Saved Font

Trước/29Sau

Hắc Bạch Hương Hồ Ký

Chương 14: Tây Khứ Hồi Cố Thổ - Thượng Kinh Cứu Quí Nhân

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Thường thì, khi xuất thủ các võ sĩ luôn ngậm miệng như thóc để chân khí không bị đứt đoạn.

Nguyên nhân là vì Nhâm Mạch tận cùng bằng huyệt Thừa Tương (là chỗ lõm ở giữa và dưới môi dưới) còn Đốc Mạch thi chấm dứt ở huyệt Ngôn Giao (ở giữa kẽ môi trên và chân lợi răng cửa). Do đó, khi lưu chuyển chân khí các võ sĩ luôn luôn phải ngậm miệng đặt đầu lưỡi vào chân răng cửa hàm trên để nối liền hai mạch Nhâm Đốc.

Nghĩa là, sau khi quát tháo, Tư Đồ Sảng phải mau chóng khép môi, đặt lưỡi vào vị trí cũ! Chàng múa tít thanh Giáng Ma phủ tạo thành màn lưới thép chết chóc quanh thân và lao đi.

Vài tên hắc y nhân đã sớm quay lại vung đạo ngăn cản kẻ mới đến.

Chúng hung hãn công phá màn phủ ảnh đen mờ, cho rằng tiểu tử mặt trắng kia chẳng có gì đáng sợ.

Nhưng chúng đã lầm, cây búa thép nặng hai chục cân đã được cánh tay dũng mãnh của Tư Đồ Sảng biến thành ngàn cân, dễ dàng chặt gẫy những thanh đao ốm yếu và liếm vào cơ thể kẻ cầm đao.

Tiếng rên la thảm khốc vang dội chiều đông và máu hồng vương vãi theo bước tiến của chàng trai áo cừu đen, thanh Giáng Ma phủ liên tục quét những đòn sấm sét hoặc âm thầm thọc những nhát chết người, trong phút chốc đã đả thương mười mấy gã hắc y nhân. Chính Tư Đồ Sảng cũng ngạc nhiên khi nhận ra đường búa của mình nhanh và mạnh mẽ hơn lúc trước. Phải chăng Khô Mộc thần công đã mang lại kỳ tích này, dù chàng chỉ mới qua được lớp đầu tiên.

Chẳng có thời gian để suy nghĩ thêm, Tư Đồ Sảng xuất chiêu Thần Phủ Khai Lâm, đánh văng hai gã hắc y trước mặt rồi đề khí tung mình lên cao, nhảy xuống trung tâm vòng vây.

Chàng đến nơi rất đúng lúc vì bốn gã hộ vệ trung niên đều đã kiệt sức vì mất máu, đưa tấm thân huyết nhục ra đỡ đòn cho chủ nhân.

Tư Đồ Sảng giận dữ lao đến bên chàng trai trẻ, quét văng bọn hắc y chung quanh rồi vươn tả thủ kẹp chàng trai vào hông trái.

Nạn nhân đang sợ chết khiếp nên theo bản năng sinh tồn mà bám chặt lấy chàng, chẳng khác một đứa bé đòi mẹ.

Tuy phải vướng víu thêm trọng lượng của một người mà Tư Đồ Sảng vẫn kiêu dũng như thiên tướng. Chàng vươn dài Giáng Ma phủ, di chuyển theo lối xoay tròn để bảo vệ hậu tâm, hóa thành chiếc chong chóng thép nghiến nát xương cốt những kẻ chặn đường.

Sức công phá mãnh liệt của Giáng Ma phủ và thủ pháp giết người mau lẹ, hữu hiệu của Tư Đồ Sảng đã phá vỡ vòng vây của bọn hắc y.

Chàng lao vút về hướng Bắc với tốc độ của một con tuấn mã.

Gần hai chục tên hắc y còn sống sót vội đuổi theo nhưng không sao bắt kịp, được hơn dặm thì bỏ cuộc vì kiệt lực.

Tư Đồ Sảng cũng mệt lả nhưng may thay tuấn mã đã chờ sẵn đứng gặm cỏ bên đường. Chàng đặt nạn nhân lên lưng ngựa còn mình thì thi triển khinh công mà chạy bên cạnh. Hơn nửa khắc sau, họ đến Từ Thành.

Từ Thành nằm trên đường quan đạo Bắc Nam, lại là nơi nghỉ chân của khách vượt sông Chương Hà, nên rất sầm uất, phồn thịnh. Do vậy, lượng quan quân ở đây cũng khá đông để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là, khi đã vào được trong thành thì Tư Đồ Sảng không còn phải sợ bọn hắc y truy đuổi nữa.

Chàng ghé ngang khách sạn đầu tiên gần cứa nam, có tên Chương Hà đại lữ điếm. Lão chưởng quỹ nhìn thân hình nhuộm máu trên tay Tư Đồ Sảng với ánh mắt ái ngại. Nhưng khi nghe chàng hói :

- Lư hương trên bàn thờ Quan Đế thường thắp ba nén nhang sao túc hạ lại thiếu mất ba?

Lão tươi cười :

- Thế trong Thất Tinh Bắc Đẩu thì tôn giá thích sao nào?

Tư Đồ Sảng đáp :

- Thiên Toàn!

Lão chưởng quỹ lập tức vòng tay thi lễ :

- Thuộc hạ là Mã Nhật Linh, phân hội chủ phân hội Từ Thành, xin bái kiến tuần sứ.

Tư Đồ Sảng nói mau :

- Ta cần một phòng tốt, nước nóng và vải sạch sẽ để băng bó cho vị bằng hữu này.

Mã lão vội ra lệnh cho gã tiểu nhị chuẩn bị những thứ chàng cần, còn mình thì đích thân đưa thượng cấp đến một phòng ở góc Đông Nam.

Lão loay hoay mở cửa và nói :

- Tuần sứ cứ yên tâm! Dãy phòng này không có ai ở trọ nên rất yên tĩnh.

Tư Đồ Sảng đặt chàng trai trẻ tội nghiệp kia lên giường và nhanh tay lột bỏ y phục. Gã đã mê man từ lúc sắp qua cửa Từ Thành vì mất máu quá nhiều.

Tư Đồ Sảng nhận ra nạn nhân bị trúng hai đao ở vai trái và ngực phải nhưng phủ tạng vẫn nguyên vẹn.

Trước tiên, chàng cho gã uống những viên linh đan mà Lăng Phi Tuyết đã bào chế. Sau đó, thò tay xuống dưới thắt lưng, truyền công lực qua mệnh môn để bảo vệ nguyên khí và thúc đẩy tim phổi một bệnh hoạt động điều hòa.

Lát sau, nước sôi và vải sạch được mang lên. Tư Đồ Sảng lau hết những vệt máu quanh vết thương, rắc thuốc kim sang vào rồi băng chặt lại. Chàng thầm cảm ơn ái thê đã chuẩn bị cho chàng rất chu đáo.

Hết việc, Tư Đồ Sảng đi tắm, thay y phục rồi thưởng thức mâm cơm thịnh soạn mà Mã chưởng quỹ đã tự tay bưng lên. Để lão ta hoàn toàn tín nhiệm, ăn xong, chàng lấy tấm lệnh bài tuần sứ bằng đồng đen đưa cho lão xem.

Là phân hội chủ thường xuyên tiếp các vị tuần sứ từ tổng hội đến nên Mã Nhật Linh chẳng lạ lẫm gì, chỉ nhìn thoáng cũng biết thực giả.

Lão xua tay vui vẻ nói :

- Tuần sứ bất tất phải làm thế! Thuộc hạ tuyệt đối chẳng dám nghi ngờ!

Tư Đồ Sảng mỉm cười :

- Đấy là quy củ của bổn hội, ta không thể bỏ qua được!

Mã lão tủm tỉm nói :

- Nếu là người khác thì thuộc hạ đã hỏi ngay từ lúc nhận mật khẩu.

Nhưng tuần sứ lại có dung mạo cực kỳ trung hậu, quang minh, nên thuộc hạ tin ngay. à! Dám hỏi tuần sứ đã gặp bọn cường địch nào vậy!

Tư Đồ Sảng nhấp hớp trà rỗi kể sự việc cứu người. Mã Nhật Linh nhíu đôi mày rậm bàn rằng :

- Theo thiển ý của thuộc hạ thì bọn hắc y sẽ không bỏ cuộc và tiếp tục tồ chức trận địa mai phục ở ngoại thành phía bắc. Mong tuần sứ hãy cẩn trọng.

Lão bỗng thở dài, áy náy :

- Tiếc rằng đệ tử bồn hội ở Từ Thành chỉ có mười người võ nghệ kém cỏi chẳng thể giúp gì được cho tuần sứ. Riêng thuộc hạ tuy bất tài cũng liều mình xách đao theo tuần sứ vào chốn hiểm nguy.

Tư Đồ Sảng nghiêm nghị bác bỏ :

- Đây là việc riêng của ta, chẳng liên quan gì đến bổn hội cả. Chờ chàng trai kia bệnh phục ta sẽ đưa gã đi ngay. Mã lão chớ băn khoăn làm gì.

Mã chường quỷ mừng hùm, xin phép cáo từ, bưng mâm chén đĩa ra ngoài. Tư Đồ Sậng suy nghĩ một lúc rồi tĩnh tóa luyện công, đến tận cuối canh hai mới ngả lưng. Mờ sáng, chàng thức giấc vì những động tác cựa quậy của bệnh nhân nằm bên cạnh, liền ngồi dậy. Chàng trai mớ mắt nhìn chàng với vẻ tri ân và mệt mỏi bảo :

- Bổn... tại hạ là Chu Tam xin cảm tạ ơn cứu mạng của các hạ.

Chẳng hay quý tính đại danh của các hạ là gì?

Tư Đồ Sảng điềm đạm đáp :

- Tại hạ là Tư Đồ Sảng! Dám hỏi vì sao Chu các hạ lại bị đám hắc y nhân kia phục đánh?

Chu Tam không vội đáp mà hỏi - Thế bốn vệ sĩ của ta sống chết thế nào rồi?

Tư Đồ Sảng ngập ngừng :

- Có lẽ họ khó mà toàn mạng. Lúc tại hạ đến nơi thì cả bốn người ấy đều đã trọng thương, trúng liền mấy nhát đao.

Chu Tam lộ vẻ buồn rầu :

- Tội nghiệp cho Đường Sơn Tứ Hổ!

Gã lặng người đau xót một lức rồinói tiếp :

- Tại hạ là con thứ ba của một nhà đại phú đất Bắc Kinh. Do tại hạ được gia phụ yêu thương nên bị các anh đem lòng oán hận. Họ sợ được thừa kế gia sản nên đã mướn người chặn. đường ám hại.

Gã dừng lại lấy hơi và kể lể :

- Tại hạ đi Trịnh Châu dự đám tang của sư phụ trở về, không ngờ vừa qua sông Chương Hà đã gặp phục binh. Đường về quá xa, e rằng phía trước còn nhiều bẫy rập.

Nói đến đây, Chu Tam nắm cánh tay Tư Đồ Sảng mà khẩn cầu :

- Giúp người thì giúp cho trót! Mong các hạ hộ tống ta về kinh, ơn này ta xin hậu tạ ngàn vàng!

Thấy chàng không nói gì gã vội đính chính :

- Ngàn vàng chi là lời nói sáo, dẫu vạn lượng hoàng kim ta cũng sẵn sàng trả đủ.

Tư Đồ Sảng thấy vẻ sợ hãi của y mà tội nghiệp. Chàng tủm tỉm bảo :

- Tại hạ tuy xuất thân thanh bạch nhưng lại lấy được vợ giàu sang, trong người lúc nào cũng có một, hai vạn lượng, nên nghe đến vàng bạc là chán ngán. Hơn nữa, cũng đang có việc phải lên miền Bắc, nhân tiện sẽ đưa các hạ về nhà, chẳng cần thù lao.

* * * * *

Bốn hôm sau, lúc vầng dương vừa le lói dưới những đám mây xám xit đằng đông, có hai kỵ sĩ hòa cùng đoàn thương lái mà rời cửa Bắc Thành Từ. Họ là hai hán tử trung niên mặc đạo bào Thiên Sư giáo, mặt nhẵn nhụi không râu, nên ai cũng thấy rõ rằng một người bị rỗ hóa còn người kia có cái mũi lân đỏ ửng.

Hôm qua, hai vị đạo sĩ này đã đi vào Thành Từ bằng lối cửa Bắc nên giờ đây đi ra cũng là hợp lý, chẳng hề khiến những gã lạ mặt đang quanh quẩn nơi cửa thành sinh lòng ngờ vực. Mặc dù, hai đạo sĩ kia một cao, một thấp rất giống những kẻ mà họ đang tìm kiếm.

Kế kim tiền thoát xác của Tư Đồ Sảng rất đơn gián nhưng hữu hiệu, nhờ hai tấm mặt nạ của Tây Môn Giới tặng.

Đệ tử Hắc Hiệp hội đất Từ Thành tuy kém phần võ nghệ công lại thừa tài đạo chích. Họ đã đột nhập đạo quán ở cách Từ Thành hơn chục dặm, về hướng Bắc, ăn trộm mũ áo, kiếm phất trần, rồi mang mặt nạ đi vào thành. Cho nên sáng nay phe đối phương bị 1ừa vì tưởng là hai người hôm qua.

Thuốc kim sang và linh đan của Lăng Phi Tuyết rất thần hiệu, đã giúp Chu Tam bình phục, có thể cưỡi ngựa bôn hành.

Bọn hắc y nhân kín bốn cổng thành, nhất là cửa Bắc, nếu qua mặt được chúng thì những chặng mai phục phía trước sẽ không phát động.

Nhờ thế mà Tư Đồ Sảng và Chu Tam an toàn đến được thành Bảo Định, sau mười ngày đường vất vả.

Thành Bảo Định nam ở khu trung tâm tỉnh Hà Bắc, phía Đông gần đầm Bạch Dương, phía Tây có núi Thái Hoàng Sơn, nam và bắc là vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu Ký Trung.

Vào thời Ân Thương, tổ tiên của người Trung Hoa đã từng sinh sống ở vùng này. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Bảo Định là lãnh thổ của nước Yên. Những năm đầu thời Tây Hán, địa phương này chỉ là một huyện, nhưng đến thời nhà Minh thì trở thành cấp phủ.

Trong và ngoài thành có đến mười hai con sông lớn nhỏ và nổi tiếng nhất chính là sông Dịch Thủy, gắn liền với chàng tráng sĩ Kinh Khá. Dịch Thúy phát nguyên từ rặng Thái Hoàng Sơn, chảy về hướng đông rồi đổ vào đầm Bạch Dương. Dòng sông này nằm ở phía bắc thành Bảo Định, cách chừng ít dặm.

Nhưng giờ đây, Tư Đồ Sảng và Chu Tam vẫn còn trong thành Bảo Định nên chúng ta tạm gác câu chuyện sông Dịch hồi sau sẽ nhắc lại.

Bảo Định là một thành lớn có lịch sứ lâu đời đất đai quanh vùng mầu mỡ nên lê dân khá sung túc. Đồng bằng Ký Trung chính là vựa lương thực lớn nhất Hoa Bắc, sán xuất được nhiều loại nông sản như tiểu mạch, ngô, lạc, bông vải và các giống đậu. Ngoài ra còn có các đặc sản nổi tiếng toàn quốc như táo phụ bình, đào tươi thuận bình, hạnh đào lai nguyên... người Bảo Định còn khai thác được các khoáng sản như than, sắt, đồng, đá vôi mẫu, đá hoa cương... ở rặng Thái Hoàng Sơn phía Tây.

Do điều kiện địa lý, kinh tế thuận lợi như thế nên số người giàu sang ớ Bảo Định khá đông. Kẻ giàu thì luôn sợ mất của, mất mạng, cho nên, họ tập trung trong thành. Xây dựng những căngười nhà thật tráng lệ và đồ sộ. Vài cơ ngơi rộng đến mức có cả vườn rừng, nổi tiếng thiên hạ về mặt thẩm mỹ.

Nhưng, như cụ Tố Như đã viết: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”. Tư Đồ Sảng đang nẫu ruột vì Mạc Chiêu Hương nên thờ ơ trước những cảnh đẹp trong thành Bâo Định. Chàng đưa Chu Tam vào thẳng một phạn điếm để dùng cơm trưa.

Thiên Sư giáo không cấm ăn mặn nên hai vị đạo sĩ giả hiệu có thể thản nhiên gọi rượu thịt. Tuy Chu Tam bảo rằng nhà gã giàu nhất Bắc Kinh song hiện nay vì túi chẳng còn một đồng trinh. Tay nải của gã đã mất khi gặp mai phục. Rõ ràng là gã không có kinh nghiệm giang hồ nên mới treo tay nải vào khấu yên ngựa. Kẻ lão luyện lúc nào cũng đeo túi hành lý nơi vai để đề phòng bất trắc.

May cho Chu Tam là Tư Đồ Sảng đem theo nhiều vàng bạc và chẳng hề bủn xỉn. Chàng bảo tiểu nhị dọn lên những món ngon nhất, đất nhất, cả rượu cũng vậy. Do đó, chàng công tử kén ăn Chu Tam rất hài lòng.

Sau mười ngày đồng hành, được ân nhàn đối xử rất tử tế, Chu Tam càng bội phần yêu mến, vui vẻ gọi Tư Đồ Sảng là đại ca, không còn xưng tại hạ nữa.

Tư Đồ Sảng tuy không muốn vành cạnh người quyền quý nhưng cũng gọi gã là hiền đệ. Và chàng thực lòng thương yêu gã trai trẻ họ Chu và gã thông minh và điềm đạm. Chu Tam còn tỏ ra là kẻ sính văn chương, mỗi lúc cao hứng thường ngâm thơ cho chàng nghe.

Gã có lối dò hỏi rất khéo nên đã moi được tâm sự của Tư Đồ Sảng, hiểu sơ cuộc đời chàng. Gã cũng biết Tư Đồ Sảng là người khí tiết, thi ân bất cần báo, vì không màng danh lợi.

Dùng cơm xong, Tư Đồ Sảng thưởng rất hậu cho tiểu nhị, gửi hai con tuấn mã, rồi rủ Chu Tam đi dạo phố.

Họ Chu không được tiết lộ điều gì về Hắc Hiệp hội, chỉ biết Tư Đồ Sảng có người quen ở khắp nơi, và chàng tìm đến họ để hỏi thăm tung tích Mạc Chiêu Hương, người vợ đã giận chồng mà bỏ đi. Tất nhiên Tư Đồ Sảng phải nói thế chứ không thể kể rõ ẩn tình được.

Các thành trì của Trung Hoa đều có lối xây dựng và bố cục tương tự nhau, đường sá luôn xây theo hướng Bắc Nam, Đông Tây, chia khu dân cư ra thành những ô như bàn cờ vậy!

Các đường ấy đều lấy hai phố chính nối hai cặp cổng thành làm trục. Đường nhánh có thể hơi lệch nhưng phố chính luôn thẳng tắp, có gặp sông suối thì bắc cầu mà vượt qua.

Những cây cầu trong thành Bảo Định được làm bằng đá hoặc gỗ song đều rất đẹp, góp phần xứng đáng trong phong cảnh chung tuyệt vời.

Tư Đồ Sảng âm thầm quan sát bảng hiệu các quán xá, tìm ám ký của Hắc Hiệp hội. Chàng chỉ thố lộ với Chu Tam những điều thuộc về riêng mình, như xuất thân, gia cảnh và giữ kín mối quan hệ với Hắc Hiệp hội. Tổ chức này quy tụ toàn bọn đạo chích, đạo tặc, chuyên viếng thăm nhà bọn trọc phú và tham quan tất chẳng hợp khẩu vị với triều đình.

Nếu Chu Tam biết được sự hiện diện của một Hắc Hiệp hội và sau này lỡ miệng nói ra thì rất bất lợi. Nhà gã giàu có, lại ở Bắc Kinh nên chắc chắc có mối thâm giao với bọn quan lại. Giới thương nhân Trung Hoa rất giỏi nghề tìm kiếm ô dù để che chở cho việc kinh doanh của mình.

Khi đã phát hiên ra ám ký trên những chiêu bài của một kỹ viện lớn, mang tên Mẫu Đơn Viện. Tư Đồ Sảng vẫn tiếp tục đi thêm vài chục trượn mới dừng chân. Chàng bảo Chu Tam :

- Chu hiền đệ! Đêm nay chúng ta sẽ nghỉ lại ở đây.

Họ Chu hớn hở tán thành :

- Đại ca bàn rất phải! Tiểu đệ nghe xương cốt mỏi nhừ, chẳng hề muốn lên đường ngay lúc này.

Hai ngươi quay lại phạn điếm lấy ngựa rồi tìm lữ quán mà trọ. Chu Tam có vẻ thông thạo địa thế Bảo Định, mau mắn dẫn Tư Đồ Sảng đến Vọng Trì đại khách sạn ở giữa thành.

Tòa lữ điếm này rất lớn và đồ sộ, lại có một vị trí cực kỳ thuận lợi.

Nó nằm ngay cạnh Bảo Định trì nước trong xanh, quanh bờ liễu rủ tơ mành, phong cảnh hữu tình và diễm lệ, ao Bảo Định đã có từ thời nhà Đường, là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất Hoa Bắc.

Chung quanh chiếc ao cổ này là một vườn hoa ìớn, và có cả những hàng cây cổ thụ, khiến nơi đây xa xa, trông như một vạt rừng nhỏ xanh tươi và râm mát.

Để khách có thể ngắm nhìn phong cảnh, Vọng Trì đại lữ điếm đã phải cách tân phông cách kiến trúc thông thường, cho xây cả một tòa lâu các bốn tầng. Tầng chót chính là phòng ăn, có đầy đủ rượu ngon thức nhắm, và qua những khung cửa rộng thênh thang, người ta tha hồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Bảo Định trì cũng như vườn rừng quanh nó.

Nhận phòng và tắm gội xong, Chu Tam rủ Tư Đồ Sảng lên tầng chót ngắm cảnh, uống rượu. Sáng nay, tuyết bắt đầu rơi lất phất và chỉ vài ngày nữa sẽ phủ trắng vạn vật, chẳng còn gì để xem cả.

Vọng Trì đại khách sạn nằm ở mạn bắc ao Bảo Định, quay mặt về hướng Nam. Và sau lưng nó được những hàng tùng bách cao vút chở che trước ngọn gió đông lạnh lẽo. Nhờ thế mà các cửa ba hướng đông, tây, nam vẫn còn có thể mở toang. Tất nhiên, khách không thể thiếu những lò than hồng đỏ rực và những tấm áo ngự hàn.

Cho rằng bọn sát thủ đã bị đánh lừa, vì Bảo Định là nơi rất an toàn, nên Tư Đồ Sâng và Chu Tam đa lột bỏ áo đạo sĩ trước khi vào thành Bảo Định. Tuy nhiên họ vẫn mang mặt nạ như cũ.

Thực ra, y phục không quan trọng vì áo choàng lông đã che kín áo trong. Đạo sĩ hay tục sĩ thì cũng như nhau.

Thấy Tư Đồ Sảng đi nhậu mà mang theo cả túi da đựng Giáng Ma phủ, Chu Tam bật cười :

- Đại ca suốt ngày đeo mãi cục sắt nặng nề ấy mà không chán ư? Vả lại, nơi dây làm gì có kẻ địch?

Tư Đồ Sảng cười đáp :

- Không có kẻ thù nhưng chẳng thiếu kẻ trộm. Ta sợ chúng lấy mất vật tổ truyền của bên ngoại. Hơn nữa, Giáng Ma phủ còn tượng trưng cho tiên mẫu, ta chẳng hề muốn xa lìa.

Hai người thượng lâu, vừa nhâm nhỉ vừa ngắm cảnh tuyết rơi trên sóng nước Bảo Định trì.

Hết vò rượu Chu Tam ngà say, nhìn ân nhân với ánh mắt thiết tha và nói :

- Tư Đồ đại ca! Sau này khi báo xong gia thù, mong đại ca đưa cả gia quyến đến Bắc Kinh mà ở để tiểu đệ được sớm hôm gần gũi. Nếu đại ca muốn làm quan thì cũng chẳng khó. Đại ca cứ giật lấy ngôi võ trạng nguyên, sau đó, tiểu đệ sẽ nhờ quan Binh Bộ Thượng thư tiến cử với Thánh Thượng, xin một chức Tổng binh.

Tứ Đồ Sảng hờ hững lắc đầu :

- Hảo ý của Chu đệ ta xin tâm lĩnh. Sảng này xuất thân chốn sơn dã, lòng thanh bạch không màng danh.lơi.

Chu Tam phật ý bảo :

- Đại ca thần dũng tuyệt luân, võ nghệ siêu phàm, sao không nghĩ đến việc đem tài ra phò vua giúp nước? Nay quân Mông Cổ ngày đêm uy hiếp biên thùy. Ai cũng nghĩ như đại ca thì sơn hà nguy mất.

Tư Đồ Sảng thản nhiên cười đáp :

- Ta không thông binh pháp. Làm tướng chỉ tổ thiệt quân. Bằng như ta vượt trường thành ám sát tên đại tướng của Mông Cổ thì chúng cũng có người khác để thay. Cương thổ vững bền hay không là tùy vào đức độ và sự sáng suốt của thiên tử, sự liêm khiết, tài cai trị của bá quan. Nay nhà vua hôn ám, nghe lời bọn thái giám và nịnh thần, để cho quan lại khắp nước tham ô, nhũng nhiễu, hút máu lê dân, đấy chính là điều mất nước.

Chu Tam choáng váng trước lập luận của Tư Đồ Sáng. Gã chưa kịp tranh cãi thì chàng đã nói tiếp :

- Cô Chưởng Nan Minh. Ta có đầu quân cũng chẳng xoay chuyển được vận nước, đành chịu tiếng bất trung để lo chuyện riêng. Nhưng ngày nào Vạn Lý Trường Thành không còn đứng vững, ta sẽ đem xác mình ngăn vó ngựa quân thù.

Câu nói ngời ngời chính khí rạng rỡ tinh thần trung liệt, ái quốc của Tư Đồ Sảng đã chinh phục được Chu Tam. Gã chợt hiểu rằng Trung Hoa đầy dẫy nhân tài nhưng không cường thịnh được cũng là vì sự hủ bại của triều đình nhà Minh. Đấy cũng là lý do khiến một nước lớn, dân công, văn hóa rực rỡ lại thua một nước nhỏ vã man rợ như Mông Cổ.

Trong khi ấy, An Nam đã ba lần đánh bại quân Mông, giữ vững được độc lập.

Chu Tam rầu rĩ thở dài, uống hết ba chung và khề khà nói :

- Chí hướng của đại ca đã như thế thì e rằng chúng ta không cơ hội sum họp và tiểu đệ cũng chẳng thể báo ân. Thôi thì, cứ xem như đây là buổi tiệc chia tay, tiểu đệ xin tặng đại ca một bài thơ.

Gã hắng giọng ngâm lớn, chẳng cần giữ ý tứ như lúc nãy.

Tuyết trinh vân tán bắc phong hoa hàn Sở thủy ngô đạo lộ nan, Kim nhật tống quân tu tận túy Minh triêu tương ức lộ man man.

Dịch thơ :

Lạnh lùng gió bấc tuyết mây tan Nước sở non ngô mấy dặm ngàn Còn bữa này thôi say túy lúy Mây đây đôi ngả nhớ đôi đàng.

Giọng họ Chu trong trẻo, thanh tao trẻ trung, khác hẳn với gương mặt của tuổi bốn mươi. Điều này đã khiến tửu khách lấy làm lạ, chăm chú nhìn gã. Và có một lão nhân râu ngắn, áo cừu đen, đang ngồi ở gốc tây nam đứng lên, chậm rãi tiến vế phía cầu thang gỗ ở giữa tầng lầu, cách Tư Đồ Sảng khoảng hai trượng rưỡi.

Bàn của chàng và Chu Tam nằm gần cửa sổ hướng Nam. Chàng ngồi nhìn sang Tây còn họ Chu thi ngược lại. Do vậy, Tư Đồ Sảng có thể thấy lão nhân râu ngắn.. Lúc đầu, chàng hoàn toàn không lưu ý, chi nhìn thoáng rồi quay đi ngắm cánh.

Nhưng gương mặt của lão ta có một đặc điểm làm xôn xao tiềm thức của Tư Đồ Sảng. Chàng thoáng giật mình, vận khí đề phòng và tính toán rất nhanh. Tuy không quay hắn lại nhưng khóe mắt chàng vẫn giám sát chặt chẽ mọi cử chỉ của kẻ đáng ngờ nọ.

Quả nhiên, khi vừa đến đầu cầu thang, lão nhân áo cừu đen bất ngờ lao vút đến và song thủ phóng liến sáu mũi phi đao vào người Chu Tam.

Tư Đồ Sảng đã sớm có đối sách, lập tức hất nghiêng chiếc bàn gỗ nặng nề về phía đối phương, hứng lấy những mũi đao oan nghiệt. Dĩ nhiên, cơm canh rượu thịt cũng bay theo, đổ đầy người hung thủ.

Sau đó, Tư Đồ Sảng vươn tay túm lấy Chu Tam, nhấc bổng lên và nhảy qua cửa sổ ra ngoài lan can. Nhưng chàng không đào tẩu bằng cách chạy dọc lan can mà lại tiếp tục nhảy xuống đất.

Sợ Chu Tam thọ thương bởi độ cao quá lớn, Tư Đồ Sảng thò tả thủ chụp lấy thành lan can tầng ba rồi tầng hai để hãm đà rơi. Nhờ vậy, họ tiếp đất rất nhẹ nhàng.

Tư Đồ Sảng mang họ Chu vào cửa chính của tầng trệt và nói nhanh :

- Mau chạy xuống chuồng ngựa và tùy cơ mà đào tẩu.

Chu Tam đã bình phục hẳn nhưng không có kiếm trong tay, ở lại chỉ vướng víu Tư Đồ Sảng, nên đành nghe lời chàng.

Lão nhân áo cứu đen đã xuống đến nơi, tay lăm lăm một thanh đao sắc quắc. Đao này có lẽ được kẻ khác đưa cho, hoặc lúc nãy giấu dưới áo lông cừu.

Lão ta hung hãn xông vào vì đã nhìn thấy hai con mồi. Bọn sát thủ chuyên nghiệp thường hành sự rất tàn nhẫn và quyết liệt nên lão nhân nọ lập tức phóng liền ba mũi ám khí bằng tay tả. Sau đó, vung đao lao đến tấn công.

Lão chắc mẩm rằng hai kẻ kia chẳng thể toàn mạng vì tay không tấc sắt. Nhưng Tư Đồ Sảng đã quay ngoắt lại, búa thép trong tay dệt nên màn lưới đen mờ, đánh bạt phi đao và chống đỡ đường đao mãnh liệt của đối phương.

Chiêu Kiên Bích Đương Phong là chiêu phòng thủ vô cùng tuyệt diệu, phủ ảnh loang rộng hết tầm tay, dẫu mưa tên cũng không qua lọt.

Và trọng lượng của cây búa đã tăng theo tốc độ nên đao của đối phương chạm vào đã lập tức bị văng ra. Tất nhiên người cầm đao cũng bị lực phản chấn đẩy lùi, cánh tay tê chồn.

Lão nhân vô cùng bất ngờ trước khí lực kinh hồn của Thần Phủ Lang Quân. Lúc nghe thủ hạ về báo lại trận chiến khốc liệt ở bờ Bắc sông Chương Hà, lão ngờ ngợ đoán ra lai lịch của kẻ đã cứu Chu Tam.

Nhưng không một tên hắc y nào có thể khẳng định hình dáng của thứ vũ khí mà chàng trai áo cừu đen đã sử dụng nên lão chẳng chắc có phải Thần Phủ Lang Quân hay ai khác.

Giờ đây chạm trán lão mới biết thực hư và rủa thầm số mình đen như mõm chó. Lý Thu đã từng đả thương Bang chủ của lão là Giáp Vô Yên thì lão làm sao địch lại! Lão chỉ là tứ hộ pháp của Hải Hoa bang mà thôi.

Thế nhưng ngoài lão ra còn có đại hộ pháp hiện diện chốn này, đang hượm sẵn ở sân trước. Do đó, tứ hộ pháp Hải Hoa bang chẳng dại gì một mình đương cự với cường địch, nhanh chân tháo lùi. Lão tin rằng hai anh em lão liên thủ lại thì chẳng thể thua Thần Phủ Lang Quân được.

Tư Đồ Sảng không biết điều ấy, lao theo sát nút, cố cầm chân lão áo cừu đen để Chu Tam đủ thời gian đào thoát.

May thay, lão ta đã dừng chân, quay lại vì có thêm đồng đảng.

Người mới xuất hiện này và lão có dung mạo khá giống nhau nhưng râu dài hơn một chút. Chắc họ là huynh đệ và cùng có chiếc mũi ưng cong khoằm, răng thì hơi thô.

Tư Đồ Sảng than thầm, chỉ sợ phe địch còn thêm nhân thủ để truy đuổi Chu Tam, khác với dự án của chàng. Tư Đồ Sảng đã tính toán rằng giá phòng của Vọng Trì đại khách điếm đắt đến đau ruột nên đối phương chẳng thể kéo đàn, kéo lũ vào đây ở trọ. Riêng lão râu ngắn kia là thủ lĩnh nên mới học thói vương tôn.

Chàng cũng thức ngộ rằng có thể kế kim tiền thoát xác của mình chưa bại lộ, do xui xẻo mà bị đối phương phát hiện. Chu Tam đang đóng vai một gã trung niên mặt rỗ thô kệch mà lại cất giọng non nớt ngâm thơ thì bị lộ là phải đạo.

May mà trên gương mặt lão râu ngắn có ba nốt ruổi đen, khiến chàng liên tưởng đến Quỷ Ảnh hội nên đề cao cảnh giác và cứu được họ Chu.

Lo lắng cũng vô ích, Tư Đồ Sảng nghiến răng xuất chiêu Hắc Vân Áp Định đề khí bốc cao, bủa lưới thép cuồng nộ xuống đầu lão nhân râu dài mới đến.

Đã nghe bào đệ cảnh báo rằng đối phương chính là Thần Phủ Lang Quân nên lão đại hộ pháp chẳng dám khinh thường, vội nhảy lùi để tránh nhuệ khí của chiêu búa sấm sét.

Tư Đồ Sảng hụt mục tiêu, vừa hạ thân đã phải chống đỡ chiêu đao của lão râu ngắn đến từ mé tả. Chàng liền xoay người đánh chiêu Đào Hoa Lưu Thủy, phủ ảnh cuồn cuộn như sóng dữ, lớp lớp vỗ vào màn đao quang của đối phương.

Không ai mổ trâu bằng dao giết gà vì nó quá nhẹ. Bởi thế cho nên thanh đao của lão tứ hộ pháp Hải Hoa bang bị lép vế trước cây Giáng Ma phủ nặng nề. Khi va chạm, thanh bảo đao dội ra khiến đường đao lệch lạc, để lộ những sơ hở chết người. Và Tư Đồ Sảng đã không để lỡ thời cơ, thọc búa vào sườn trái kẻ thù.

Nhưng đao của lão râu dài đã uy hiếp sau lưng, Tư Đồ Sảng đành phải bỏ mục tiêu trước mặt, đảo bộ né tránh. Do vậy lão tứ hộ pháp thoát chết chỉ bị gẫy hai nhánh sườn non. Máu chảy đầm đìa, lão ta vội điểm huyệt chỉ huyết, cố nén đau xông vào hỗ trợ bào huynh.

Lúc này, Tư Đồ Sảng đã trao đổi với lão râu dài hai chiêu, hiểu rằng bản lãnh của lão cao hơn người kia đến hai ba bậc. Chàng chẳng dám sính cường, vội thi triển Trung Tinh thân pháp, hoán vị liên tục mà đối phó với hai cường địch.

Pho khinh công này là tuyệt học của Táo Gia Cát. Bùi lão tinh thông Bát Quái, Ngũ Hành nên đã sáng tạo ra bộ pháp ảo diệu ấy. Tuy ông là sư phụ của Phi Hồng, song vẫn vui vẻ truyền thụ luôn cho Phi Tuyết. Hạo Thiên cung chủ biết tuyệt kỹ này lợi hại phi thường nhưng vì tự ái mà không thèm học. Cả Lăng Khải Trạch cũng vậy!

Hai ả họ Lăng đã rất đúng đắn khi dạy cho ý trung nhân pho Truy Tinh bộ pháp. Nó đã nâng cao bản lãnh của chàng và giờ đây giúp chàng đối phó với sự giáp công của hai cao thủ lão thành.

Thân ảnh Tư Đồ Sảng chập chờn đảo lộn giữa hai luồng đao quang thoát hiểm trong gang tấc, khiến những người đứng xem phải toát mồ hôi và hoan hô nhiệt liệt. Toàn bộ khách trọ của lữ điếm đã ùa ra để xem trận đấu. Cả những người dạo phố ngang qua cũng ghé vào quan chiến.

Bảo Định là thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, có công đường của bố chính ty và doanh trại của quân triều đình, nên khi được gã tiểu nhị đến cấp báo, quan quân lập tức lên ngựa.

Dọc đường, gã tiểu nhị Trần Lục đã tỷ tê kể lể với quan Tổng binh rằng hai vị khách quý của gã bị hai lão cường đạo tấn công. Thực ra, hai lão nhân kia cũng là khách của Vọng Trì lữ điếm. Nhưng họ keo kiệt trong khi bọn Tư Đồ Sảng thì rất hào phóng. Gã chỉ mới đưa vị đại gia mũi lân đến phòng là đã được thưởng ngay thỏi bạc năm lượng. Một người giàu có và hào sảng như thế thì không thể xấu được!

Quan Tổng binh Chu Hải đinh ninh lời khai của Trần Lục là đúng nên khi đến nơi đã quát vang :

- Hai lão cường đạo khốn kiếp kia mau bó tay chịu trói, bổn tướng đã cho đại quân vây chặt nơi này, dẫu con kiến cũng không chui lọt.

Vị Tổng binh này tuổi mới mười chín, đôi mươi, mặt mày non choẹt.

Gã chẳng hề đậu kỳ thi võ nào nhưng nhờ là hoàng thân quốc thích nên được ban cho chức Tổng binh ở một nơi yên bình và béo bở là thành Bảo Định này.

Hai tháng trước, Chu Hải đã có lệnh điều ra quan ải. Gã sợ khiếp vía nên viết thư nhờ mẫu thân mang vàng đến hối lộ Binh Bộ Thượng thư nên được ở lại Ba năm trấn nhậm Bảo Định, Chu Tổng binh chưa hề được đánh trận nào, nay gặp dịp ra oai liền nói năng dài dòng như gã hát tuồng.

Nào ngờ một lão cường đạo nhảy lùi khỏi chiến địa rồi quát lại :

- Chớ hồ đồ! Bọn ta là Cẩm Y Thị Vệ đang truy bắt trọng phạm của triều đình đây!

Nói xong, lão ta tiếp tục tấn công kẻ địch là gã cầm búa. Chu Tổng binh tái mặt khi nghe bốn chữ Cẩm Y Thị. Vệ Lực lượng này là thân binh của Thiên Tử, uy quyền rất lớn, chẳng ai dám đụng vào. Gã định hỏi thẻ bài thí vệ của lão ta nhưng lại thôi, cứ do dự bất quyết, chẳng biết phải làm sao. Chu Hải tự nhủ :

- Thôi thì tiên bảo kỳ trân, cứ mặc xác hai phe, chẳng can chi ta phải nhúng tay vào. Tốt nhất là án binh bất động, chờ họ phân thắng bại rồi sẽ tính sau.

Nghĩ vậy nên Chu Tổng binh thản nhiên xem trận đấu, chỉ một lúc đã mê mẩn, hò reo theo đám đông, quên bẵng vai vế và bổn phận của mình.

Họ Chu vô cùng thán phục hán tử cầm cây búa đen sì. Người này thần dũng tuyệt luân, một mình chống hai mà không bị hạ phong. Mỗi lần gã phản kích là phe đối phương phải tháo lui không sao trụ vững tấn trước đường búa ảo diệu và vũ bão.

Nhng Chu Hải không biết rằng Tư Đồ Sảng đang cạn dần sức lực trước phép du đấu xảo quyệt của hai lão già Hải Hoa bang. Sau hơn trăm chiêu chàng đã nhận ra lộ số đao pháp của họ.

Tư Đồ Sảng thấy đối phong xưng là Cẩm Y Thị Vệ thì lòng hơi ngán ngại, không dám liều lĩnh đổi đòn. Chàng có thể giết được lão râu ngắn bất cứ lúc nào song sẽ thọ thương và khó thoát nổi sự vây hãm của quan quân. Bởi vậy, Tư Đồ Sảng cố nhẫn nhịn cầm cự chờ cơ hội tốt để đào tẩu.

Dù mang bản chất bất khuất vô úy nhưng Tư Đồ Sảng đành chịu nhục bỏ chạy, giữ lấy mạng sống mà báo thù nhà. Song dường như hai hộ pháp Hải Hoa bang cũng biết chủ ý của chàng nên bám sát mà tấn công quyết liệt, kẻ trước người sau phối hợp rất ăn ý, chặn đứt mọi sinh lộ.

Trong lúc thế trận chưa ngã ngũ, gã tiểu nhị Trần Lục đã mon men đến bên ngài Tổng binh trẻ tuổi, trao một mảnh giấy nhỏ. Chu Hải đọc xong, mặt tái mét, vội xuống ngựa đi theo Trần Lục vào phòng khách của khách sạn. Nhận ra dưng mạo của người ngồi trên tràng kỷ, Chu Hải vội đuổi gã tiểu nhị Họ Trần ra ngoài. Họ Chu cẩn thận gài chặt cửa lại rồi quỳ xuống :

- Mạt tướng là Chu Hải khấu kiến Tam hoàng tử.

Thì ra là Chu Tam không nỡ thoát thân một mình, ở lại xem tình hình của Tư Đồ Sảng. Nhờ vậy mà gã nhìn thấy Chu Hải, đứa cháu họ đã cùng mình lớn lên ở Bắc Kinh, hoàn toàn có thể tin tưởng được.

Chu Tam chính là con thứ ba của Gia Tĩnh hoàng đế tên gọi Chu Tải Hậu. Gã rất thông tuệ và đa tài nên được phụ hoàng yêu thương hơn hẳn anh trai là Nhị hoàng tử Chu Cát.

Chính vì sợ cảnh phế trưởng lập thứ nên Chu Cát đã âm mưu sát hại em ruột. Cơ hội đã đến khi Chu Tải Hậu đi Trịnh Thành để dự đám tang thầy dạy võ là Quách thang giáo đầu.

Không hiểu vì sao Nhị hoàng tử lại có quan hệ với Hải Hoa bang và nhờ họ ra tay.

Trở lại cánh lúc nãy, chúng ta sẽ thấy Chu Tam xua tay nói với Chu Tổng binh :

- Miễn lễ! Miễn lễ! Ta với ngươi đã từng đánh nhau đến vỡ đầu, chẳng cần phải thủ lễ như thế, mau đến đây ngồi để cùng ta bàn bạc.

Cứu nhân như cứu hỏa nên chỉ một loáng sau Chu Hải đã trở lại chiến địa, hạ giọng ra lệnh cho quân sĩ dưới trướng. Khi ai nấy đều đã rõ mục tiêu, Chu Hải hùng dũng quát vang :

- Hỡi ba quân! Mau bằm xác hai lão già chết tiệt kia cho ta!

Thế là hơn hai trăm quân giáo dài ùa vào đâm chém hai ngài Cẩm Y Thị Vệ giả hiệu. Giáo xuất xứ từ trường thương nhưng nhẹ và dễ sử dụng hơn nên được chọn làm thứ binh khí chính trong quân ngũ nhà Minh, cùng với đao. Khi đối phó với ky binh, giáo tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn đao.

Trong trường hợp hôm nay cũng thế những mũi giáo nhọn hoắt của bọn binh lính đã khiến hai lão hộ pháp Hải Hoa bang phải lúng túng.

Chẳng phải một mũi mà là hàng tá, tủa tủa tựa bàn chông, đâm vào mọi phương vị, từ chân đến mặt.

Tuy thế, hai lão vẫn thừa sức đánh bại tất cả bằng những đường đao uy mãnh. Nhưng khổ thay họ còn có một kình địch là Tư Đồ Sảng nữa.

Chàng đã không bỏ lỡ cơ hội, nhân lúc hai kẻ địch đang chống đỡ những ngọn giáo mà hạ thủ.

Tư Đồ Sảng chọn lão nhân râu ngắn vì khoảng cách quá gần mà không có bọn lính ngăn cách họ. Chàng mím môi xông đến xuất chiêu Lực Phách Nga Mi, lưỡi búa giáng những đòn nặng tựa thái sơn vào màn đao ảnh quành người đối thủ. Lão ta đang thi triển một chiêu thủ cực kỳ kín đáo trong pho Cửu Huyền đao pháp.

Những nhát chém kinh hồn của Giáng Ma phủ đã đánh bật thanh đao và chặt đôi thân thể kẻ thù. Lão tứ hộ pháp rú lên ghê rợn vì cảm giác đau đớn vô biên làm cho lão kia bàng hoàng, chấn động.

Cái chết thảm thiết của đứa con ruột thịt đã khiến ngài đại hộ pháp đau xót và căm hận vô vàn, điên cuồng đánh văng cây những giáo đang vây hãm mình rồi tung người về phía Thần Phủ Lang Quân, bủa đám mây thép xuống đầu chàng ta.

Tư Đồ Sảng đã mấy phen lâm trận, kinh nghiệm chiến đấu phong phú hơn trước rất nhiều, nên chẳng dại gì mà tiếp chiêu đao cuồng nộ kia. Chàng chỉ khẽ xoay gót là đã rời xa vị trí hơn trượng, nhanh tựa vì sao đổi ngôi, và chàng mau chóng phản kích để chiếm tiên cơ. Chiêu Thần Phủ Khai Lâm đã khiến đối phương phải lùi bước.

Nhưng sau lưng còn có những mũi giáo của quan quân đang rình rập nên lão ta phải đảo người, vung đao chống cự Tuy động tác của lão rất mau lẹ song vẫn là cơ hội tốt để đối phương khai thác. Tư Đồ Sảng ập vào như cơn lốc, búa thép bay lượn, chém những đòn thần tốc và dũng mãnh.

Khi quay lại đón chiêu, lão râu dài đã chậm mất một nhịp, chỉ còn cách cắn răng loang đao chống đỡ.

Nhưng thanh Giáng Ma phủ đã bất ngờ rời khỏi tay Tư Đồ Sảng, xé toang màn đao quang, cắm vào bụng đối phương. Một lần nữa, chiêu Chuyên Chư Tể Ngưu đã phát huy diệu đụng. Trong thiên hạ, chẳng mấy người đủ công lực mà dùng đao hoặc kiếm để chặn được một khối thép nặng hai chục cân, đang bay với tốc độ của trường tiễn.

Lão râu dài bị lực đạo mạnh mẽ kia đẩy ngã, tay ôm cán Giáng Ma phủ, mắt trợn trừng trừng đầy nghi hoặc, dù đã chết toi.

Tư Đồ Sảng mệt mỏi bước đến thu hồi vũ khí. Nghe mặt nhớp nhúa mồ hôi, chàng đưa tay lột bỏ mặt nạ, để lộ dung mạo anh tuấn, hiền lành, khiến mọi người kinh ngạc!

Trước/29Sau

Theo Dõi Bình Luận