Saved Font

Trước/127Sau

Phán Quan

Chương 9: Bút Ký

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
“Thằng bé đó còn nổi điên nữa không?” Hạ Tiều khiếp vía hỏi.

“Qua đêm nay là ổn.” Văn Thời đáp.

“Ồ.” Hạ Tiều thở phào nhẹ nhõm.

Tạ Vấn bổ sung: “Đợi đến mai lại kích động nó thì sẽ là một kiểu điên khác.”

Hạ Tiều: “…..”

Văn Thời cho khung gương ăn một cái tát.

Tay bằng bông đánh người chả có tý sức lực nào, Tạ Vấn không giận mà cười nói: “Có phải ai đó quá hung dữ rồi không?”

Ai đó giả chết không hé răng.

Trong phòng chứa không có cửa sổ, chỉ cần ngây người ở trong này một lát thì sẽ lẫn lộn thời gian.

Hạ Tiều sợ tới mức không dám nhắm mắt, Văn Thời lại dựa vào thành tủ nói: “Tôi ngủ một lát.”

Vì đề phòng tên Tạ Vấn đáng ghét vỡ thành tám mảnh, hắn cố tìm một vị trí an toàn, trước khi nhắm mắt vỗ nhẹ lên khung gương mấy cái bảo: “Anh ngoan ngoãn chút đê.”

Tạ Vấn vui vẻ đồng ý, một lúc sau đột nhiên nói: “Bụng cậu réo ghê quá, đói bụng à?”

Búp bê Tây Dương lạnh lùng nói: “Câm mồm.”

Tạ Vấn cười đáp: “Được.”

Sau đó bầu không khí trở nên yên tĩnh thật sự.

Không biết trải qua bao lâu, trời cuối cùng cũng sáng.

Phòng chứa đồ vẫn tối thui một mảnh, nhưng tiếng bước chân bên ngoài báo cho bọn họ biết hai ông cháu kia thức dậy rồi.

Văn Thời nhớ tới ngăn kéo bị khóa dưới tầng, hắn muốn ra ngoài xem lại lo sợ gặp phải nguy hiểm nên không dẫn Hạ Tiều theo mà để cậu chờ trong phòng chứa.

Vốn dĩ hắn cũng không định dẫn Tạ Vấn theo, nhưng Tạ Vấn nói rằng: “Tôi không chiếm chỗ, còn có thể canh gác, cậu thật sự không cân nhắc tý nào à?”

Vì thế Văn Thời suy nghĩ một chút….dịch tấm gương vào chỗ sâu nhất trong tủ.

Tạ Vấn: “……..”

“Ai bảo anh dễ vỡ cơ chứ? Nếu anh là búp bê thì tôi sẽ dẫn anh theo ngay.” Văn Thời bình tình nói xong mở cửa chạy ra ngoài.

Hắn vẫn quen làm một mình những chuyện này hơn, bớt phải lo lắng thêm cho người khác.

Tuy nói trong lồng đều là hư tướng, nhưng cũng từng có phán quan trừ sát không thành, ngược lại còn góp thêm mạng vào, số lượng chẳng phải là ít.

Hắn không muốn kéo theo mạng của Hạ Tiều và Tạ Vấn đi mạo hiểm.

***

Cửa sổ căn nhà này thiết kế theo kiểu dáng xưa cũ thường dùng để thu ánh sáng. Bầu trời bên ngoài vẫn luôn phủ kín mây mù khiến cho căn phòng trở nên âm u.

Văn Thời trốn trong góc nhìn ông cụ thong thả đi lên tầng.

Chiếc đèn treo tường bị rơi vỡ tối qua chẳng thấy đâu, trần nhà xuất hiện một lỗ thủng đen sì.

Khắp nơi trên hành lang tầng hai là các mẩu tay chân đứt cụt của búp bê Tây Dương, phần đầu của nó bị xé rách nằm lăn lóc một chỗ, còn cả mớ bông gòn lòi ra đằng cổ.

Đôi mắt như hạt pha lê bị ai đó giật xuống văng đầy đất. Có cái mở to mắt không chớp nhìn chằm chằm trần nhà.

Ông cụ móc từ trong túi ra một túi rác màu đen, tiếp đó giũ mở, chẳng nói câu nào nhặt mớ vải vụn đó lên.

Thằng nhóc đứng khuất trong bóng tối nhìn chăm chú ông.

Một lúc lâu sau, nó thỏ thẻ nói: “Con xin lỗi.”

Ông cụ không nói gì.

Nó lặp lại: “Con xin lỗi.”

“Ông ơi con xin lỗi.”

Ông cụ khẽ thở dài, khó khăn đứng thẳng người hỏi nó: “Đây không phải là búp bê con thích sao? Vì sao lại phá hỏng?”

Giọng nói của thằng nhóc vẫn thẳng tắp không có ngữ điệu: “Bởi vì con sợ.”

Văn Thời: “…….”

Mày nói lại lần nữa tao nghe xem?

Lời này mà để cho Hạ Tiều nghe thấy, có khi cậu ta sụp đổ ngay tại trận mất.

Văn Thời nghĩ thầm.

Và thằng bé vẫn đang giải thích: “Chúng nó cứ nhìn con ấy, con sợ lắm.”

“Cho nên con lại giật mắt chúng nó xuống?” Ông cụ hỏi.

“Dạ.”

Văn Thời nhớ đến đám con rối kiểu Trung Quốc thiếu mắt trong tủ, hiểu ra từ “lại” của ông cụ có nghĩa là gì. Có lẽ thằng nhóc đã làm chuyện này vài lần rồi.

Ông cụ thở dài, giọng nói nhẹ nhàng, lộ rõ sự u ám trong căn nhà.

Thằng bé đột nhiên nói: “Chúng nó sống được.”

Ông cụ nhìn về phía nó.

Thằng bé: “Chúng nó có thể sống đó.”

Ông cụ: “Không đâu. Còn nhớ trước đây ông từng dạy không? Chỉ cần xỏ sợi dây qua ngực thì chúng nó không thể sống dậy được.”

Thằng bé nhặt mẩu tay chân cụt ngủn của búp bê rải trên đất lên, nghiêm túc nói mấy lời đáng sợ: “Nhớ ạ, thế nên con xé rách tất cả cúc áo và hoa cài ngực của bọn chúng, nhưng còn mấy con chưa bị xé.”

Ông cụ không biết nói kiểu gì cho nó hiểu, chỉ bảo: “Loại búp bê này thì khác.”

Thằng bé: “Khác ở đâu ạ?”

Ông cụ lắc đầu nhặt đám tay chân cụt ngủn vào trong túi rác rồi buộc miệng túi lại. Sau đó hỏi: “Vì sao con nghĩ đám búp bê đó sẽ sống dậy?”

Thằng bé không nói gì.

Ông cụ hiền từ dỗ dành nó: “Cho dù sống dậy thật sự thì con sẽ có bạn để chơi đùa cùng cũng tốt mà.”

“Không tốt.” Thằng bé lập tức lắc đầu.

“Vì sao?” Ông cụ hỏi.

“Thế thì ông sẽ không cần con nữa.”

“Không đâu, sao mà thế được.” Ông cụ sửng sốt hồi lâu, lúc này mới dịu dàng nói: “Ông sẽ không bao giờ bỏ mặc con đâu.”

Văn Thời nghe được khẽ nhíu mày.

Nhưng hắn không nán lại đây lâu hơn, nhân lúc ông cụ đang bận quét dọn sợi bông đầy đất, hắn nhờ sự che chắn của túi rác chạy thẳng xuống tầng.

“Cuối cùng cậu cũng xuống tới nơi rồi.” Giọng nói của Tạ Vấn đột ngột vang bên tai, Văn Thời hết hồn nhảy dựng lên.

Lúc này hắn mới nhớ ra, chếch cửa phòng ngủ của ông lão còn có một tấm gương lớn, Tạ Vấn có thể tự nhiên dịch chuyển giữa các mặt gương.

“Trên đó vui không?” Bóng người mờ ảo trong gương nhìn lướt lên tầng, “Tôi tưởng cậu định dắt tay một già một trẻ kia xuống đây ấy chứ.”

“Cút.” Văn Thời nói.

Nếu như là trước kia, giải thích thêm một câu hắn cũng lười nói. Nhưng có lẽ giọng điệu đùa cợt của Tạ Vấn quá rõ ràng, hắn bèn nhấc chân bổ sung: “Tôi nghe thử xem tình huống thế nào, nếu anh vào lồng một mình thì cũng sẽ thế thôi.”

Ai ngờ Tạ Vấn “À” một tiếng bảo: “Đúng là tôi không hay nghe lắm.”

Anh ta ngừng một chút, nói khẽ: “Chẳng qua là trình độ này của tôi cũng chưa vào lồng được mấy lần. Tôi chỉ thuận miệng chỉ điểm một câu thôi, nghe nhiều khó tránh khỏi mềm lòng chùn tay, không bằng đừng nghe.”

Ôi ôi nghe cái giọng điệu như bậc trưởng bối dạy dỗ con em này mà xem.

Văn Thời mặt không cảm xúc nhìn anh ta nói: “Ờ.”

Tạ Vấn bị giọng điệu của cậu chọc cười: “Sao vậy?”

Văn Thời: “Người không biết còn tưởng anh là Trần Bất Đáo đấy.”

Búp bê Tây Dương trưng gương mặt lạnh lùng, nhấc chân đi vào phòng ngủ, còn thuận tay khép cửa lại.

Bóng người cao gầy trong gương dựa sát vào khung kính trong chốc lát, mỉm cười thấp giọng nói: “Đại nghịch bất đạo.”

***

Phòng ngủ của ông cụ không khác gì đêm qua, chỉ là trên tủ đầu giường thiếu mất một tấm gương. Theo lý thuyết thì sự thay đổi này sẽ khiến cho chủ nhân của lồng cảnh giác, nhưng nhìn bộ dạng ông cụ giống như không hề có tính công kích nào.

Có lẽ bị phân tâm bởi mớ lộn xộn trên tầng hai nên tạm thời không để ý tới tấm gương.

Ngăn kéo trên bàn đọc sách vẫn bị khóa kín, dấu vết cạy mở tối qua đã biến mất, chứng minh ý nguyện bảo vệ nơi này của chủ lồng rất mạnh mẽ.

Văn Thời thử dùng một sợi dây vói vào ổ khóa.

Sợi dây như vật sống, lỗ khóa xoay chuyển khẽ cạch một tiếng.

Hắn nín thở chờ đợi một chốc, đột nhiên khóe mắt cảm giác có thứ gì đó đang ghé vào khung cửa sổ nhìn chăm chú bên này.

Hắn ngẩng đầu nhìn khung cửa sổ trống trơn không có gì.

Văn Thời lại cụp mắt.

Lông mi của búp bê vô cùng dài, che khuất tầm nhìn, cho nên khi hắn chớp mắt sẽ luôn cảm thấy như có một cái bóng xuất hiện.

Khoảnh khắc ổ khóa mở ra, cảm giác bị nhìn chòng chọc lại xuất hiện.

Văn Thời ngẩng đầu, phía khung cửa sổ vẫn trống trơn như cũ, chỉ có tấm rèm cửa sổ nhẹ đung đưa dưới làn gió đầu hạ thôi.

Bị làm phiền trong lúc mở khóa là điều tất nhiên, đây chẳng phải là lần đầu tiên.

Hắn dứt khoát không để ý tới khung cửa sổ nữa, dùng tốc độ nhanh nhất giật ổ khóa rồi mở ngăn kéo lấy tập văn kiện khá dày bên trong ra ngoài.

Sau đó quay đầu rời đi.

Cơ thể búp bê được làm bằng bông, khi ôm tập văn kiện thì đầu nặng chân nhẹ, bước đi vô cùng khó khăn.

Văn Thời chạy tới trước cửa, đang định mở cửa, chợt ngước mắt lên.

Lập tức thấy tay cầm cửa kim loại phản chiếu khuôn mặt búp bê của Văn Thời, mà phía sau hắn là một cái đầu người tóc dài đang duỗi cổ tới, bờ môi cười toe toét quái dị.

Văn Thời: “……”

Cái gì cần đến thì vẫn cứ đến.

Chớp mắt hắn từ bỏ ý định kéo cửa, mau chóng nghiêng người ôm túi văn kiện lách qua khe hở..

Ngay khi nghiêng người hắn nhìn thấy rõ dáng dấp của mấy thứ đằng sau.

Ngoại trừ gương mặt trắng bợt kéo theo cái cổ dài ngoằng ra, còn cả đống tay chân ngang dọc tứ tung giống như con nhện trăm chân đang nằm sấp trên đất.

Văn Thời không nói hai lời, nhấc chân đá một cú.

Cửa phòng ngủ bị hắn đá một phát đóng sầm vào giữa mặt nó, giúp hắn ngăn cản “người” đang truy đuổi mình.

Không biết gương mặt của người kia được làm bằng chất liệu gì, cửa còn đàn hồi nảy lên hai lần.

Văn Thời cất bước đi thẳng lên tầng, lúc hắn đang lên cầu thang thì nghe thấy một tràng âm thanh ầm ầm, nghe tiếng cũng biết Tạ Vấn khiến tấm gương lớn đó đổ ập xuống giúp hắn tranh thủ thêm chút thời gian.

Căn nhà luôn yên ắng như tờ nháy mắt trở nên ồn ào, tất cả cửa sổ thủy tinh đều vang lên “ầm ầm”, chấn động không ngừng.

Ánh mắt Văn Thời đảo quanh bốn phía, toàn bộ đều là mặt người va vào cửa sổ.

Mắt thấy cửa sổ thủy tinh bên cầu thang xuất hiện vết nứt, cổ tay Văn Thời giật nhẹ sợi dây như thòng lọng siết chặt cổ họng gương mặt ngay khi nó phá cửa sổ chui vào.

“Anh Văn!” Hạ Tiều ở đằng sau hét lớn, mở toang cửa phòng chứa đồ.

Văn Thời lật tay quăng túi văn kiện qua, sau đó vung mạnh sợi dây ném mặt người ra ngoài.

Mặt người: “…….”

Thứ kia đập xuống đất kêu “bịch bịch” trầm đục, Văn Thời chẳng thèm liếc mắt nhìn nó, vội chạy vào phòng chứa đồ sau đó khóa trái cửa lại.

Hắn rút thêm hai sợi dây trên người mình và tóm đầu sợi dây trên váy Hạ Tiều mắng: “Cái tay thối này đến ngón tay cũng không có, chặt mẹ đi cho rồi!”

Nhưng vẫn cố vòng cổ tay quấn sợi dây lên chốt cửa.

Tay búp bê với hắn mà nói là cực kỳ vô dụng. Nhưng trong mắt Hạ Tiều, nó vẫn linh hoạt ngoài dự đoán.

….Mỗi tội hơi hài hước thôi.

Không biết Văn Thời buộc sợi dây thành trận pháp gì mà cánh cửa này bị xô nửa ngày cũng không thể mở ra.

Điều tiếc nuối duy nhất là hắn quên kéo đứt sợi dây trên váy Hạ Tiều, thế cho nên khi sắp kết trận xong, hắn kéo đầu dây một cái, Hạ Tiều lập tức bị treo ngược lủng lẳng bên khóa cửa, bàn chân lắc lư hướng lên trời.

“Anh ơi….” Hạ Tiều chúc đầu xuống dưới vô cùng tủi thân.

“Xin lỗi nhé.” Văn Thời nghiêm mặt kéo cậu xuống.

Tạ Vấn trong gương cười sằng sặc.

“Mấy thứ ngoài cửa là gì vậy ạ?” Hạ Tiều rơi uỵch xuống đấy, cậu phủi bụi bám lên váy, nhớ lại tình cảnh ban nãy mà khiếp vía.

Văn Thời nhớ lại: “Mấy con búp bê bị thằng nhóc kia xé rách.”

“Hả? Nhưng em thấy đầu mấy con đó dính máu, đâu giống búp bê? Chẳng lẽ chúng nó thật sự sống dậy?”

“Đồ vật trong lồng vốn luôn có liên hệ với ý thức của chủ lồng.” Văn Thời vừa giải đáp vừa cởi dây quấn trên tập văn kiện, “Không thể nói theo lẽ thường được.”

Mấy thứ bên ngoài kia vẫn không ngừng xô cửa, tiếng ván cửa rung ầm ầm khiến lòng người hoảng sợ.

Văn Thời sờ soạng vách tường một hồi, tìm thấy công tắc đèn trong phòng chứa.

Bóng đèn kiểu cũ rất lâu không dùng tới bừng sáng, nhưng do khá cũ nên dây tóc nhấp nháy liên tục.

Văn Thời nhờ chút ánh sáng le lói này, lôi đồ từ trong tập văn kiện ra.

Đó là một quyển sổ ghi chép bằng da trâu dày cộp, bên trong kẹp rất nhiều tờ giấy rời rạc và ảnh chụp, có lẽ vừa là nhật ký, vừa là bút ký pha tạp vào nhau.

Đống ảnh chụp khá mờ, thấy không rõ mặt người, nét chữ cũng nhòe như bị thấm nước, mực nước tan hòa.

“Sao lại thế này?” Hạ Tiều sửng sốt.

“Đây cũng là một cách bảo vệ đồ vật của chủ lồng.” Khuôn mặt trong gương của Tạ Vấn nói một câu.

“Thế còn xem được không?”

“Có thể xem một chút.” Văn Thời không phải lần đầu tiên gặp chuyện thế này.

Hắn rút ra tờ giấy đầu tiên bị kẹp trong sổ, nheo mắt phân biệt mặt chữ viết bên trên ——

200…Không rõ năm nào, nuôi một đứa bé ba năm….đoạn sau nhìn không rõ, hình như mắc bệnh chết rồi.”

“Cuối hè năm nay, tôi nhặt được một đồ vật nhỏ ở gốc cây ngân hạnh ngoài hẻm.”

Tôi gọi nó là vật nhỏ bởi vì nó không phải một đứa trẻ bình thường. Bộ quần áo nó mặc không biết lấy được từ đâu, rách tùm lum như một thằng ăn mày, phần ngực có một con dấu hình cái bớt.

Thợ thủ công trong nghề lâu năm nhìn qua là biết ý nghĩa của con dấu này.

Hiện tại có lẽ không nghe được nhưng chuyện xưa từng kể —–Mộc đồng tử[1] điểm mắt chạm ấn[2] gọi là con rối.

Vật nhỏ này chính là một con rối.

[1] Mộc đồng tử: Đứa trẻ được chạm khắc từ gỗ.

[2] Điểm mắt chạm ấn: Nguồn gốc từ danh họa Trương Tăng Dao thời nhà Lương. Ông nói: “Vẽ rồng mà thêm mắt thì rồng sẽ bay mất.” Ý chỉ sống dậy. Còn trong truyện ý là khắc thêm mắt và dấu ấn thì sẽ thành con rối (có thể sống dậy).

Trước/127Sau

Theo Dõi Bình Luận