Saved Font

Trước/378Sau

Pháp Sư Đôi Mươi

Chương 378

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Nhưng để nói về thuật xăm mình của Thái Lan thì có mà đến nửa đêm mất. Loại bùa xăm này có loại tốt loại xấu, loại cầu may mắn cầu tài lộc, cái cầu sức khỏe, ngược lại, cũng có những hình xăm thuộc phép đen, sự nguy hiểm của nó vượt xa với trí tưởng tượng của người ngoài cuộc.

Mà theo cậu hình xăm nay cũng quen thuộc, chắc là hình phổ biến xăm để chiêu tài lộc thôi chứ cũng không có gì ảnh hưởng.

Cậu bắt đầy đứng từ cửa phòng Mai nhìn lên trên tầng trên. Tầng trên nhà cô dùng để thờ cúng, Hoàng ngửi thấy mùi nhang mới.

"Năm nay cũng biết đường thắp cho chị dâu nén nhang."

Mai đứng bên cạnh Hoàng từ lúc nào, lầm bầm lầm bầm một hồi rồi lại vào phòng.

Ô hay cái con này, mày học đâu ra cái thói ngoa ngoắt thế đấy hả?

Cậu nghĩ thầm trong đầu rồi thở dài đi vào. Nó ngoa ngoắt nhiều khi cũng vô lý lắm. Nhưng ít khi ngoa ngoắt mà không có lý do.

"Mày làm gì mà ghét người ta thế?"

"Làm gì mặc kệ tao."

Hoàng nhạn thấy mặt Mai có chút biến đổi. Chơi với nhau mười mấy năm, Mai nghĩ gì muốn gì cậu thừa hiểu. Chỉ là giờ chưa phải lúc để cậu hỏi sâu thêm. Chắc chắn là có gì đó khiến cô ghét người phụ nữ này như vậy.

"Vậy thôi tao về nhé?"

Sau một hồi đứng như phỗng mà Mai vẫn không thèm nhìn lấy một cái, Hoàng quyết định rút lui.

"Về. Về đi."

Mai xua tay ra đuổi đuổi.

"Tao về mà không nhìn tao à?"

"Không nhìn. Đi đi."

Hoàng không đôi co nữa, bước ra khỏi phòng để về nhà. Trưa rồi cũng nên để Mai nghỉ ngơi.

Căn phòng chỉ còn lại mỗi mình Mai. Cô quay mặt vào góc tường, thật ra hồi bé Mai rất hay tới thăm cô Tâm. Nhà cô Tâm có em bé, Mai là con út trong ngà, rất thích có em trai nên thường đòi mẹ mang sang chơi với cô miết. Có những hôm chơi cả ngày, ngủ qua đêm với cô, không cần về nhà với mẹ nữa.

Cũng chính vì thế mà Mai từng tận mắt chứng kiến mẹ con nhà bà Minh từng hạch sách, chì chiết cô Tâm, những lần chửi rủa so sánh con dâu nhà người ta, những lần cô Tâm khóc, nuốt uất ức vào trong người, lén lau vội nước mắt ở nơi góc bếp. Thậm chí khi cô lâm bệnh vẫn phải làm việc như osin cho gia đình kia, xanh xao khó thở vẫn cố lao đầu vào. Mai lúc ấy chỉ muốn chạy đến đánh cho hai mẹ con nhà kia không còn gì, nhưng cô còn quá bé chỉ biết đứng nhìn, những lần cô Tâm khóc cũng chỉ biết lại ôm chân. Khi trở về nhà nói với mẹ thì bị mẹ gạt phắt đi, con nít còn bé, chỉ biết nói linh tinh. Hơn nữa mẹ là bạn hàng với cô Minh kia, chơi với cô ta lâu rồi nên càng không tin. Ngày cô Tâm mất Mai còn bé tí, đi học về nghe tin mà khóc ròng không ăn uống gì mấy hôm liền.

Cứ nghĩ đến cảnh cô mình người như bộ xương khô năm trên giường yếu dần đi cùng máy trợ thở, Mai quặn người lại. Bao năm rồi vẫn không sao quên được hình ảnh ấy, cô khóc đến không thở được.

Mai hận đám người kia.

Hoàng dắt xe đi từ nhà Mai ra, đang loay hoay không biết có nên về hay không, vì giờ này còn sớm chán, căn bản cậu cũng muốn hóng gió một chút. Thật ra chẳng có ai đi hóng gió vào giữa trưa thế này, nhưng mà mặc kệ.

Hoàng vòng xe về phía con đường đất ngày bé hay cùng các bạn ra bãi chơi. Cậu dựng xe lại dưới bóng mát của một bụi tren ven đường, người cũng ngồi xuống ngay đây.

Thật ra gần đấy là một cái mương rộng, không rõ nó dẫn nước từ đâu, hồi bé hay cùng chúng bạn đến đây câu cá, mò cua, mỗi lần về lấm lem bùn đất là bị bà Châu tét đít rõ đau, nhưng đâu rồi lại hoàn đấy. Cậu theo lũ trẻ trong xóm ra bắt ốc bươu vàng về đập cho ngan ăn, dù nhà mình chẳng nuôi con gì nhưng cũng ham hố đi lắm. Cả Mai cũng vậy, không mẹ Hồng thì cũng mẹ Châu, hai đứa ăn no đòn từ hai người mẹ vào buổi chiều tối, có những lần bị lôi xềnh xệch về nhà rồi lại trốn đi, nguyên một mùa hè nắng cháy đen nhẻm như cục than. Phía sau cái mương này là cánh đồng lúa bất tận, đương mùa lúa chín, một cơn gió thoảng cũng đã mang theo bao nhiêu tinh hoa ngào ngạt vào với cậu. Hoàng nhăm mắt lại hít một hơi đầy lồng ngực, rồi nhả ra sảng khoái.

"Ái chà cái thằng này, mày về đây hồi nào thế?"

Không biết tự bao giờ, ngồi kế cạnh cậu là một ông lão tóc bạc phơ, miệng cười phớ lớ, nói đặc giọng làng cậu, hàm răng móm mém chỉ còn một nửa số lượng, khuôn mặt toàn vết nhám nhăn nheo, nhưng khi cười lại thực hiền từ.

Hoàng thấy ông cười thì cũng cười lớn.

"Ông đấy ạ? Nắng thế này ông ra đây làm gì? 12h trưa rồi, ta có tuổi thì vào nhà ngồi cho khỏe."

Không khó để nhận ra đây là ông Hạ, người làng cậu. Ông là người gắn liền với cái khu mương nước này rồi. Cứ mùa này là nước mương lại được xả, ông ham mê kéo vó tép tới nỗi dựng nguyên một cái lều bằng bạt ra giữa ruộng để cả ngày được kéo tép. Con cháu trong nhà ai cũng đau đầu với mức độ "hâm" của ông cha mình. Cứ bắt về ông lại trốn đi, riết rồi cũng nản.

Chính ông là người hồi bé đã dạy cậu kéo vó, dạy cậu mò cua, bắt rắn nước, còn hay bắt cá cờ cờ nhiều màu cho cậu với Mai bỏ vào lọ mang về nuôi.

"Con bé kia đâu rồi?"

"Sao ạ? Ai cơ? À Mai á ông?"

"Ừ nó đó. Lâu không gặp nó ông cũng nhớ lắm. Nó còn siêng về quê, mày thì chỉ có thi thoảng ông mới thấy mày đi qua nhà ông thôi."

"Thế ạ? Sao ông không kêu cháu vào chơi. Cháu biết thế..."

Hoàng gãi đầu gãi tai, đúng là thời gian trôi qua có những thứ thân thuộc bị cậu cho vào quên lãng từ lúc nào không hay.

"Kêu mày vào làm gì? Này tao dặn này, trưa 12h kiêng ra chỗ này lắm biết chưa? Người lớn thì không sao chứ con nít như bọn mày ngày trước, ma dưới mương nó lên nó nhấn đầu xuống nước tế mạng cho nó lên đấy."

"Ông cứ khéo dọa. Trước bọn cháu ra có ai bao giờ?"

Ông Hạ cười xuề xòa ra, chỉ vào cánh đồng lúa.

"Hồi đấy chỗ này có tao. Mà giờ tao không còn nữa, ai trông cho chúng nó?"

"Vâng ông. Trẻ con giờ cũng có ai nữa đâu. Chúng nó điện thoại ti vi cả ngày."

"Mày nói cũng đúng nhỉ?"

Ông Hạ rơi vào trầm ngâm, rồi bỗng dưng nhìn chằm chằm vào người Hoàng.

"Sao vậy ạ?"

"Mày... Ai cho mày đôi mắt này đấy?"

"Ơ ông hỏi buồn cười. Mẹ cháu đẻ ra nó đã thế rồi."

"Haha, tao hỏi vu vơ thế thôi. Đến giờ quan cử lính đi tuần rồi, tao trốn đây không chúng nó mà bắt được thì mệt. Chắc mày cũng không sợ bọn nó đâu nhỉ? Nhìn linh tính mày oai thế cơ mà."

Nói đoạn ông đứng lên, quay người đi vào trong bụi tre đằng sau Hoàng.

"Này, ông có thằng cháu tên Đăng, nó đang ở nhà, hai đứa mày chơi với nhau là hợp lắm đấy nhé."

Gì... Gì cơ?

Hoàng tắc ngơ ra nhìn bóng ông Hạ biến mất. Lúc này cậu mới vỡ òa ra mình vừa nói chuyện với ai.

Ông Hạ... Ông Hạ đã mất vì căn bệnh lao phổi vào ba năm trước rồi.

Tại sao cậu lại quên đi được nhỉ? Thảo nào ban nãy ông đi vội vì sợ quan lại đi tuần.

Cậu khô cả họng, lảo đảo bước lên, vừa gặp ông cả mùa hè tuổi thơ ùa về cay xè cả mắt. Trước khi trở về, cậu còn chào ông mãi.

"Ông Hạ ơi, cháu may mắn lắm mới lại được nhìn thấy ông. Ông mau đi đầu thai đi đừng vương vấn nơi này nữa. Đầu thai rồi lại làm một kiếp con người mới, quên đi kiếp này, đừng để con cháu khổ lòng mãi ông ơi."

Hoàng về đến nhà, vục ngay một vốc nước lạnh vào mặt.

"Con làm sao thế?"

Bà Châu thấy con đi nắng về có chút xanh xao mặt mày, vội vàng pha cốc sắn dây lên đưa cậu uống.

"Con không sao ạ. Nãy đi nắng nên đầu có hơi bị choáng. Mẹ để con nghỉ một lúc là ổn."

Cậu vội đỡ lấy cốc nước trên tay mẹ, dìu mẹ ra khỏi phòng.

"Để mẹ tự đi. Con mệt thì nghỉ đi nhé."

Bà Châu đóng cửa phòng cho cậu rồi đi xuống dưới nhà.

Hoàng uống hết cốc sắn dây, tỉnh táo lại đầu óc, nằm trên giường nghĩ tới mình phải làm gì tiếp theo. Không thể cứ đứng yên như thế này được. Ngôi mộ của cô Tâm chắc chắn có sắp đặt, kẻ chủ mưu là ai?

Nhưng trước tiên, cậu cần tìm ra kẻ có đủ pháp lực để thực hiện yểm bùa vào hài cốt.

Ông thầy mà tối qua mẹ cậu đi cúng lễ...

Xem ra đêm nay phải đi một chuyến rồi.

Trước/378Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Đô Thị: Tu Tiên Mười Năm, Xuống Núi Tức Vô Địch