Saved Font

Trước/67Sau

Mưu Trí Thời Tần Hán

Q.1 - Chương 4: Không Sợ Gì Những Thứ Danh Hão

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Năm 584, Khả hãn Đạt Đầu của tộc người Đột Quyết đầu hàng triều Tùy. Triều Tùy giải trừ được mối nguy hiểm phương bắc liền muốn xuống phía nam để tiêu diệt nhà Trần. Về thế lực triều Tùy mạnh hơn nhiều so với nhà Trần ở phía nam.

Nhưng cách ngăn giữa hai nước là con sông Trường Giang, một cái hào lớn của trời. Nếu nhà Trần không buông lỏng cảnh giác, cứ phòng thủ dọc theo sông Trường Giang, như vậy dẫu quân Tùy có mọc thêm cánh, cũng khó mà bay qua được, còn nói gì đến việc tấn công nhà Trần nữa. Chỉ e rằng, chân chưa kịp đặt tới đất Trần thì đã bị dòng nước cuốn đi rồi.

Tùy Văn Đế hỏi Cao Dĩnh về kế sách. Cao Dĩnh nói. "Khí hậu hai vùng không giống nhau, thu hoạch mùa màng ở phía nam sông Trường Giang sớm hơn so với phía bắc. Khi nước Trần đang thu hoạch mùa màng, ta có thể dùng một số binh mã tạo ra khí thế tấn công như đang vượt sông. Lúc đó quân Trần tất phải kéo dài thời vụ để chuẩn bị chiến đấu. Và khi quân Trần sắp xếp trận mạc ngay ngắn thì quân ta lại giải giáp nghi ngơi. Cứ thế lặp lại mấy lần, quân Trần sẽ cho rằng chúng ta chỉ là dọa hão nên chẳng phòng bị nữa. Nhân cơ hội này chúng ta có thể vượt sông, đồng loạt tấn công thành Kiến Khang (nay là Nam Kinh, trước là nơi đóng đô của nhà Trần)...".

Tùy Văn Đế cứ dựa vào đó mà làm. Sau khi nước Trần cho rằng quân Tùy dọa hão như vậy nên bắt đầu dần dần buông lỏng phòng thủ. Lâu sau nước Trần cũng chẳng phản ứng gì mau lẹ lắm đối với các hành động quân sự của nước Tùy.

Đại tướng quân Tùy là Hạ Nhược Bật trấn thủ ven sông, mỗi lần quân đội thay đổi cách phòng bị thì nhất loạt chiếm cờ, doanh trại tan rã, lại săn bắn ven sông, người và ngựa bừng bừng khí thế, âm thanh động trời. Quân Trần cho rằng tất cả quân Tùy tới nên vội vàng điều binh khiển tướng chuẩn bị phòng thủ. Sau đó, quân Trần mới biết đó chỉ là buổi diễn tập thay quân của nhà Tùy, thế là lại giải tán binh mã. Qua năm lần bảy lượt như vậy, quân Trần cho rằng diễn tập như vậy là thường nên chẳng cần phòng bị nữa. Hạ Nhược Bật còn mang ngựa già đi đổi thuyền mới của quân Trần và mang những chiếc thuyền mới đó giấu đi rồi mang 50- 60 cái thuyền nát để dưới tầm mắt của quân Trần. Quân Trần cho rằng quân của Hạ Nhược Bật không có thuyền thì chẳng có cách nào vượt sông được, và lại càng tin rằng buổi diễn tập đổi quân của nhà Tùy chẳng qua chỉ là để phô trương thanh thế của mình mà thôi. Kết quả, khi Hạ Nhược Bật dẫn quân tập kích sang thì quân Trần hồn bay phách lạc.

Năm 585, Tùy Văn Đế phái Dương Tố bám sát một dải vùng thượng lưu sông Trường Giang, tấn công những chiến thuyền của quân Trần. Dự đoán cũng giống như Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm 300 năm trước, dựa vào ưu thế thuận dòng mà tiến, dùng đội lái thuyền giỏi xuôi dòng bám sát xuống hạ lưu để vượt sông, cùng đánh chiếm thành Kiến Khang hoặc giả dùng đội thủy quân này tiêu diệt phía tây Hán Khẩu, cản trở một đội quân chủ lực lớn của nước Trần ở vùng thượng lưu sông Trường Giang, yểm hộ quân Tùy ở vùng trung hạ lưu sông Trường Giang để thuận lợi tác chiến vượt sông.

Để bảo đảm tính bất ngờ tấn công, các quần thần khuyên Tùy Văn Đế bí mật hành sự. Tùy Văn Đế lại làm ngược lại với cách đó, lệnh cho đội ngũ làm thuyền đem một số lượng lớn thuyền gỗ trên sông, cố ý để cho quân Trần biết. Quân Tùy đã ở nước Thục chuẩn bị chiến đấu.

Quân Trần thấy đống thuyền gỗ ven sông chẳng động tĩnh gì. Họ cho rằng, địa đoạn Ba Hiệp của vùng thượng lưu - một bãi biển khó lường, hơn nữa lại chính là trọng điểm phòng thủ của quân Trần, Tùy Văn Đế thông minh cũng không thể đem trứng chọi đá được. Ông ta rất muốn tấn công nhưng Trường Giang ngàn dặm chính là yếu điểm quan trọng. Cứ dựa vào lập luận này thì những việc làm phô trương của quân Tùy tuy lớn mạnh nhưng chẳng qua cũng chỉ là phô trương thanh thế của chính mình.

Quân Trần càng ngày càng buông lỏng việc phòng bị ven sông, danh thì còn nhưng thực thì đã mất. Khi quân Tùy áp sát biên giới sắp sửa phát động tổng tấn công, lúc đó quân Trần đang long trọng đón mừng Tết nguyên đán. Tất nhiên toàn bộ thuyền sư đã men theo phía đông của vùng Vũ Xương để tiến vào Kiến Khang.

Trần Thúc Bảo lại cho rằng Tùy Văn Đế chỉ phô trương thanh thế, không đủ sức để vượt sông lại càng buông lỏng phòng bị. Tùy Văn Đế thấy rằng địch nhầm bèn khua chuông gióng trống dồn dập, sắp xếp binh lính. Đến cuối năm 588, thời cơ chinh phạt Trần đã chín muồi, Tùy Văn Đế sau cùng lại tiến hành kế sách "Giả sự danh hão": Viết một bài hịch văn phá Trần với 1000 câu chữ dồi dào trôi chảy chép thành 700.000 bản, truyền khắp các vùng Giang Nam. Trần Thúc Bảo chẳng thèm đếm xỉa gì đến bài hịch văn đó, ngược lại càng tăng thêm niềm tin vào phán đoán sai lầm của mình, vẫn vững tin vào cái danh hão của nhà Tùy.

Tháng 12 năm 588, Bình quân nguyên soái của nhà Tùy đầu tiên dẫn đội thủy quân tiến vào Tam Hiệp, phá dòng đầu bãi- (nay là phía tây thành phố Nghi Xuân tỉnh Hồ Bắc) sau đó cứ xuôi dòng hội họp với đội quân của Dương Tú ở Hán Khẩu, đem hàng loạt binh sĩ quan trọng ở vùng thượng lưu của nước Trần để cản trở vùng phía tây Hán Khẩu. Thành Hán Khang có một dải vùng trung hạ lưu sông Trường Giang đã vô cùng nguy hiểm như trứng để đầu đẳng. Các vùng trấn giữ ven sông nước Trần sợ hãi cho người phi ngựa về báo, có người cho rằng những vùng yếu địa như vùng Kim Khẩu (nay là Trấn Giang thuộc tỉnh Giang Tô), vùng Thái Thạch (nay là vùng phụ cận Đương Đồ tỉnh An Huy), nên phái 5000 binh sĩ tinh nhuệ, ngoài ra còn tăng thêm 200 chiếc thuyền kim loại cứ dọc sông mà thị sát để phòng thủ bất trắc, Trần Thúc Bảo ngược lại vẫn cho rằng đó là một việc thừa, vẫn tin tưởng rằng quân Trần có nắm giữ đó là việc thường thôi, tướng sĩ ven thành sẽ kịp ứng phó. Đưa thêm người và thuyền cũng lại một lần nữa đưa kế sách danh hão vào mà thôi.

Quân Trần vẫn hoàn toàn không chuẩn bị chiến đấu, chưa đầy bốn tháng, dưới kế sách kiên trì bền bỉ của Tùy Văn Đế, một đất nước hùng vĩ đã bị tan rã.

Chiến tranh giữa Tùy và Trần, xét về thực lực quân sự thì rõ ràng nhà Tùy chiếm thế chủ động. Nhà Trần có một bình phong thiên nhiên che chở là sông Trường Giang, nếu có thể đề cao cảnh giác, sắp xếp chu đáo, quân Tùy dù muốn tiến đánh cũng không thể thắng nổi, càng không thể tốc chiến tốc thắng để giảm sự hao binh tổn tướng được. Biện pháp duy nhất của nhà Tùy là làm cho nhà Trần buông lỏng cảnh giác, tự động hủy bỏ việc mượn sông Trường Giang để phòng bị, nhưng muốn làm được việc này quả thật là rất khó. Cứ dựa vào việc bí mật chuẩn bị, bất ngờ tấn công thì không thể làm được, bởi vì hai nước rất lớn, tầm hiểu biết cao, vì vậy việc tiêu diệt nhau quả là khó có thể làm được. Mưu kế của Tùy Văn Đế rất tuyệt ở chỗ dám đánh bài ngửa với việc tiêu diệt tận gốc đối thủ, tự mình rầm rầm rộ rộ, trống gióng cờ mở xuống phía nam để tiêu diệt nhà Trần. Kết quả, quân Trần lại cho rằng sự dọa nạt này chẳng qua là một loại phô trương thế lực của mình, quân Trần chi bước một bước là rơi vào cạm bẫy của Tùy Văn Đế. Đây là kế sách lợi dụng tâm lý một cách hoàn hảo: "Chuẩn bị chu đáo ắt sẽ bền bỉ, những gì thường thấy ắt sẽ không hoài nghi . Trong hình thức công khai nhất lại chứa đựng kế sách, ý đồ cơ mật nhất. Trong cuộc chiến tình báo thương mại, do mỗi bên đều giữ nghiêm cửa ngõ của mình, không dễ để lộ một sơ hở bất kỳ nào, vì vậy dựa vào việc "trộm" bí mật e rằng sẽ không được như kế sách "giả vờ sợ hão".

Người thừa kế thuyền vương Hy Lạp, một thế giới giàu có dồi dào tên là Christina mới 20 tuổi, tài hoa phóng đãng tự nhiên cử hành hôn lễ với Masa Palêép thông chức viên của Liên Xô cũ sống âm thầm lặng lẽ đã ngoài 30 tuổi. Điều này là tin tức đã làm chấn động toàn cầu vào đầu tháng 8 năm 1978 và cho đến tháng 2 năm 1980 cả thế giới lại kinh ngạc vì sự chấm dứt của cuộc hôn nhân ly kỳ này. Cơ quan phản gián Hy Lạp đã tiến hành công việc một cách khẩn trương để giảm mức tối thiểu do tình báo nước ngoài gây ra: Trong cuộc hôn nhân ngắn ngủi, những tin tức tình báo của công ty dầu mỏ Phương Tây và công ty Onassiss (Hy Lạp) ngày nào cũng được chuyển về Maxcơva.

Công ty Onassiss chính là di sản khổng lồ của thuyền vương giành lại cho con gái.

Nó gồm 52 đội thuyền 6 triệu tấn, số lượng này gấp 2,5 lần lượng thuyền của cả Liên Xô cũ có được. Tài sản này tính ra khoảng 2 tỉ đô- la và đương nhiên có quan hệ mật thiết với việc cung ứng và vận tải dầu lửa phương Tây.

Năm 1977, nhân viên tại công ty vận tải nước ngoài của Liên Xô cũ tên là Masa Palêép tới Paris công tác, không lâu thì gặp mặt Christina. Chàng nhân viên này cử chỉ văn nhã, học thức sâu rộng, ăn nói rất hiểu đời. Christina vừa nhìn thấy anh ta đã có tình cảm như rơi vào lưới tình mà không có cách nào thoát ra được. Đang lúc đội thuyền phương Tây phổ biến giảm chủ thuê thì Masa chủ động nói với Christina rằng anh ta có thể đưa ra phương pháp để công ty vận tải nước ngoài của Liên Xô cũ trả thù lao đầy đủ để thuê thuyền viên của cô ấy. Christina hết sức cảm động, và với sự năng nổ thông minh buôn bán trên thương trường của Masa đã khiến cho Christina càng thêm kính phục.

Masa thấy thời cơ đã chín muồi, trong một đêm hội, dưới ánh đèn ấm áp, với nỗi đau trong lòng, anh đã kể tỉ mỉ về thân phận vất vả của mình. Anh ta là đặc vụ KGB (ủy ban an ninh quốc gia) của Liên Xô cũ. Christina đã vui mừng trả lời: "Anh là một đặc vụ thông minh, tài năng. Em muốn kết hôn với anh".

Có người đặc vụ nào lại nói với đối thủ của mình rằng chính mình là đặc vụ? Dĩ nhiên, tự mình gọi mình là đặc vụ, điều đó khẳng định chính anh ta không phải là đặc vụ. Christina rất tự nhiên sử dụng tư duy logic giống Chenho đương nhiên cũng chỉ có thể giống như tự động rơi vào cạm bẫy phòng bị.

Masa lại nói rằng: "Anh sẽ đem những tin tình báo của công ty em - những tin tình báo nào có liên quan đến dầu lửa để tới Maxcơva lĩnh thưởng".

Christina nói: "Tin tức tình báo của em và trái tim nóng hổi này của em trao cả cho anh!".

Masa thấy cá đã cắn câu, vội đem dây buộc lại. Masa đột nhiên trở về Maxcơva.

Trong lòng Christina nghĩ, anh ấy nói anh ấy chính là đặc vụ, muốn lấy trộm tin tình báo, hóa ra là muốn mượn cớ kết hôn với mình sao! Cô vội hỏi những người thân của cô, lại nhờ phái viên các nước thăm dò Maxcơva. Thật chẳng dễ gì Masa lại tin, anh nói rằng anh không thể rời Maxcơva được, và cô ấy phải tới Maxcơva để gặp mặt. Christina trong lòng như lửa đốt, một phút cũng chẳng để lỡ, đi máy bay tới ngay Maxcơva. Xa nhau đã lâu, những tình cảm tích tụ trong lòng bị cản trở. Nữ thuyền vương chấp nhận điều kiện vật chất tốn kém, vừa mới ly hôn lại kết hôn với đặc vụ phái chính thống.

Cơ quan tình báo Hy Lạp và gia tộc Onassiss đã lo lắng không yên, nhiều lần cảnh cáo Christina nhưng cô chỉ cho rằng không đúng và phản đối. "Ai đã thấy chồng tôi cầm máy ảnh chụp trộm văn kiện? Tôi không thấy! Các anh có thấy không?"

Thử nghĩ, có đặc vụ nào lại "tra tài liệu hay chụp trộm" trong công ty của chính vợ mình không? Họ đương nhiên không có cách nào lấy được một chút chứng cứ gì về hành động của chàng đặc vụ này.

Trước/67Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Đô Thị Tu Chân Tiên Đế