Saved Font

Trước/264Sau

Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 256: Người Người Vốn Có Trí Huệ

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Người có trí huệ mới có sự khoái lạc chân chánh. Người không có chí huệ thời không đạt được sự vui sướng chân thật. Người có trí huệ thì có thể phân biệt được rõ ràng phải- trái, và sẽ không điên đảo giữa trắng –đen. Có trí huệ thời sẽ không ngu si. Nếu biết dụng công, mình có thể chuyển ngu si thành trí huệ; nếu không biết, mình sẽ đem trí huệ chuển thành ngu si. Đó là lý lẽ rất đơn giản, dễ như trở bàn tay. Nếu quý vị nhận ra được ba cái khổ, biết được tám cái khổ và vô lượng cái khổ, vậy là quý vị sẽ sanh trí huệ và không bị cái khổ vây quanh. Tất cả các tôn giáo đều dạy chúng ta phải phá bỏ chấp trước để phát sanh trí huệ. Quan niệm của các tôn giáo chân chánh và các nhân sĩ là không kết bè phái, chủng tộc, quốc gia, đen trắng, phải trái. Họ là những người xuất chúng, nổi bật với các đại nguyện, đại hạnh, đại trí, đại bi, đại hỷ và đại xả. Bởi vậy khí khái của họ mới có thể cao vút tận hư không, biến khắp pháp giới. Đức Phật Thích Ca nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật”. Tất cả chúng sanh đều có trí huệ, đều có thể thành tựu được cái trí huệ vốn có của mình, là đều có trí huệ to lớn, sâu rộng vô cùng vô tận, vô lượng vô biên giống y như Phật. Phật không bao giờ nói, chỉ có Ngài mới có thể thành Phật, chỉ có mình Ngài mới có trí huệ. Ngược lại, Ngài bảo rằng, nếu quý vị là một chúng sanh thì quý vị có tư cách để thành Phật.

Chúng sanh không phải chỉ đơn giản nói là nhân loại mà con bao gồm tất cả thai sinh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh, kể cả các loài động vật biết bay, biết lặn, biết đi và có khí huyết, hết thảy đều có thể thành Phật. Có người nói: “Tôi không muốn thành Phật đâu.” Song, đến lúc quý vị thành Phật, quý vị cũng phải thành, trừ phi quý vị không phải là chúng sanh thôi. Đạo Phật thì cực kỳ rộng lớn và hết sức tinh vi, không có ta, không có người, không có chúng sanh, không có thọ giả, cũng không có quan niệm về quốc tịch, tôn giáo hay phe phái. Mà cũng không phải nói rằng, nếu anh không tin Phật thì anh không thể thành Phật được. Không cần biết là quý vị tin hay không tin, quý vị cũng đều có thể thành Phật. Chỉ cần quý vị tu hành, không làm việc gì ác, làm tất cả việc lành, trở về với bổn gốc, thời quý vị sẽ trở thành người đại trí đại huệ. Nói đến đây thì tôi có một bài kệ rất đơn giản, nay xin được quý vị nghe:

Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,

Hư không thị dụng vô bất dung,

Vạn vật bình đẳng ly phân biệt,

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông.

Nghĩa là:

Pháp giới là thể, còn gì ngoài,

Hư không chẳng gì là không dung,

Vạn vậy bình đẳng không phân biệt,

Một niệm không sanh, bặt ngôn từ.

Pháp giới vi thể hữu hà ngoại: Pháp giới thì có mười, gồm Tứ Thánh là: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn và Lục Phàm là: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Mười pháp giới này bao gồm cả hữu tình, vô tình và đều đồng có chủng trí tròn đầy, đều cùng có thể trở thành Phật. Lấy Pháp Giới làm bổn thể, vậy còn có gì ở ngoài Pháp Giới? Cho nên nói: “hữu hà ngoại” tức còn có gì ở ngoài nữa?

Hư không thị dụng vô bất dung: Nghĩa là hư không là đại dụng, quý vị đừng tưởng rằng hư không là vô dụng. Tất cả núi sông, đất đai, nhà cửa, phòng xá, hoa cỏ, cây lá, rừng rậm vạn vật cũng đều ở trong hư không mà sanh tồn. Nếu chẳng có hư không, vậy thì sẽ thành khoảng chân không, không người, không chúng sanh -- tất cả đều không hết. Sở dĩ con người được tồn tại là vì có hư không. Hư không là bổ phẩm tốt nhất của chúng ta, nó cung cấp chất dinh dưỡng và xúc tiến để chúng ta sanh trưởng, không có một chúng sanh nào sống ngoài hư không.

Vạn vật bình đẳng ly phân biệt: Vạn vật vốn bình đẳng. Ai làm việc thiện có công đức thời đi lên, làm nghiệp ác tất đi xuống, điều này rất là công bằng. Cho nên chúng ta chớ dùng cái tâm vọng tưởng của mình để phân biệt. Nếu không có trí tuệ chân chánh, mình sẽ không phân biệt được rõ ràng khi đối diện với sự việc. Ví như học ngôn ngữ nước ngoài, nếu mình không có trí tuệ thì học đây nhưng quên kia. Nhưng, phải chăng vì thế mà mình không chịu học nữa? Không phải vậy, mình nên học làm sao để trừ được vọng tưởng, phải dùng cái chân tâm mà học; chớ lấy vọng để tìm vọng. Chúng ta phải nhận cho rõ chân lý, như thế mới có giá trị, đừng để cuộc đời mình trôi qua một cách hồ đồ.

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông: Khi quý vị có thể không sanh một niệm nào thì chân tâm của quý vị sẽ hiện tiền ngay, và tuyệt đối không thể dùng tâm, ngôn ngữ văn tự để miêu tả được đâu. Cũng như: “Miệng muốn nói mà lời tiêu tan, tâm muốn duyên mà tưởng mất biệt.”

Giảng ngày 8 tháng 5 năm 1987

Trước/264Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Đấu Phá Chi Vô Thượng Chi Cảnh