Saved Font

Trước/40Sau

Lấy Chồng Tây

Chương 17

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Bé con của Hạnh có lẽ do mất máu nhiều nên sau khi tiêm xong lại ngủ thiếp đi. Mẹ chồng hạnh thì phải 5h mới được vào. Ngồi buồn Hạnh bắt chuyện với những người xung quanh, tất cả đều là mẹ đi chăm con nên cũng dễ nói chuyện. Phòng này tổng cộng có 6 giường và không có giường nào trống cả. Đặc biệt ở giường bệnh phía trong cùng có một chị cứ chằm chằm nhìn Hạnh.

Có một chút khó chịu khi có người cứ nhìn mình như thế Hạnh cất tiếng hỏi:

- Sao chị nhìn em ghê thế?

- chị nhìn em quen lắm.

- Quen ạ, nhưng hình như em nhớ là trước đây em chưa gặp chị lần nào.

Chị đó cầm điện thoại lướt lướt vài cái rồi hồ hởi nói:

- Đúng rồi, hèn chi chị thấy em quen thế, em là “Nỗi niềm xa xứ” đúng không?

Hạnh thoáng giật mình, đó là tên face book cô vẫn dành để đăng truyện. Ở đó Hạnh dùng ảnh của mình làm đại diện. Nhưng không ngờ lại có người nhận ra mình trong hoàn cảnh này. Khẽ cười Hạnh đáp:

- Vâng.

Chỉ chờ lời xác nhận từ Hạnh là chị nói:

- Trời chị theo dõi em từ cái bộ truyện “Người chồng không tim” đó em, nhưng mà sao em lại bỏ dở bộ đó vậy, đang hay thế mà sao lại không viết tiếp. Mà phải công nhận cái thằng cha đó thấy ghét thật, nó mà là chồng chị, chị thề chị không táng vào cái bản mặt nó vài cái thì phí quá.

Nghe chị nói cũng đủ để Hạnh hình dung ra những người đọc truyện đó của Hạnh phẫn nộ đến mức nào. Hạnh nhìn mặt chị đang bừng bừng vì tức mà cười đáp:

- Dạ có chút việc riêng thôi ạ.

- Tiếc ghê, nhưng mà chị thích cách viết của em lắm, cảm giác nó chân thật mà gần gũi nữa. Công nhận em viết hay ghê, chắc ngày xưa em học giỏi văn lắm hả.

- Văn em chưa bao giờ qua nổi điểm 7 chị ơi.

Chị bĩu môi nhìn Hạnh tỏ vẻ không tin nói:

- Em cứ khiêm tốn, chị chẳng tin đâu, không qua nổi điểm 7 mà em lại viết hay được như thế à.

Hạnh mỉm cười nhìn xa xăm mà đáp:

- Khi con người ta trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, nếm đủ dư vị của nỗi đau mà không có lấy 1 người để tâm sự, tự khắc sẽ biết trải lòng mình vào những câu chữ. Và cái gì xuất phát từ tim ắt sẽ được mọi người đón nhận vì độ chân thật của nó thôi mà chị.

Câu trả lời vừa như giải thích, vừa như trải lòng của Hạnh khiến cho không chỉ chị, mà mọi người có mặt ở đây cũng đều trở nên trầm ngâm. Hạnh cảm nhận rõ ánh mắt chị nhìn Hạnh chuyển dần từ ngưỡng mộ sang thương hại.

Cuối cùng Hạnh phá tan cái không khí ấy bắng nụ cười tươi và câu hỏi:

- Mà quên em chưa hỏi, chị tên gì vậy, nghe cách chị nói chuyện thì hình như chị không phải người gốc ở đây đúng không.

- Chị em mình là đồng hương đó.

Hạnh ngạc nhiên hết sức, không phải câu nói “chị em mình là đồng hương” mà vì chị vừa dùng tiếng Việt Nam để trả lời cô. Thứ tiếng thân quen như từng tấc da, thớ thịt trên cơ thể, mà lâu lắm rồi, ngoại trừ những lần nói truyện video vói gia đình thì Hạnh không được nghe nữa.

Ngày hôm nay cô được nghe, không phải qua chiếc điện thoại rè rè loa kia, mà là nghe trực tiếp. Hạnh phúc, ngỡ ngàng Hạnh nhìn chị lắp bắp bằng thứ tiếng mẹ đẻ mà hỏi:

- Chị… chị là người Việt Nam?

- Đúng rồi, vậy nên ban nãy gặp em chị vui lắm, chị thèm được nói truyện với ai đó bằng tiếng Việt Nam lắm luôn, nhưng mà mỗi lần nói thì chẳng ai hiểu. Hôm nay gặp em, chị được nói thoả thích rồi.

Phải rồi, Hạnh cũng như chị, ngày hôm nay cô được thoả lòng ước mong bấy lâu rồi. Hạnh hỏi chị đủ thứ nào là chị tên gì, quê chị ở đâu, năm nay chị bao nhiêu tuổi…

Chỉ hai chữ đồng hương thôi sao mà thân thương đến vậy, hai người cũng nhờ thế mà nhanh chóng trở nên thân thiết.

Chị giới thiệu với hạnh chị lên là Vân, năm nay chị vừa bước sang tuổi 25, chị sinh ra và lớn lên ở Long An. Chị sang đây lấy chồng được 5 năm rồi.

- 5 năm cơ ạ, vậy chị có mấy bé rồi.

- Đây là bé đầu nhà chị này, vài ngày nữa là cu nhà chị tròn 7 tháng đấy, nhìn xem nó có điểm nào giống chị không?

Hạnh ngắm nhìn con trai chị, nhìn đi nhìn lại vẫn chẳng thấy nét nào là của chị, cô lắc đầu đáp:

- Không chị ạ, chắc có mỗi cái nước da trắng này thôi.

- Đúng rồi, nó giống hệt bố nó mà, chị chỉ là kiếp đẻ thuê thôi.

- Chị vui tính thế, mà bọn chị kế hoạch hả, nên giờ cu nhà chị mới 7 tháng.

Chị Vân xua tay phân trần:

- Kế hoạch gì đâu em, chị ở nhà nội trợ chứ làm công to việc lớn gì đâu mà kế hoạch. Chị cũng mong có đứa trẻ cho vui cửa vui nhà, chứ mẹ chồng chị năm nay ngoài 80 rồi, bà cũng giục nhiều lắm. Chị phải đi khám mấy chỗ mới tòi ra cái thằng cu này đấy.

Hạnh gật gù như đã hiểu, rồi lại tiếp tục câu chuyện còn đang dang dở, ban nãy Hạnh có thấy trong phòng có một người đàn ông khá trẻ, chắc anh ta chị độ tầm 30 ngồi cùng giường với chị. Khi chưa biết chị lấy chồng qua môi giới thì Hạnh nghĩ đó là chồng chị, nhưng mà bây giờ thì có chút nghĩ hoặc. Vì sau kinh nghiệm của bản thân Hạnh luôn mặc định những người cần nhờ đến môi giới đều đã luống tuổi, hoặc có vấn đề gì đó.

Còn cái anh ban nãy thì cao, đẹp trai, lại khá trẻ trung phong độ, nên có thắc mắc người đó là ai. Nghe hỏi đến chồng thái độ chị vân vui vẻ lên hẳn khoe:

- Chồng chị đấy, năm nay 34 tuổi rồi.

Hạnh suy nghĩ phân tích, anh ta 34 tuổi, lấy vợ được 5 năm, vậy khi đó mới độ 29 tuổi, lý do gì mà phải nhờ đến môi giới được nhỉ. Như đọc được suy nghĩ của Hạnh chị vân bảo:

- Ban đầu chị cũng thắc mắc như em đây, nhưng chồng chị bảo trước anh cũng có yêu vài cô nàng ở đây. Nhưng mà ai cũng yêu cầu phải có nhà riêng mới cưới. Mà điều kiện kinh tế của anh thì chẳng đủ để mua nhà. Nếu có đủ đi chăng nữa thì anh cũng chẳng thể ở riêng được. Bố chồng chị mất khi chồng chị vừa tròn 1 tuổi, một mình mẹ gồng gánh nuôi mấy anh em anh khôn lớn. Giờ mẹ tuổi xế chiều rồi, các anh chị lớn cũng đã lập gia đình và ra riêng cả. Chỉ còn lại mình anh, anh đâu thể bỏ lại người đã hi sinh cả cuộc đời cho anh ở lại mà đi lo cho cuộc sống riêng được cơ chứ. Đó là lý do vì sao anh ấy tìm đến Việt Nam xa xôi để lấy vợ.

Chị còn kể, trước đây vì là con út nên những công việc nội trợ gần như anh chẳng bao giờ phải làm. Thời điểm ấy anh chỉ biết cắm nồi cơm và đun nước pha mì ăn.

Nhưng kể từ khi lấy chị, thấy chị phải vất vả lo toan cho gia đình, lo cho mẹ chồng đã già yếu. Anh xót vợ nên tan làm là tranh thủ đi chợ giúp vợ, sau đó về nhà cũng sắn tay vào bếp như một người đàn ông của gia đình thực thụ.

Hàng hoá bên này đều có giá niêm yết nên chẳng có chuyện đàn ông đi chợ sẽ bị bán đắt hơn đàn bà. Nhưng mà những món ăn anh nấu thì dở tệ, không kể đến việc chúng nát bét không ra hình thù gì, mà đến mùi vị của chúng cũng khiến cả nhà không ai nuốt nổi.

Nhưng đó chỉ là anh trong 1 năm đầu của cuộc hôn nhân mà thôi. Anh của hiện tại còn nấu ăn ngon hơn cả chị. Chẳng biết từ bao giờ, nhưng anh luôn nói anh thích được cùng vợ nấu nướng và dọn dẹp. Vì với anh những việc ấy khiến vợ chồng thêm gần nhau hơn.

Nhìn ánh mắt chị sáng lên khi kể về chồng hạnh biết chị yêu và tự hào về anh nhiều lắm.

Nhìn lại bản thân cô chợt chạnh lòng, cùng là hôn nhân qua môi giới, cùng là người Việt Nam, cùng lấy chồng và sinh sống ở thì trấn Roussillion. Tại sao cuộc hôn nhân của chị viên mãn như thế còn hạnh thì...

- Em sao thế, không khoẻ hả?

- Dạ em không sao.

- Mà cuộc hôn nhân của em thế nào, sao chị thấy truyện của em toàn mang một màu buồn man mác vậy?

Chị không hỏi thì hạnh còn đỡ tủi thân, cô vội quay đi vờ như lấy điện thoại xem giờ, để lén lau đi giọt nước mắt vừa rơi. Sau đó cô nở ra 1 nụ cười méo mó mà nói:

- Chồng em năm nay 44 tuổi rồi, có điều anh ấy không được tâm lý như chồng chị, đặc biệt là anh ấy không thích công việc nhà nên chẳng bao giờ động tay vào chúng.

- Chồng em lớn tuổi thế, chị thấy bảo chồng già mà lấy vợ trẻ thì chiều lắm cơ mà.

- Không có đâu chị, chắc tuỳ tính từng người chứ em thấy chồng em bình thường mà.

Vân nhìn Hạnh, nhìn cái gương mặt không giấu được nỗi buồn kia, rồi lại nhớ đến câu trả lời của Hạnh khi chị hỏi vì sao viết hay như thế mà ái ngại. Hạnh không kể, nhưng Vân giám chắc cuộc hôn nhân của cô ấy không hạnh phúc.

Mà chẳng cần đến câu chuyện trên mạng xã hội, chỉ cần nhìn cái cách mà chồng Hạnh không thèm hỏi thăm đến con, mà chỉ trực chửi bới nhiếc móc vợ là Vân cũng mường tượng ra cách anh ta đối xử với Hạnh rồi.

Không muốn Hạnh suy nghĩ thêm về người chồng ấy, Vân hỏi thăm:

- Thế vợ chồng em sống chung hay sống riêng.

- Em ở chung chị ạ, nhà chồng em còn 1 cậu em trai út chưa vợ và 1 cô em chồng mới ly hôn nữa.

- Phức tạp thế hả, vậy em sống ở đó liệu có ngột ngạt lắm không.

- Không mọi người ai cũng thương em nên em không cảm thấy gì cả, thật đấy. Mà ban nãy bố mẹ chồng em ở đây chị cũng thấy mà, đúng không.

Vân gật đầu:

- Ừ, chị có, nhìn cách họ nói chuyện chị thấy đúng là họ thương em thật lòng đấy, thôi thì được cái này mất cái kia em ạ, không ai hoàn hảo hết mọi thứ. Vợ chồng đến với nhau con do cái duyên cái số nữa.

Hạnh khé nhìn ra ngoài cửa sổ, láng tránh ánh mắt chị Vân đang nhìn cô. Chị định hỏi thêm gì đó, nhưng mà Julie dậy nên lại thôi, Hạnh vừa dỗ con, vừa suy nghĩ miên man, rồi lại tự cười cái câu chồng em bình thường của mình ban nãy.

Hạnh cũng có mong gì nhiều đâu, chỉ mong anh ta được bình thường như bao người chồng khác mà khó quá. Lo cho con, lại lo cho cả thân mình, rồi đến khi xuất viện về nhà, chẳng biết anh ta sẽ làm gì cô nữa đây.

Cứ thế miên man trong dòng suy nghĩ mà mẹ chồng cô vào lúc nào cô cũng chẳng hay. Thấy mặt con dâu có vẻ mệt mỏi bà lo lắng hỏi:

- Nãy giờ con bé có quấy không con, mẹ thấy mọi người giới thiệu cái hàng này bán cháo dĩnh dưỡng ngon lắm nên mua một ít cho Julie này.

- Dạ con bé ngoan mẹ a, mẹ để đó giúp con, con cho cháu ăn luôn ạ.

Bà Funny đặt hộp cháo xuống chiếc tủ nhỏ bên cạnh rồi quay qua con dâu nói tiếp:

- Được rồi, thế ban nãy tiêm bác sĩ có dặn gì không.

- Có bác sĩ dặn nếu tối thấy con bé quấy khóc, hoặc có biểu hiện sốt thì gọi bác sĩ ngay. Nhưng mà chắc ban nãy có cả thuốc giảm đau nên con thấy con bé ngoan lắm ạ.

- Thế là tốt rồi, thôi đưa con bé đây mẹ bế đỡ cho, con xem có đi vệ sinh hay thay đồ gì thì đi đi.

Hạnh nhìn mẹ chồng bằng ánh mắt vô cùng biết ơn, cô nhẹ nhàng đáp:

- Dạ, con cho cháu ăn xong rồi mẹ trông giúp con để con thay bộ đồ chút mẹ nha.

- Được rồi, để mẹ cho ăn cho cũng được, con cứ đi đi, hay có thấy cần cái gì thì ra cổng mua thêm. Mẹ không biết con cần gì nên không mua, tiền đây này.

Bà vẫn thế, đây không phải là lần đầu bà cho tiền Hạnh, mà kể từ khi bà biết con trai mình không hề đưa tiền cho vợ, thì lâu lâu bà lại lấy lý do gì đó mà cho hạnh chút tiền tiêu vặt. Hạnh cũng chẳng đi đến đâu, bỉm sữa của con thường là nhờ Marie mỗi dịp cuối tuần mua giúp từ trên thành phố đem về, rồi Andrew sẽ gửi tiền con bé sau. Bản thân Hạnh từ khi sang đây cũng chỉ quanh quẩn ở nhà, nên gần như chẳng tiêu gì đến tiền. Số tiền mẹ chồng cho ngoài mua mấy đồ cá nhân của phụ nữa ra, cô đều cẩn thận cất đi, phòng khi có gì gấp sẽ dùng đến.

Số tiền mỗi lần bà cho Hạnh không quá nhiều, nhưng Hạnh hiểu đó là tấm lòng của bà, nên cô trân trọng lắm.

Ngày hôm nay cũng vậy, có lẽ bà đoán cô vội đi nên chẳng kịp đem theo tiền, còn chồng cô thì ngoài chửi mắng ra cũng nào để ý đến việc đấy, nên thương đưa cho cô mấy đồng dằn túi. Nhưng mà Hạnh ngại lắm, cô nhận của bà nhiều quá rồi, lần này cô vàng lắc đầu nói:

- Không cần đâu mẹ, con chẳng mua gì cả.

- Mẹ đưa thì cứ cầm lấy, mua thì mua không mua thì cất đi khi nào cần có mà tiêu. Cầm lấy đi.

Nói rồi bà cứ thế nhét vào túi áo Hạnh, Hạnh đang bế con nên cũng chẳng thể nào đẩy ra được. mà bản thân cô cũng chẳng có đồng nào trong người. Coi như số tiền này cô vay bà, khi về nhà Hạnh sẽ lấy nhắc chồng trả lại cho bà. Còn nếu anh ta không trả cô sẽ lấy số tiền cô tiết kiệm được kia ra để trả lại.

Bà Funny đỡ lấy cháu nội, rồi nhìn con dâu lúi húi lấy quần áo đi vào nhà tắm phía cuối phòng, thì không nén nổi tiếng thở dài. Số tiền mỗi lần bà đưa cho con dâu, cũng chỉ là trích bớt từ tiền ăn hàng tháng Andrew đóng cho bà, để đưa lại cho con bé. Ít nhiều gì con bé cũng cần có vài đồng trong người, đủ để mua chút đồ cá nhân của phụ nữ, nếu mà những thứ ấy con bé cũng hỏi chồng, chắc chắn với tính cách của con trai bà nó sẽ cằn nhằn con bé một hồi chứ chẳng để yên.

Đặt cháu ngồi ngay ngắn trong lòng, bà với tay lấy hộp cháo toan cho con bé ăn thì chạm tay vào điện thoại của con dâu. Nhìn chiếc điện thoại đang nằm im trên tủ, bất giác bà nhớ đến lời buộc tội vợ của Andrew.

Ban nãy ở ngoài kia mấy lần bà định gọi cho Nacer hỏi một số thứ, nhưng mà rồi lại chẳng biết mở lời ra sao nên lại thôi. Bởi vậy trong lòng bà vẫn canh cánh mối nghĩ ngờ, bây giờ chỉ cần mở chiếc điện thoại kia ra, kiểm tra cuộc gọi đi chẳng phải bà sẽ biết được sự thật hay sao?

Nhưng làm như thế nếu con dâu bà biết nó sẽ nhìn bà với ánh mắt thế nào. CÒn nếu không xem mà cứ để mãi mối nghi ngờ trong lòng chỉ e lâu dần chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình cảm bà dành cho con dâu.

Bà Funy cứ thế lưỡng lự, rồi lén lút đưa mắt nhìn mọi người trong phòng, ai nấy đều đang mải lo cho con, không chú ý gì đến bà cả. Bàn tay bà khẽ chạm đến chiếc điện thoại rồi lại giật mình bởi giọng nói từ phía sau lưng mình, suýt chút nữa làm rơi cả điện thoại của con dâu.

Trước/40Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Đô Thị Vô Thượng Tiên Tôn