Saved Font

Trước/1228Sau

Nữ Đế Phát Sóng Hệ Thống

Chương 1219: Thiếu Niên Trẻ Trâu Phong Hoài Giới (3)

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
*

Tuy thế gia Đông Khánh hiện giờ chẳng ra sao, nhưng không thể phủ nhận rằng con cháu của bọn họ thật sự có tài năng.

“Đất nước thời đại nào cũng có người tài, ôi, đúng là sóng sau xô sóng trước. Những thanh niên trẻ tuổi này thật sự rất tuyệt vời, đúng là rường cột nước nhà.”

Phó quan đứng cạnh Liễu Xa cảm thán một câu, khiến vài vị khác cũng hùa theo.

“Nếu không sao gọi là thiếu niên anh tài chứ? Thiên hạ này chẳng mấy sẽ là của bọn họ. Tuổi trẻ thật tốt, qua vài năm nữa, chắc đám già chúng ta đều phải nhường sân cho hiền tài thôi. Nhìn những thanh niên này mà xem, đúng là khiến người ta thấy mà thèm.”

Một đại nho mở lời, tóc mai ông đã bạc trắng, trên mặt đầy nếp nhăn, nhưng da thịt hồng hào, tinh thần sáng láng.

Kỳ đánh giá ba năm một lần, hôm nay là một ngày trọng đại của Đông Khánh.

Liễu Xa là quan chủ khảo, nhưng ngoài ông ra còn hơn mười vị phó quan khác nữa, họ hoặc là cựu thần trong triều, hoặc là danh sĩ nổi tiếng, hoặc là đại nho say mê học thức, ai nấy đều từng trải, nhưng Liễu Xa ghét nhất cái tính cậy già lên mặt của họ.

Nghe vài vị cảm thán, ông thầm khinh bỉ trong lòng rồi lạnh lùng cười giễu.

Kể cả là óc heo đi nữa, nện nguyên một đống tài nguyên xuống như thế thì cũng sẽ biết đi bằng hai chân, chứ đừng nói là người.

Các hạng mục thi khác đều đã hòm hòm rồi, không khí trường thi đã vô cùng náo nhiệt. Dưới sự thúc giục của vài vị phó quan, Liễu Xa đứng dậy, rút ra một quyển trục từ trong tay áo, hai thị nữ đi lên mở niêm phong ra rồi treo lên giá.

Các sĩ tử thấy quyển trục được treo lên đều hừng hực tinh thần, món chính lên rồi đây!

Khi họ nhìn thấy một chữ to duy nhất trên quyền trục đều đờ ra một lát, có người thì nhíu mày suy nghĩ sâu xa, có người thì đọc thầm...

Dân!

Trên quyển trục chỉ có một chữ như vậy, đây cũng chính là đề thi đánh giá lần này.

Nói đơn giản thì đây là một đề văn, giám khảo ra đề, học sinh tự phát huy để trả lời câu hỏi.

Không hạn chế số chữ, thể loại và đề tài, chỉ cần bám sát chủ đề “dân”, bất kể là cai trị dân chúng, canh tác nông nghiệp, mua bán hàng hóa hay là xóa mù chữ, đều không tính là lạc đề... Nhìn thì tưởng đơn giản nhưng thực ra lại cực khó.

Đầu tiên, phạm vi chủ đề này quá rộng, có thể viết rất nhiều. Chính vì thế, muốn viết một cách xuất sắc, thấm thía, khiến người đọc phải như bừng tỉnh, phải vỗ bàn khen hay, có thể lọt vào mắt xanh của Liễu Xa thì quả thực quá khó, đa phần đều là những bài tầm thường không chính kiến.

Tiếp nữa, hơn nửa đám bọn họ là con nhà giàu, bình thường dạo kỹ viện thôi thì không nói, có mấy ai tiếp xúc với dân chúng bao giờ? Tri thức của họ phần lớn là từ sách vở, rất dễ viết ra những “lời sáo rỗng”, nhập đề thế nào đây?

Với họ, hoàn thành nhiệm vụ là chuyện nhỏ, hoàn thành xuất sắc đè bẹp mọi đối thủ xung quanh mới là chuyện khó!

Khương Bồng Cơ nhìn thấy đề thi, cũng hơi nhíu mày.

Đề thi của Liễu Xa có thể nói là dễ nhưng cũng có thể nói là khó, quả thực có hơi xảo quyệt.

Dân, ghép từ chữ thi và thị.

Thi, là cơ thể không thể cử động, hiểu rộng ra là không di chuyển được.

Thị, là quốc gia, là dân tộc.

Hai từ này hợp lại, là dân chúng.

Nếu tư duy theo hướng này, dân không những là dân chúng, mà còn có thể hiểu là chính sách phát triển đất nước.

Từ đó suy ra, có thể suy xét đến những việc có liên quan đến nhu cầu thiết yếu của dân chúng như các chính sách giáo dục, thương mại… Nhưng cái khó là Liễu Xa ra đề xong cũng không cho thêm gợi ý, khiến các sĩ tử đều ngu người cả đám. Nếu biết Liễu Xa chú trọng mặt nào thì họ sẽ dễ bề lái theo chiều hướng đó.

Các phó quan thấy số đông các sĩ tử đang vắt óc vì đề bài, trong lòng cũng hơi bất mãn nhưng không nói ra.

Người ta quan tâm cuộc sống của dân chúng, đề tài thiết thực như thế, ai dám dị nghị gì?

Vệ Từ nhìn đề xong bèn nhếch môi cười.

Anh chắc chắn Liễu Xa có vấn đề, nhưng dù sao thì vấn đề ấy cũng không khiến người ta ghét ông được.

Đề bài đã được công bố, các sĩ tử không tiện thảo luận với nhau trước mắt các giám khảo, chỉ đành dựa vào tài năng của bản thân phát huy.

Trong khi những người khác đang nghiền ngẫm phỏng đoán suy nghĩ của Liễu Xa thì đã có vài người bắt đầu đặt bút viết.

Liễu Xa nhìn quanh một lượt, những người đang viết đều nằm trong dự đoán của ông, ông bởi vậy mà không nén được thở dài trong lòng.

Người dựa vào bản lĩnh để lưu danh sử sách tất có chỗ khác biệt. Thiên phú là thứ không phải cứ hâm mộ hay đố kỵ là có thể đạt được.

Ông đi quanh trường thi, ánh mắt lướt qua bài thi của những người đó mà không khỏi gật đầu.

Đề bài ông ra đúng là phạm vi hơi rộng, nhưng chỉ cần bám sát “dân” thì sẽ không lạc đề. Nhưng càng tham lam muốn nhét thêm nhiều ý vào một bài văn ngắn sẽ càng khiến bài làm thêm vô vị, chẳng thà nhấn mạnh vào vài ý chính, lấy đó làm điểm đột phá.

Đương nhiên, hiểu là một chuyện, nhưng có thể viết xuất sắc hay không lại là chuyện khác.

Có người đã hiểu được ý đồ của Liễu Xa, nhưng đến khi đặt bút xuống viết lại phát hiện không viết ra được.

Theo phân tích của bọn họ, Liễu Xa là kiểu người thiết thực.

Tâng bốc rồi ba hoa chích chòe thì có lợi gì, không chừng người ta lại thích mấy bài hiểu về nông nghiệp thủy lợi, cần cù lao động gì gì đó.

Đương nhiên, nhóm người này coi như là tự biết mình, nhưng nhiều người khác lại không thèm đoái hoài gì đến, ai mà không thích lời hay chứ, văn chương lai láng chau chuốt cầu kỳ thì làm sao, quan chủ khảo đọc mà thích là được... Vậy nên, không thiếu những kẻ ngu muội thích khoe chữ.

Trong đám sĩ tử năm nay, Liễu Xa để ý nhất là mấy đồ đệ của Uyên Kính tiên sinh, không ngoài dự liệu của ông cho lắm.

Từ bài văn họ viết, ông có thể đoán ra được tính cách của họ.

Người duy nhất khiến ông kinh ngạc lại là Vệ Từ.

Cậu đệ tử thứ tư của Uyên Kính... có vẻ không giống như lời A Mẫn nói, chỉ có cái mặt là hơn người.

Trình Tĩnh chững chạc thực tế, chú ý nông canh thủy lợi; Hàn Úc chính trực sáng suốt, văn viết ra có liên quan đến luật pháp; Lữ Trưng nhìn thì quá khuôn phép, nhưng lời văn lại trực tiếp chỉ ra những khuyết điểm của Đông Khánh bây giờ, bất bình vì dân... Nhưng cậu Vệ Từ này...

Nhìn bề ngoài thì là một thanh niên như ngọc, vừa lạnh lùng vừa có chút dịu dàng của người quân tử, một sự hài hòa khác thường.

Nhưng, lời văn lại... khá cay độc.

Dù Liễu Xa vô cùng yêu thích văn của cậu chàng, nhưng với tình hình hiện tại thì không thể cho điểm quá cao.

Không cần đâm đầu vào chỗ chết vậy đâu, cậu bé à!

Thằng nhóc này có vẻ như ngây thơ khờ dại mà hy vọng muôn dân trong thiên hạ có thể đọc sách biết chữ, còn nêu ra khá nhiều đề nghị và kế hoạch rất tuyệt.

Liễu Xa giật giật khóe miệng, lúc này mà đi khiêu khích quyền uy của sĩ tộc, cũng không sợ bị gây khó dễ sao.

Ông thầm thở dài, hành động của Vệ Từ như thể đang cố kiếm chuyện vậy, theo lời A Mẫn nói thì là: má nó, gấu quá đi chứ!

Nhưng mà, chuyện khiến người ta phiền lòng còn chưa dứt đâu.

Khương Bồng Cơ đang đứng trong đình nhìn các sĩ tử vùi đầu viết bài, trong lòng cũng thấy thoải mái hơn nhiều, thế này mới có không khí thi cử chứ.

Nhưng không lâu sau, cô phải sửa lại suy nghĩ vừa rồi.

Roẹt!!!

Tiếng xé vải vang lên.

Vệ Từ đang định hong khô mực trên bài thi, thì sĩ tử ngồi cạnh anh không ngừng giằng hết quần áo trên người mình ra, mặt gã đỏ bừng, hai mắt trợn ngược lên. Quần áo gã mặc là đồ cũ, còn rộng rãi lỏng lẻo, nhanh chóng bị gã xé ra mấy mảnh.

Vệ Từ: “...”

Liễu Xa nghe thấy tiếng động bèn quay đầu lại, gã lang quân kia đã cởi sạch, đứng dậy quay lưng về phía ông... lộ nguyên cái mông nhẵn bóng.

Liễu Xa: “...”

Ông rất muốn thốt lên, đệt bà má nhà nó chứ lại!

Trước/1228Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Luyện Khí Năm Ngàn Năm