Saved Font

Trước/12Sau

Ông Tôi 22 Tuổi

Chương 7

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Dịch: Hân Di

Ba người loạn cào cào, quần áo ngoài còn chưa hong khô. Chẳng lẽ mặc độc cái quần lót ra nói chuyện với con gái nhà người ta à? Thế có khác gì trêu ghẹo con gái nhà lành?

Nhưng mà không thể nào mặc quần áo ướt sũng tới dự tiệc trà được.

- Lắm sẹo!

Hà Đại Tiến mắng mấy "ẩn sĩ" (*) kia một câu.

- Cơm không đủ ăn, còn bày đặt mở tiệc trà. Nếu rơi vào năm mươi năm trước có mà bị lôi đi học tập cải tạo rồi.

(*) ẩn sĩ: ẩn sĩ hay ẩn giả chỉ những người đang sống ẩn dật, tách rời khỏi thế sự nhân gian và thường sống ở những vùng hoang vắng, hẻo lánh, trong rừng sâu hay sa mạc hoặc hang đá, núi cao... Ẩn sĩ này có thể là người theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Đây gọi là vun đắp tình cảm. - Tống Kim nói: - Ông không hiểu đâu.

- Vâng, vâng, vâng. Tôi không hiểu. Vậy ông đi dự tiệc trà xã giao đi, tôi không đi.

Hà Đại Tiến đặt quần áo xuống ghế, không thèm xỏ quần áo ướt sũng vào người nữa.

Đường Tam Bàn nghĩ nghĩ rồi nói:

- Theo tôi, bây giờ chúng ta chẳng có cách nào để đi cả. Nếu muốn qua lại vun đắp tình cảm thì sau này vẫn còn nhiều cơ hội, không nhất thiết chỉ có lần này. Thứ hai, là chúng ta chẳng có bộ quần áo nào để thay. Thứ ba, mặc quần áo ướt dễ bị phong thấp lắm.

Vừa nghe nhắc tới phong thấp, Tống Kim và Hà Đại Tiến đã thấy ê ẩm hết cả lưng.

Tống Kim cũng không muốn mặc quần áo ướt đi dự tiệc chút nào. Áo của ông là áo sơ mi trắng, khi bị ướt thì dính hết vào da thịt, quả là không đứng đắn, không đứng đắn.

Ông nghĩ ngợi một chút rồi nói:

- Vậy từ chối cô gái ngoài cửa đi, đừng bắt cô ấy chờ lâu.

- Thế ông đi đi.

- Sao lại là tôi?

Hà Đại Tiến muốn nói: "Vì ông nói nhiều.". Nhưng ông còn chưa nói ra miệng, thì Đường Tam Bàn đã phát hiện Tống Kim đang muốn giận dỗi, nên vội xen vào:

- Bởi vì trong chúng ta, ông là người đẹp trai nhất.

Tống Kim nhướng mày, ông đã được khen đẹp trai xuất sắc nhiều năm rồi, lúc về già còn có người nịnh nọt khen là đẹp lão. Thế nhưng thanh niên đẹp trai và ông già đẹp lão là hoàn toàn khác nhau nha.

Ông vui vẻ chấp nhận lời khen, sung sướng nói:

- Được, tôi đi.

Tống Kim đi ra cửa, mở hé một cánh ra. Ông hơi nghiêng đầu nhìn qua khe hở, thấy một cô gái chừng hơn hai mươi tuổi, đúng là người đi cùng Đới Trường Thanh lúc sáng.

- Cô gái, thật ngại quá. Vừa rồi chúng tôi bị mắc mưa, nên đang hong quần áo ở trong nhà, không thể mời cô vào được.

Cô gái liếc qua khe hở, thấy nửa khuôn mặt góc cạnh nam tính, lông mày sắc lạnh đẹp trai, đôi mắt sâu thẳm, đúng là hình tượng tổng giám đốc bá đạo. Cô nhìn tiếp, còn thấy anh chàng đang cởi trần, bả vai dày rộng, tràn đầy sức mạnh.

Cô còn muốn nhìn thêm, thì lại bị một người khác đẩy khẽ một cái, khiến tầm nhìn của cô trượt khỏi khe cửa bé xíu. Một người đàn ông hơn ba mươi tuổi xuất hiện trước mắt Tống Kim.

Đây cũng là một trong sáu vị "đạo hữu" ở thôn Hà.

- "Đạo hữu", vậy các anh nhanh chóng thay quần áo rồi tới dự tiệc trà xã giao nhé. Mỗi một tuần chúng tôi tổ chức một buổi tiệc trà, cũng không có gì đặc biệt đâu, chỉ là mọi người gặp gỡ thôi. Nếu bỏ lỡ lần này sẽ phải chờ một tuần nữa.

Tống Kim cười cười, khách sáo nói:

- Chúng tôi đi gấp nên quên mang theo hành lý, ở đây chỉ có một bộ quần áo thôi. Thật sự không thể nào tới dự tiệc trà hôm nay được.

"Đạo hữu" kia hiểu ra, nói:

- Đúng là không có cách nào.

- Đáng tiếc. - Tống Kim than thở.

Cô gái kia trước khi về còn cố ý bước thật chậm qua khe cửa rồi liếc vào trong một cái. Dưới ánh sáng của ngọn lửa bập bùng sau lưng, trông bả vai trần dường như càng mạnh mẽ, dẻo dai hơn.

Nhưng Tống Kim vừa dứt lời đã đóng cửa lại ngay, như thể chẳng muốn nhìn cô lâu hơn chút nào.

Cô gái xinh đẹp vẫn luôn được các vệ tinh vây xung quanh bị tổn thương sâu sắc.

Tống Kim chẳng có chút tơ tưởng gì với cô gái trẻ, ông trở lại bên đống lửa, tiếp tục hong quần áo dưới ngọn lửa nóng bức giữa mùa hạ. Đường Tam Bàn hỏi:

- Đuổi họ về rồi à?

- Ừ. - Tống Kim hỏi: - Ngày mai chúng ta làm gì đây?

Từ đầu tới cuối, Đường Tam Bàn chỉ có một mục tiêu duy nhất là lấp đầy dạ dày, ông nói:

- Tôi sẽ dậy sớm đi hái rau dại.

Tống Kim hơi suy nghĩ một chút nói:

- Tôi đi cùng ông.

Hai người nói xong, nhìn Hà Đại Tiến. Theo bản năng Hà Đại Tiến né tránh ánh mắt hai người, nói:

- Tôi sẽ tự sắp xếp.

Tống Kim và Đường Tam Bàn nhìn bàn tay bị thuơng của ông, nghĩ rằng ông muốn nghỉ ngơi hoặc muốn ở nhà đan lờ cá tiếp, nên không nói gì.

Chờ quần áo được hong khô, ba người liền đi ngủ.

Giường gỗ vừa cứng lại còn ngứa ngáy, Hà Đại Tiến ngủ say sưa, Đường Tam Bàn có thể tạm chấp nhận, còn Tống Kim hoàn toàn không ngủ được.

Cái giường rách nát này, thà ngủ trên sàn nhà còn hơn.

Không có cái giường nào khác, cũng không có đệm xốp, nên buộc phải chấp nhận.

Nhưng có lẽ do hai ngày một đêm không được nghỉ ngơi, nên Tống Kim ôm một bụng hậm hực chìm vào giấc ngủ tự lúc nào.

Ngoài trời, mưa đã ngừng rơi. Mặt trăng ló ra sau đám mây đen, đến nửa đêm thì ánh trăng sáng tỏ đã rải đều mặt đất, phản chiếu lên những vũng nước một màu bàng bạc.

Trong thôn lặng yên không một tiếng động, người ngủ, gia súc cũng ngủ, chỉ còn tiếng côn trùng kêu rả rích rồi cũng dần lắng xuống.

Màn đêm yên tĩnh, bình lặng.

________

Sáng sớm, Đường Tam Bàn khoan khoái tỉnh giấc. Quả nhiên được ăn được ngủ là chuyện tốt đẹp nhất trên đời.

Còn Tống Kim thì cảm thấy lưng mình sắp gãy tới nơi.

Cổ cũng muốn gãy.

Ông ngồi ở mép giường, xoa bóp cổ và lưng cả nửa ngày, giống như thân thể đã trở về tuổi bảy mươi. Ông nói:

- Tôi đau gần chết rồi. Tối nay thà chết chứ không ngủ cái giường này nữa đâu, đau mỏi rụng rời hết cái bộ xương già này rồi. Tam Bàn, có dầu thuốc không?

Đường Tam Bàn lập tức lắc đầu:

- Thử hỏi ông Đại Tiến xem có thể dùng được cây thuốc gì không? Ủa, ông Đại Tiến đâu?

Hà Đại Tiến không ở trong căn nhà cũ. Trời còn chưa sáng ông đã thức dậy, đạp lên ánh trăng đi tới vườn cây ăn quả mà ông luôn canh cánh trong lòng.

Vườn đào đang độ chính vụ trải qua một cơn mưa lớn mùa hạ, quả thì rụng lả tả đầy đất, quả thì còn trên cành nhưng đã nứt toác ra. Hà Đại Tiến nhìn cảnh này, rơm rớm nước mắt.

Năm nay thời tiết tốt, cứ ngỡ sản lượng thu hoạch cũng sẽ cao, không ngờ khi sắp thu hoạch thì bị một trận mưa lớn thế này. Mưa to gió lớn, quả nào chịu cho thấu.

Hà Đại Tiến đứng dưới tàng cây đào còn đang đọng nước sau cơn mưa, trong lòng nặng nề nhìn quả đào rụng đầy đất.

Không biết bao giờ ông mới trở về cơ thể ban đầu để khôi phục lại cuộc sống hàng ngày, tới lúc đó mới có thể trở về chăm sóc vườn cây ăn quả của ông được.

Vườn cây ăn quả này là thành quả của ông và nguời bạn già chung tay trồng nên.

Cùng khai khẩn đất hoang, cùng nhau đào từng cái hố, cùng nhau trồng từng cây giống.

Cây giống vừa trồng xong thì bạn già bị bệnh qua đời. Trước khi mất, bà đã dặn dò ông chớ chăm vườn cây ăn quả một mình, làm một mình sẽ mệt mỏi.

Nhưng Hà Đại Tiến nghĩ, bạn già đã chẳng còn, nếu vườn cây ăn quả cũng mất, thì giống như nguời bạn già của ông thật sự đã chẳng còn trên đời này nữa. Mặc dù người chết đã chết rồi, nhưng ông vẫn chẳng thể nào bỏ được vườn cây ăn quả mà hai người cùng nhau vun trồng.

Bây giờ nhìn quả rụng đầy đất, trong lòng Hà Đại Tiến vô cùng khó chịu.

Ông đứng dậy kiểm tra những quả đào còn lại trên cành, thấy vẫn còn rất nhiều quả ương đang lúc lỉu trên cây.

Nếu ông không thể quay trở lại dáng vẻ trước đây trong vòng mười ngày, nửa tháng nữa, thì vườn cây này coi như vứt đi rồi. Con trai và con dâu ông chẳng được ai chịu khổ chịu khó cả.

Nghĩ tới đây, Hà Đại Tiến thở dài nặng nề.

Thật khó chịu.

.....

Đường Tam Bàn và Tống Kim không biết phân biệt các loại rau dại, cho nên cũng chỉ dám hái những loại rau mà Hà Đại Tiến đã hái hôm qua. Họ hái rau ở loanh quanh chân núi, cũng gần đủ cho ba người ăn một bữa, ít nhất là không chết đói.

Thôn làng dưới chân núi loáng thoáng có tiếng gáy, ngỗng kêu. Đường Tam Bàn liếm liếm môi, nhớ tới món gà quay,vịt quay, ngỗng quay, gà kho, vịt kho, ngỗng kho, gà xào, vịt xào, ngỗng xào...hấp...hầm...

Đói quá...

- Tam Bàn, đây là cái gì?

Đường Tam Bàn nghe tiếng gọi, lấy lại tinh thần đi tới chỗ Tống Kim. Ông ngồi xuống cùng Tống Kim nghiên cứu một vật nhỏ màu nâu, lớn khoảng nắm tay, cao bằng nửa cánh tay. Ông nhìn xung quanh, nói:

- Trông giống măng trúc.

- Tôi cũng thấy giống.

- Nhưng mà bây giờ vẫn còn măng trúc non như thế này à?

- Quan tâm làm gì, đào nó về rồi tính. Hà Đại Tiến nói ăn được thì ăn, không ăn được thì vứt. Dù sao nó cũng không nặng gì. Ông nhìn xem, khắp sườn núi đều có thứ này.

Đường Tam Bàn nhìn quanh, quả thật măng này mọc rất nhiều. Ông nói:

- Vậy đào nó lên đi.

Hai người không biết măng này có ăn được hay không, nên đào một cái nhỏ về rồi không phí sức đào tiếp nữa. Họ sợ nếu không thể ăn thì đào về mất công, còn nếu có thể ăn thì món này cũng chẳng chạy đi đâu mà sợ.

Chờ hai người hái rau dại về tới căn nhà đất, Hà Đại Tiến đã trở lại, đang thong thả ngồi đan lờ bắt cá.

Đường Tam Bàn vừa bước chân qua cửa, bỗng dừng lại, hít hít mũi, mắt sáng lên:

- Đào!

Ông nhìn trái nhìn phải, phát hiện bên phải cánh cửa có một sọt đào lớn tràn đầy, suýt nữa nhảy cẫng lên.

- Ông Đại Tiến, ông hái ở đâu thế? Nhiều quá!

Hà Đại Tiến chăm chú đan cái lờ cá, không ngẩng đầu:

- Tôi nhặt trong vườn cây ăn quả của tôi. Qua một trận mưa to, đào bị rụng đầy đất, còn bị nứt nữa. Tôi nhặt một ít về.

Đường Tam Bàn đặt rau dại và măng trong tay xuống, ôm sọt đào đến bên giếng rửa sạch. Lúc rửa, ông không kiềm được ăn thử một quả. Đào ngọt lịm tới tận tim gan.

Tống Kim cầm cây măng vỗ vỗ vào chân Hà Đại Tiến, hỏi:

- Cái gì đây? Có thể ăn không?

Hà Đại Tiến liếc nhìn, nói:

- Đây là măng đắng, có thể ăn nhưng mà rất đắng, còn đắng hơn cả hoàng liên(*). Nếu ông ăn được đắng thì có thể xào với thịt.

(*) Hoàng liên: tên một vị thuốc bắc, có vị rất đắng.

- Có nghĩa là có thể ăn đúng không? - Tống Kim khinh thường nói: - Đắng đến mức nào? Có đắng hơn trà lạnh Quảng Đông không?

Trà lạnh Quảng Đông đắng tới mức khiến ông nhớ cả đời.Ông chưa bao giờ uống trà nào đáng sợ như thế. Vị đó không phải là đắng, mà là thứ mùi vị thần kỳ khiến mình nghi ngờ vị giác của chính mình.

Đường Tam Bàn rửa xong đào quay lại, ba người ăn một lúc mười mấy quả, vị ngọt ngào lấp đầy bụng. Ăn đào xong, Hà Đại Tiến nói:

- Chắc mấy cái lờ thả hôm qua có cá rồi, tôi đi kiểm tra một lát.

- Ông Đại Tiến chờ chút. – Đường Tam Bàn nuốt miếng đào trong miệng xuống, nói: - Tay ông còn chưa khỏi, không thể dính nước được. Ông chỉ cho tôi vị trí của mấy cái lờ, tôi đi kiểm tra cho.

Hà Đại Tiến cũng muốn đan thêm mấy cái lờ cá, nên chỉ chỗ cho ông.

Tống Kim thích đi cùng Đường Tam Bàn nên không ở nhà mà đi cùng tới bên hồ.

Hai người đi tới bờ hồ, nhìn thấy trên cây buộc hai sợi dây mây, một đầu khác của sợi dây chìm dưới hồ, có lẽ là nơi Hà Đại Tiến thả lờ.

Mỗi người cầm một sợi dây, chầm chậm kéo lờ cá lên.

Trong lòng họ tràn trề niềm tin sẽ bắt được cá, ít nhất thì cũng phải có một con. Thế nhưng không ngờ trong giỏ cá, ngoài hòn đá được bỏ vào lúc đầu thì chẳng có một thứ gì, ngay cả một con cá nhỏ bằng ngón tay cái cũng chẳng có.

- Trưa nay không có cá ăn rồi.

Đường Tam Bàn có chút thất vọng. Hồ lớn thế này mà sao chẳng có con cá nào.

- Hà Đại Tiến không đáng tin chút nào.

Tống Kim ném cái lờ xuống đất. Đường Tam Bàn lại nhặt nó lên, nói:

- Ông Đại Tiến nói, phải đào mấy con giun bỏ vào. Đi, chúng ta đi đào giun đi

Tống Kim nghĩ tới mấy con giun trơn trượt, uốn éo kia, cảm thấy thật buồn nôn:

- Tôi không động vào bọn nó đâu.

Nói xong, ông quay mặt đi luôn, rất sợ mình sẽ bị ánh mắt chờ mong của Đường Tam Bàn làm cho mềm lòng.

Đường Tam Bàn không gọi Tống Kim quay lại. Ông tự kiếm cây gậy đi đào giun, vừa đào vừa lẩm bẩm:

- Phải bắt được cá. Phải bắt được cá. Ta muốn ăn thịt. Ta muốn ăn thịt...

Cách đó không xa, trong bụi rậm có một cậu nhóc đang nhìn chằm chằm bờ hồ. Cậu đã ngồi đó lâu thật lâu, chờ người to béo kia bỏ đi.

Trong tay cậu nhóc ôm một con cá, nó đang há miệng ngáp, đuôi giãy đành đạch vô vọng.

Đó là con cá cậu vừa trộm được trong cái lờ.

Vô cùng béo khỏe.

Buổi trưa có thịt ăn rồi.

Trước/12Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Dị Thế Độc Sủng: Thần Y Mẫu Thân Manh Bảo Bối