Saved Font

Trước/113Sau

Mệnh Vượng Phu

Chương 3

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Ngô thị đi lên trấn cản người rồi, để lại Khương Mật ở nhà tâm trạng không yên. Nàng đứng ngồi không yên, không thể cứ chờ như vậy được nên muốn dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng ánh mắt của nàng lại không tự chủ được mà nhìn ra ngoài đường.

Nhìn trời đã tối, trường tư thục cũng đã nghỉ rồi chứ? Tuần trước tướng công cũng về đến nhà vào giờ này, sao hôm nay mãi vẫn chưa thấy người?

Chẳng lẽ mẹ đến muộn, không ngăn cản được chàng?

Không thể nào!

Bước chân của mẹ đi nhanh thế cơ mà!

Trong lòng Khương Mật có đủ loại suy nghĩ, đang rối loạn thì nghe có tiếng người chào hỏi Tam Lang đã về rồi đấy à, hỏi trong giỏ đựng sách chàng đeo có gì? Có mua được thứ gì tốt hay không?

Nghe thấy vậy, Khương Mật đi mấy bước ra ngoài, quả nhiên là nhìn thấy mẹ chồng và tướng công một trước một sau đang đi trên con đường thôn. Trên tay mẹ vẫn trống không như lúc ra khỏi nhà. Còn tướng công mặc chiếc trường sam màu trắng, lưng đeo giỏ đựng sách ngay ngắn, nhìn cao lớn, hiên ngang và kiên cường giống như cây trúc xanh.

Lúc này, Vệ Thành cũng nhìn thấy nàng. Do đang có người ở đó nên chàng không để lộ ra quá nhiều tình cảm, chỉ từ trong ánh mắt lại chất chứa hai phần vui mừng.

Trước kia, Ngô thị vẫn có chút ý kiến đối với cô con dâu thứ ba. Nguyên nhân không phải do nàng là cô nương nông thôn, cũng không phải do Vệ Thành vì muốn cưới nàng mà náo loạn không vui một trận. Lý do quan trọng nhất là nàng mất mẹ từ sớm, điều này phạm vào kiêng kị rất lớn. Số mệnh của Vệ Thành không quá tốt, Ngô thị muốn chọn cho chàng một cô con dâu có nhiều phúc khí, tốt nhất là từ khi mới sinh đã như châu tròn ngọc sáng. Lúc mới sinh ra, da Khương Mật đã trắng như tuyết, nhưng lại hơi mảnh khảnh, nhìn lại thấy phúc mỏng.

Nhưng từ hôm nay trở đi, tất cả những điều này đều trở nên hư vô. Trên đường về nhà, Ngô thị vẫn luôn suy nghĩ. Bà nhớ là con dâu thứ ba nói từ nhỏ nàng đã hay mơ như thế, mỗi lần có việc không lành sắp xảy ra thì ông trời đều sẽ báo mộng cho nàng…

Việc này tốt, việc này lại quá tốt rồi!

Như hôm nay, nếu không có nàng, e rằng Tam Lang đã bị bạn đồng môn làm liên lụy bị thương, sao có thể may mắn mà tránh được một kiếp?

Vậy mới nói duyên phận là sợi chỉ ngàn dặm quanh co, trước kia Tam Lang vừa gặp nàng đã yêu không phải là ý trời hay sao. Con dâu có cơ duyên như thế này, e rằng cũng không phải là người bạc mệnh.

Trong lòng Ngô thị đã thông suốt hơn nhiều. Hai năm nay trong nhà chẳng có việc gì tốt cả, hai con dâu trước là người có chủ ý lớn, hay tính toán, thấy cái gì cũng muốn vơ về mình. Ngược lại con dâu thứ ba tình tình khá tốt, lại chăm chỉ. Trước kia, bà cảm thấy xuất thân của nàng không trợ giúp được gì cho Tam Lang. Nhưng nay đã khác xưa, Ngô thị rất hài lòng với Khương Mật. Bà thấy mọi mặt đều tốt, chỉ có điều tính cách hơi mềm yếu, hay phải chịu thiệt. Cũng may còn có bà ở bên cạnh giúp đỡ.

Nghĩ như thế nên hiếm khi Ngô thị cho Khương Mật sắc mặt tốt, hỏi:

“Sao lại đứng đợi ở đây? Đợi bao lâu rồi?”

“Vừa mới may vá một lát, thấy trời sắp tối rồi, con đoán là cũng sắp về nên mới ra nhìn một chút, vừa đúng lúc thấy hai người. Mẹ đi đường vất vả rồi, tướng công cũng vậy.”

Nàng thấy Vệ Thành đổ mồ hôi nên lấy khăn tay ra đưa tới bảo chàng lau. Vệ Thành vào trong phòng, bỏ giỏ đựng sách đang đeo trên lưng xuống rồi mới lau mồ hôi trên trán. Vì thế nên chàng mới có thể ngửi thấy mùi thơm trên khăn tay, mùi hương rất nhạt. Đó là mùi hương trên người Khương Mật, cái hương vị mà chàng đã cảm nhận được khi ở trên giường.

Khi ở cùng Khương Mật, Vệ Thành chẳng để ý gì nhiều, hay có những suy nghĩ kiều diễm. Nhớ đến chuyện hôm nay, chàng vội vàng kiềm chế lại tính phóng đãng, gấp gọn khăn tay rồi đưa lại cho Khương Mật. Sau đó, chàng mở giỏ đựng sách ra, lấy một bọc giấy ở bên trong ra.

Thấy chàng đưa cho mình bọc giấy, Khương Mật liền hỏi đây là gì.

Vệ Thành nói là bánh hoa quế.

Khương Mật không dám nhận, nhìn về phía mẹ chồng một cái.

Ngô thị thiếu chút nữa thì tức giận:

“Có cái gì mà ta chưa từng thử qua đâu, còn để ý mấy miếng bánh hoa quế này à? Đây là Tam Lang mua cho con, không nhận lấy đi còn nhìn ta làm gì?”

Lúc này Khương Mật mới đưa tay ra nhận, bọc giấy không to lắm, chỉ khoảng bốn miếng nên cầm không nặng lắm, vừa ngửi đã thấy thơm. Nàng cất vào phòng phía tây, đang chuẩn bị đi vào nhà bếp nấu cơm thì mẹ chồng gọi lại.

“Tam tức phụ, lần này may mà có con.” Khương Mật đứng lại hỏi:

“Thực sự xảy ra chuyện hả mẹ?” Ngô thị gật đầu, tiện thể bà nói Vệ Thành, đều đã kể cho chàng về việc báo mộng mà chàng vẫn còn định đi qua giúp đỡ.

“May là ta không yên tâm nên tự mình chạy đến, nếu đổi lại cho người khác đi chắc gì đã ngăn được tên cứng đầu này.” Dù sao cũng là bạn đồng môn, cũng không thể nhìn thấy mà khoanh tay đứng nhìn được.”

“Ta không muốn nói nhiều với con. Ngược lại, con hãy nghĩ cho ta và cha con, nghĩ cho thê tử con nhiều hơn, lỡ may con có xảy ra chuyện gì thì chúng ta phải làm sao đây?”

“Mẹ…”

“Con còn biết ta là mẹ của con à! Lời ta nói con có nghe hay không?”

Vệ Thành nhìn thấy mẹ chàng lộ vẻ mặt nghiêm trọng, sắc mặt Khương Mật đứng bên cạnh cũng đầy lo âu, chàng còn có thể làm gì được nữa? Chỉ có thể cúi đầu nhận sai, cam đoan sau này dẽ đặt an toàn lên hàng đầu, tuyệt đối sẽ không để bản thân gặp nguy hiểm.

Khương Mật cũng bớt lo lắng, đi vào bếp nấu cháo. Ngô thị lại hỏi Vệ Thành mấy câu, hỏi về tình hình người thiếu nợ bị chặn lại kia. Nghe Vệ Thành nói xong mới cảm thán may mà không bị dính vào việc này, mấu chốt của việc này là bị thương rồi thì có lẽ là lại bị lỡ kỳ thi Viện lần nữa. Bà lại hỏi chàng thời gian cụ thể kỳ thi Viện? còn bao lâu nữa? Cần chuẩn bị những gì? Đợt đi thi này cần bao nhiêu tiền?

Đang nói chuyện thì cha Vệ về đến nhà. Nghe thấy tiếng hai mẹ con đang nói chuyện, người ông còn đang ở trong viện đã bắt chuyện hỏi thăm Vệ Thành:

“Tam Lang về rồi hả con?” Vệ Thành từ trong nhà đi ra, tới dưới mái hiên nhà thì gọi cha.

Hai cha con còn chưa nói được mấy câu thì Ngô thị đã cáo trạng trước. Bà đem chuyện hôm nay ra nói từ đầu tới đuôi cho chồng nghe, bảo phải khuyên răn Lão Tam. Có tình nghĩa bạn đồng môn không sai nhưng cũng nên lượng sức mà làm, việc phá án đã có nha môn, việc cứu người đã cho đại phu, con có thể giúp được cái gì?

Cha Vệ không ngờ rằng mình chỉ ra đồng làm việc nửa ngày thôi mà bỏ lỡ nhiều chuyện như vậy. Nghe Ngô thị nói xong ông cũng sửng sốt một lúc rồi mới hỏi là thật ư? Còn có chuyện này à?

“Nói vậy thì con dâu thứ ba là đại công thần nhà chúng ta rồi!”

“Đúng là may mà có Mật Nương, nếu không e là năm nay lại bỏ lỡ kỳ thi Viện rồi.”

“Kỳ thi Viện năm nay Tam Lang có chắc chắn không?”

Vệ Thành nói chỉ cần không xảy ra chuyện ngoài ý muốn, có thể thuận lợi thi xong kỳ thi Viện thì không có vấn đề gì.

Lúc này cha con Vệ gia đang nói chuyện câu được câu không, còn nhà Vệ Đại Lang thì lại náo loạn không yên.

Lúc nãy thằng con trai nhà hắn chơi ở phía sau nhà, dán tai vào chân tường hóng chuyện, những việc khác thì không nghe rõ, lại chỉ nghe thấy bánh quế hoa. Thế là cái tật tham ăn lại nổi lên, quay về ăn vạ đòi ăn bằng được, suýt chút nữa bị ăn đánh.

Vợ Đại Lang nhăn mặt dạy dỗ nó, nó liền đặt mông ngồi xuống đất gào khóc, nói là tam thúc mua cho tam thẩm mà mẹ không mua cho con! Mẹ là mẹ kế! Con là con do mẹ kế nuôi!

Mấy từ mẹ kế này đều là do nó nghe nhiều mà học được. Trước kia, vợ Đại Lang thường đóng cửa cười cợt nhà sát vách, nói Tam Lang là người đọc sách quý hơn vàng, không cưới thôn nữ chân đất bình thường, mà đi cưới cô nương do mẹ kế nuôi lớn.

Lúc này nghe thấy những lời đứa con trai mình mười tháng mang nặng đẻ đau chỉ về phía mình nói, vợ Đại Lang trợn tròn mắt, đợi tỉnh táo lại liền hung hăng phát hai phát vào mông nó.

“Ai nói với con ta là mẹ kế?” Đứa bé này mới có ba bốn tuổi, còn đang tuổi nghịch bùn nghịch đất thì biết cái gì? Mông nó bị đánh hai phát vô cùng đau đớn nên vừa giãy giụa vừa khóc lóc:

“Mẹ hung dữ như thế thì chính là mẹ kế rồi! Là mẹ kế!” Vợ Đại Lang tức giận quá lại càng đánh nó thêm mấy phát:

“Rốt cuộc là ai dạy? Mày có nói không? Không nói ta đánh chết mày!”

“Mẹ dạy! Là mẹ dạy! Mẹ nói ‘hắn là người đọc sách quý hơn vàng chọn ai không chọn lại đi chọn cô gái được mẹ kế nuôi lớn’.”

Động tĩnh lúc này lớn như vậy, Khương Mật đang ở trong nhà bếp còn nghe rõ tiếng khóc chứ nói gì đến cha con Vệ gia. Cha Vệ đang nói chuyện với Vệ Thành, nghe thấy cháu nội gào khóc không ngừng liền dặn dò Ngô thị, bảo bà đi sang xem thế nào, xem vợ Đại Lang đang làm gì. Ngô thị đi sang đúng lúc nghe thấy câu này. Cách cánh cửa phòng, bà thấy con dâu cả sắc mặt âm u đang đánh con.

Vợ Đại Lang cũng nhận thấy có thêm một cái bóng trước mặt, ngẩng đầu lên nhìn, tim lạnh nửa phần.

- .“Mẹ, sao người lại sang đây?”

“Ta không thể sang ư?” “Không phải… ý con không phải như vậy.”

“Không có ý đó? Vậy cô nói xem lời Mao Đản nói là thế nào?”

Vợ Đại Lang cười gượng một tiếng rồi nói:

“Con cũng không biết nên đang hỏi nó? Tiểu tử thối này không biết đã học được ở đâu mấy lời bậy bạ đó!”

“Mẹ dạy…” Mao Đản đang muốn nói là do mẹ dạy nó thì bị mẹ nó bịt miệng lại.

Ngô thị cũng đoán được hai cô con dâu này sẽ bịa chuyện sau lưng, bà liếc xoáy vào vợ Đại Lang:

“Đồ sao chổi không chịu yên ổn mà sống qua ngày, cứ làm cả nhà nháo nhào không yên! Món nợ lần trước tôi còn chưa tính với cô đâu, còn để tôi nghe được những lời này nữa thì tôi xé rách miệng cô ra.”

Bị mẹ chồng mắng như thế, mặt vợ Đại Lang không sao tươi lên được. Ngô thị cũng chẳng thèm quan tâm đến suy nghĩ của nàng, hỏi nàng đã nghe rõ chưa.

“Nghe rõ rồi thì đáp một tiếng? Cô nghĩ là ra ở riêng rồi thì tôi không dạy được cô à? Hôm nay tôi muốn dạy dỗ cô, Đại Lang dám cản chắc? Cô bảo nó cản tôi thử xem!”

“Mẹ ơi, người nói như thế thì bảo con làm sao mà sống được?”

Vợ Đại Lang đang định khóc thì đã bị Ngô thị chặn lại:

“Không sống được thì đừng sống nữa!”

Ngô thị đã bị hoảng sợ ở trên trấn, đang không có chỗ trút giận thì vợ Đại Lang lại đụng đến bà. Sau khi mắng một trận, Ngô thị cảm thấy tốt hơn nhiều, lúc quay về ăn hơn nửa bát cháo.

Màn đêm buông xuống, phòng phía đông và phía tây Vệ gia đã đóng lại tâm sự riêng. Ngô thị oán giận nói với chồng về hai cô con dâu lớn. Chúng nó mà bằng được một nửa Khương Mật thì đã cảm tạ trời phật lắm rồi. Trước kia, cho rằng con trai quá thành thật nên cưới cô con dâu thông minh mới có thể chu toàn việc gia đình. Kết quả là hai cô con dâu ấy lại quá thông minh, vừa vào cửa đã không sống yên phận, ngoài tính toán ra chẳng được cái tích sự gì.

“Cũng vì cái đức hạnh của chúng, nếu không có tôi đè ép thì nhà Lão Tam nhất định phải chịu thiệt rồi. Ngẫm lại Lão Tam chưa bao giờ so đo tính toán với hai anh trai, luôn một lòng nỗ lực vươn lên để gia đình có cuộc sống tốt hơn. Vậy mà hai anh của nó lại bị vợ lừa gạt, trở nên xa cách với chúng ta, luôn cảm thấy hai ông bà già chúng ta đối xử không tốt với con chúng nó. Cả ngày nói mấy lời xui xẻo chứ không tin Lão Tam sẽ có ngày thành công. Nếu không phải là muốn ở riêng … thì tôi đây cũng chẳng thèm tính toán so đo với cô ta. Đợi đến ngày Lão Tam đỗ tú tài, thậm chí là tiến xa hơn, ông xem tôi dạy dỗ cô ta thế nào, còn không phải là sẽ quỳ gối dập đầu nhận sai ư.”

Cũng không hẳn là chẳng thèm tính toán, mà là Vệ Thành còn chưa thi đỗ, chưa đến lúc Ngô thị được mở mày mở mặt.

Cha Vệ nằm nghiêng trên giường, nhắm hai mắt lại nghe bà lải nhải nửa ngày, thấy bà nói đủ rồi mới nói:

“Bà cũng nói ít thôi, ngủ đi.” Ngô thị trở mình, không ngủ được lại nói:

“Lúc ấy Lão Tam cứ khăng khăng muốn cưới Khương Thị thì tôi tức lắm. Đến hôm nay mới thấy mắt nhìn người của nó không tệ.”

Cha Vệ còn chưa ngủ, nhưng ông biết rõ tính nết tức phụ mình nên không tiếp lời. Ngô thị nói thêm vài câu mà không ai để ý nên đành im lặng.

Ở phòng phía đông dần không có động tĩnh gì thì bên phòng phía tây, chiếc giường gỗ lại lắc lư đến nửa đêm. Vệ Thành mới kết hôn đã phải quay về trường tư thục đọc sách.

Chàng phí biết bao tâm tư mới cưới được Khương Mật, thời gian hai người ở chung cũng không nhiều, mỗi tuần chàng chỉ có thể về nhà được một ngày. Mỗi khi nhớ vợ thì Vệ Thành lại càng cố gắng học tập gấp ngàn lần, chỉ mong năm nay có thể đỗ tú tài, sau đó có thể đi học trên huyện.

Vệ Thành là người có chí lớn. Chàng không chỉ muốn đỗ tú tài mà sau này còn muốn đỗ cử nhân. Đỗ cử nhân rồi mới có thể đón cha mẹ vào thành ở, mới có thể cho Mật Nương hưởng phúc.

Trước/113Sau

Theo Dõi Bình Luận