như chiến tranh. Nếu bản thân em chỉ gây ra thay đổi không quan trọng, thì vì sao lại có sự biến đổi dây chuyền, ngăn cản em giết bà nội mình? Còn nếu quan trọng, thì thế giới này định sửa chữa sự tồn tại của em như thế nào để dẫn đến thay đổi nhỏ bé nhất?”

Đúng lúc này chuông tan học vang lên, Từ Thiếu Khiêm cũng không tiện nói gì thêm. Hai người đều biết cuộc đối thoại này có rất nhiều lỗ hổng. Nếu như nói tiếp, sẽ còn có rất nhiều vấn đề như “thế giới này vẫn là thế giới ban đầu, hay là một thế giới khác”. Rất nhiều bạn học đứng dậy phàn nàn, nói mới tiết đầu tiên đã nghe không hiểu, ra oai phủ đầu nặng như vậy thì về sau còn học hành thế nào đây?

Từ Thiếu Khiêm bị các sinh viên mang theo nghi ngờ chặn đường ngay cửa, còn Sở Vọng cầm sách vở đã chuẩn bị bước ra khỏi lớp. Có một sinh viên có lẽ không quá bắt kịp suy nghĩ của hai người, lúc Sở Vọng đi ngang qua thì đột nhiên không đầu không đuôi nói: “Một cuộc chiến có thể được xem là sự kiện trọng đại đã xảy ra rồi.”

Sở Vọng chỉ mỉm cười với người bạn kia rồi vội vã đi về.

Việc cô có được tri thức vật lý cũng không mách cô phải dùng khả năng yếu ớt của mình như thế nào, thì mới có thể chỉ thay đổi riêng một quãng lịch sử nhất định nào đó.

Trước/153Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Đoàn Sủng Hoàng Hậu Trọng Sinh