Saved Font

Trước/118Sau

Suối Nguồn (The Fountainhead)

Phần 2 - Chương 09 A

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
IX.

Hồi lấy vòi nước phun vào người Johny Stokes thì Ellsworth Monkton Toohey mới lên bảy tuổi. Lúc ấy Johnny đang đi ngang qua bãi cỏ nhà Toohey, xúng xính trong bộ lễ phục dành riêng cho ngày Chủ nhật. Johnny khao khát một bộ lễ phục như thế này từ một năm rưỡi nay. Mẹ cậu ta rất nghèo. Ellsworth không chơi trò ném đá giấu tay mà hành động rất đàng hoàng, với sự tính toán cẩn thận. Cậu bé bước tới chỗ vòi nước, vặn van rồi cầm vòi đứng giữa bãi cỏ nhắm thẳng hướng Johnny mà phun – cú nhắm thật hoàn hảo vì mẹ Johnny lúc đó đang đi sau cậu ta vài bước, còn cha mẹ Ellsworth và cả ngài mục sư đang ghé thăm nhà đều nhìn được toàn bộ sự việc. Johnny là một đứa trẻ nhanh nhẹn, với hai má lúm đồng tiền và những lọn tóc quăn; mọi người thường ngoái nhìn Johnny Stokes. Không ai ngoái nhìn Ellsworth bao giờ.

Tất cả những người lớn có mặt ở đó sửng sốt và kinh ngạc đến mức trong một lúc lâu, mọi người đều đứng ngây ra thay vì chạy lại ngăn Ellsworth. Cậu bé gầy gò gồng mình chống lại cái vòi nước đang giật mạnh trong tay cậu ta, quyết không cho nó rời khỏi mục tiêu cho đến khi đã thỏa mãn. Sau đó, cậu ta để nó rơi xuống, nước văng tung tóe trên bãi cỏ. Cậu đi hai bước về hiên nhà và dừng lại chờ đợi, đầu ngẩng cao, sẵn sàng đón nhận sự trừng phạt. Sự trừng phạt lẽ ra đã đến từ Johnny nếu như mẹ cậu bé không kịp giữ chặt cậu ta lại. Ellsworth không buồn ngoái lại phía mẹ con Stoke; cậu bé ngước nhìn cha mẹ và ông mục sư, cất tiếng nói chậm rãi, rành mạch: “Johnny là đồ bắt nạt trẻ con đáng ghét. Ở trường nó đã đánh tất cả bọn con.” Chuyện này có thật.

Chuyện trừng phạt Ellsworth hay không trở thành một vấn đề đạo đức. Kể cũng khó trừng phạt Ellsworth dù bằng cách nào đi nữa: cậu bé quá gầy, sức khỏe lại yếu. Ngoài ra, có vẻ sai trái nếu đi phạt một thằng bé dũng cảm đã liều mình chống lại sự bất công, bất chấp việc nó chỉ là một đứa trẻ yếu ớt. Dù thế nào đi nữa, thằng bé cũng giống như một kẻ tử vì đạo vậy. Ellsworth không nói thế; cậu ta không hề nói gì; đấy là câu của mẹ cậu ta. Ông mục sư có vẻ đồng tình với bà. Hôm ấy Ellsworth phải đi ngủ mà không được ăn tối. Cậu bé không phàn nàn gì. Cậu ta ngồi ngoan ngoãn trong phòng, từ chối cả thức ăn mà bà mẹ giấu chồng kín đáo tuồn cho cậu lúc đêm khuya. Ông Toohey khăng khăng đòi được đền tiền bộ quần áo của Johnny. Bà Toohey rầu rĩ chấp thuận. Bà vốn không thích bà Stoke.

Cha của Ellsworth quản lý chi nhánh tại Boston của một công ty kinh doanh giày có mạng lưới cửa hàng trên khắp cả nước. Ông nhận một mức lương khiêm tốn nhưng đủ sống, có một ngôi nhà khiêm tốn nhưng chấp nhận được tại một khu ngoại ô xoàng xĩnh của Boston. Ông có một nỗi buồn mà ông luôn giấu kín; đó là việc ông không thể tự lập một doanh nghiệp riêng của chính mình. Ông là một người đàn ông trầm tính, chu đáo, và chính việc sớm lấy vợ đã dập tắt mọi hoài bão của ông.

Mẹ của Ellsworth là một người đàn bà gầy gò, trông lúc nào cũng có vẻ bồn chồn. Bà đã theo và từ bỏ năm thứ đạo khác nhau trong vòng chín năm. Bà có nét mặt khá đẹp, nhưng là một dạng vẻ đẹp chỉ bừng nở ngắn ngủi trong những năm đẹp nhất của người con gái. Ellsworth là sự sống của bà. Chị gái của Ellsworth, Helen, hơn cậu năm tuổi, là một đứa trẻ ngoan, không có gì nổi bật, không đẹp lắm nhưng cũng dễ coi và khỏe mạnh. Trong khi đấy Ellsworth sinh ra đã là một đứa trẻ ốm yếu. Bà mẹ tôn thờ cậu ta kể từ giây phút bác sĩ tuyên bố rằng cậu ta không đủ khả năng sống sót; điều đó làm cho bà cảm thấy lớn vụt lên về tinh thần – khi bà nghĩ đến cái tình yêu bao la mà bà dành ột sinh linh không mấy hy vọng như thế. Đứa bé Ellsworth càng xanh xao và xấu xí, tình yêu của bà cho cậu bé càng lớn lên. Bà gần như thất vọng khi cậu sống sót mà không trở thành một kẻ tàn tật. Bà ít quan tâm đến Helen; yêu Helen thì có gì là cao quý. Cô bé rõ ràng là đáng yêu, đến mức dường như việc từ chối tình yêu với cô bé mới là công bằng.

Ông Toohey, vì những lý do mà ông không thể giải thích, không ưa con trai mình. Tuy vậy, Ellsworth vẫn là kẻ thống trị trong nhà, nhờ sự phục tùng tự nguyện, không tuyên bố của cha mẹ cậu bé mặc dù người cha không bao giờ hiểu nguồn gốc sự phục tùng của ông.

Vào các buổi tối, dưới ánh đèn trong phòng khách, bà Toohey thường cất tiếng bằng một giọng căng thẳng, đầy thách thức, với thái độ tức tối và thua cuộc ngay từ đầu: “Horace, em muốn có một cái xe đạp. Một cái xe đạp cho Ellsworth. Tất cả lũ trẻ tuổi nó đều có. Willie Lovett vừa mua một cái mới hôm trước xong. Horace, em muốn mua một cái xe cho Ellsworth.”

“Không phải bây giờ, Mary” – ông Toohey trả lời một cách mệt mỏi – “Có thể mùa hè tới... Bây giờ thì chúng ta không có tiền...”

Bà Toohey sẽ tranh cãi, giọng bà rít lên từng quãng, thành một tiếng gào.

“Mẹ, để làm gì chứ?” – Ellsworth nói, giọng cậu nhẹ, trầm và rõ ràng, thấp hơn giọng của cha mẹ nhưng lại cắt ngang giọng họ, oai vệ, đầy sức thuyết phục. “Có rất nhiều thứ cần thiết cho chúng ta hơn là một cái xe đạp. Ai mà thèm quan tâm đến Willie Lovett chứ. Con không thích Willie. Nó là đồ ngốc. Willie mua được xe vì bố nó có hiệu thuốc riêng. Bố nó là đồ hợm hĩnh. Con không muốn có xe đạp.”

“Mẹ, để làm gì chứ?” – Ellsworth nói, giọng cậu nhẹ, trầm và rõ ràng, thấp hơn giọng của cha mẹ nhưng lại cắt ngang giọng họ, oai vệ, đầy sức thuyết phục. “Có rất nhiều thứ cần thiết cho chúng ta hơn là một cái xe đạp. Ai mà thèm quan tâm đến Willie Lovett chứ. Con không thích Willie. Nó là đồ ngốc. Willie mua được xe vì bố nó có hiệu thuốc riêng. Bố nó là đồ hợm hĩnh. Con không muốn có xe đạp.”

Tất cả những lời này đều đúng và Ellsworth quả thực không muốn có xe đạp. Nhưng ông Toohey nhìn cậu bé một cách lạ lùng, tự hỏi cái gì làm cho con mình nói thế. Ông thấy hai mắt con trai mình đang nhìn mình một cách trống rỗng qua cặp kính nhỏ; hai con mắt không trìu mến, cũng không trách cứ, cũng không ác ý, chỉ trống rỗng. Ông Toohey cảm thấy ông phải biết ơn con trai ông vì đã thấu hiểu – đồng thời thầm ước giá như thằng bé không nói đến cái hiệu thuốc riêng.

Ellsworth không có được chiếc xe đạp. Nhưng cậu bé có được sự trọng vọng trong nhà – một sự quan tâm đầy kính trọng – theo kiểu nhẹ nhàng, tội lỗi của bà mẹ, và kiểu bất ổn, nghi ngại của người cha. Ông Toohey sẵn sàng làm bất cứ cái gì khác thay cho việc phải ngồi nói chuyện với Ellsworth và ông luôn đồng thời cảm thấy vừa ngu ngốc lại vừa tức giận với bản thân vì sự sợ hãi này.

“Horace, em muốn có một bộ vét mới. Một bộ mới cho Ellsworth. Hôm nay em nhìn thấy một bộ trong cửa hàng và em...”

“Mẹ, con có bốn bộ vét. Con cần thêm một bộ nữa làm gì? Con không muốn trông lố bịch như Pat Noonan; mỗi ngày nó mặc một bộ mới. Tại vì bố nó có cửa hàng kem riêng. Nó để ý đến quần áo như con gái. Con không muốn là đồ mít ướt.”

Thỉnh thoảng ông Toohey nghĩ một cách vui sướng và lo sợ rằng Ellswoth sẽ trở thành một vị thánh; cậu bé không hề quan tâm đến vật chất; không một chút nào. Điều này đúng. Ellsworth không quan tâm đến vật chất.

Cậu bé gầy gò, xanh xao, hay đau bụng và mẹ cậu phải để ý đến việc ăn kiêng cũng như bệnh lạnh đầu thường xuyên của cậu. Trong cái khổ người yếu ớt, giọng nói âm vang của cậu làm người ta kinh ngạc. Cậu hát trong ban lễ ở nhà thờ – ở đó cậu không có đối thủ. Ở trường, cậu là một học sinh gương mẫu. Cậu luôn luôn thuộc bài, sách vở ngăn nắp nhất lớp, móng tay gọn gàng, thích đi học Kinh Thánh ngày Chủ nhật và thích đọc sách hơn là các trò chơi thể thao vì cậu chẳng thể làm gì với các trò thể thao. Cậu không thực sự giỏi toán – cậu ghét toán – nhưng cậu học rất giỏi lịch sử, tiếng Anh, đạo đức, làm văn; và sau này là tâm lý và xã hội học.

Cậu học chăm chỉ và cần mẫn. Cậu không giống như Johnny Stokes – đứa trẻ không bao giờ lắng nghe trong lớp, hiếm khi mở sách ở nhà nhưng biết mọi thứ trước khi giáo viên giải thích. Việc học đến với Johnny một cách tự động, như tất cả những thứ khác – như hai nắm tay nhỏ nhưng khỏe của cậu ta, thân thể khỏe mạnh của cậu ta, vẻ đẹp trai của cậu ta, sức sống mãnh liệt ở cậu ta. Nhưng Johnny luôn làm những thứ gây sốc và không được trông đợi; còn Ellsworth làm những thứ mà người ta trông đợi – và làm tốt hơn bất cứ ai đã từng làm. Khi phải viết luận, Johnny thường làm cả lớp sửng sốt bằng một bài luận nổi loạn rất hùng hồn. Giả sử như phải viết về chủ đề “Những ngày đi học – thời kỳ đẹp đẽ nhất”, thì Johnny sẽ viết một bài luận rất hùng hồn về việc cậu ta ghét trường học thế nào và vì sao. Ellsworth viết một bài thơ về niềm vui của những ngày đi học – bài thơ được in lại trong một tờ báo địa phương.

Thêm nữa, Ellsworth luôn đánh bại Johnny trong những gì liên quan đến tên tuổi và ngày tháng. Trí nhớ của Ellsworth giống như là xi-măng lỏng; nó đóng cứng lại tất cả những gì rơi vào đó. Johnny như một vòi nước nóng phụt lên, Ellsworth như một miếng mút thấm nước.

Bọn trẻ gọi Ellsworth là “Elsie Toohey”.[84] Chúng thường để cậu bé làm theo ý mình và tránh né cậu khi có thể, thường là không công khai. Chúng không hiểu được Ellsworth. Cậu sẵn lòng giúp đỡ và tỏ ra đáng tin cậy khi có ai đó cần giúp đỡ làm bài; cậu có kiểu châm chọc nanh nọc và có thể làm bất cứ đứa trẻ nào thấy tổn thương bằng những cái tên nhạo “trúng huyệt”; cậu vẽ những hình biếm họa chết người trên các hàng rào; cậu có tất cả các đặc điểm của một đứa bé gái nhõng nhẽo, nhưng bằng cách nào đó, bọn trẻ không coi cậu là con gái; cậu quá tự tin và luôn có một kiểu cao ngạo lặng lẽ với tất cả mọi người. Cậu không sợ bất cứ cái gì.

Ellsworth có thể tiến thẳng đến cậu bé khỏe nhất, ngay giữa đường, không giận dữ – chưa ai từng nhìn thấy Ellsworth giận dữ – không lên giọng mà nói rành mạch bằng cái giọng vang xa đến vài khối nhà “Johnny Stokes có nốt ruồi ở mông. Johnny Stokes sống ở nhà thuê. Willie Lovett là một thằng đần. Pat Noonan là đồ ăn cá sống.” Johnny không bao giờ đánh Ellsworth và những thằng bé khác cũng thế; bởi vì Ellsworth đeo kính.

Ellsworth có thể tiến thẳng đến cậu bé khỏe nhất, ngay giữa đường, không giận dữ – chưa ai từng nhìn thấy Ellsworth giận dữ – không lên giọng mà nói rành mạch bằng cái giọng vang xa đến vài khối nhà “Johnny Stokes có nốt ruồi ở mông. Johnny Stokes sống ở nhà thuê. Willie Lovett là một thằng đần. Pat Noonan là đồ ăn cá sống.” Johnny không bao giờ đánh Ellsworth và những thằng bé khác cũng thế; bởi vì Ellsworth đeo kính.

Cậu không thể tham gia các trận đấu bóng và là đứa trẻ duy nhất khoe khoang về điều này thay vì cảm thấy tức giận hay xấu hổ như những đứa trẻ yếu sức khác. Cậu coi thể thao là một trò thô bạo và công khai tuyên bố như vậy. Trí óc – cậu nói – mạnh hơn cơ bắp; và cậu tin như thế.

Cậu không có một người bạn thân nào. Cậu được coi là đứa trẻ vô tư và không thể bị mua chuộc. Có hai sự việc xảy ra trong thời thơ ấu của cậu mà mẹ cậu hết sức tự hào.

Một lần, Willie Lovett, cậu bé giàu có và được yêu mến, tổ chức một bữa tiệc sinh nhật trùng với tiệc của Drippy Munn (Munn thò lò mũi xanh), con trai của một thợ may góa chồng. Không ai nhận thiệp mời của Drippy, trừ những đứa trẻ chưa bao giờ được mời tới bất cứ một tiệc sinh nhật nào. Ellsworth Toohey là đứa trẻ duy nhất đã từ chối Willie Lovett để đi dự tiệc của Drippy – một bữa tiệc hết sức buồn tẻ mà cậu ta chẳng hề thích thú. Kẻ thù của Willie cười nhạo Willie hàng tháng trời sau đó vì Willie đã bị từ chối và xếp sau Drippy Munn.

Một lần khác, Pat Noonan hối lộ Ellsworth một túi kẹo gôm để đổi lấy việc được chép bài thi. Ellsworth nhận túi kẹo gôm và để Pat chép bài. Một tuần sau, Ellsworth đi thẳng đến chỗ giáo viên, đặt túi kẹo còn nguyên xuống bàn và thú nhận mọi việc nhưng nhất định không chịu nói tên kẻ hối lộ. Người giáo viên cố gắng hết sức để bắt Ellsworth mở miệng nhưng cậu bé giữ im lặng và giải thích rằng kẻ hối lộ từng là một trong những học sinh giỏi nhất trường và cậu không muốn hy sinh thành tích của kẻ đó để đổi lấy sự thanh thản của chính cậu. Cậu là người duy nhất bị trừng phạt – hình phạt là ở lại trường hai tiếng sau giờ học. Sau đó, thầy giáo của cậu phải bỏ qua chuyện này và giữ nguyên điểm bài kiểm tra. Tuy thế, nghi ngờ bắt đầu xuất hiện xung quanh điểm thi của Johnny Stokes, Pat Noonan và tất cả những đứa trẻ học giỏi trong lớp, trừ Ellsworth Toohey.

Năm Ellsworth lên 11, mẹ cậu qua đời. Dì Adeline, người em gái chưa chồng của ông Toohey đến sống với họ và trông nom nhà cửa. Dì Adeline là một người phụ nữ cao, tự chủ, chất phác và có khuôn mặt dài. Bí mật buồn bã trong cuộc đời bà là bà chưa bao giờ biết đến chuyện yêu đương. Bà lập tức tỏ ra hết sức yêu mến Helen và coi Ellsworth như một con quỷ nhỏ thoát ra từ địa ngục. Nhưng Ellsworth luôn luôn tỏ ra hết sức lịch thiệp đối với dì Adeline. Cậu nhảy ra nhặt khăn mùi xoa cho bà, kéo ghế cho bà khi họ có khách – nhất là khách nam. Cậu gửi quà cho bà vào Lễ Tình Nhân – quà gồm hoa hồng, thơ tình, giấy bóng cắt hình trái tim. Cậu cao giọng hát bài Adeline nhân hậu một cách hết sức nhiệt tình. Một lần, bà nói với cậu “Mày là đồ sâu bọ, Elsie. Mày sống bằng sự đau khổ của người khác.” Cậu trả lời “Thế thì cháu sẽ không bao giờ chết đói.” Sau một thời gian, hai người đi đến tình trạng thờ ơ nhưng cảnh giác với nhau. Bà Adeline để mặc Ellsworth lớn lên theo ý cậu.

Ở trường trung học, Ellsworth trở nên nổi tiếng – cậu là ngôi sao về hùng biện. Trong nhiều năm, trường cậu thường nói đến một đứa trẻ có khả năng hùng biện bằng cụm từ “một Toohey mới”. Cậu chiến thắng trong mọi cuộc thi. Sau đó, khán giả bao giờ cũng chỉ nhớ đến “cái cậu bé đẹp đẽ” mà quên đi thân hình bé nhỏ, ốm yếu, bộ ngực lép kẹp, đôi chân kỳ quặc và đôi mắt cận của cậu; họ chỉ nhớ giọng nói. Cậu chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận. Cậu có thể chứng minh bất cứ điều gì. Một lần, sau khi đánh bại Willie Lovett bằng bài hùng biện ủng hộ chủ đề “Ngòi bút mạnh hơn thanh kiếm”, cậu thách Willie đổi vị trí, để cậu là người phản bác lại chủ đề; và cậu đánh bại Willie lần nữa.

Cho đến tuổi mười sáu, Ellsworth mong muốn trở thành một mục sư. Cậu nghĩ rất nhiều về tôn giáo. Cậu nói chuyện về Chúa và linh hồn. Cậu đọc rất nhiều về lĩnh vực này. Cậu đọc nhiều sách về lịch sử nhà thờ hơn các sách về đức tin. Cậu làm cho các thính giả rơi nước mắt trong một cuộc hùng biện cảm động với chủ đề “Những con chiên ngoan đạo sẽ làm chủ trái đất”.

Cũng lúc này, Ellsworth bắt đầu kết bạn. Cậu thích nói về đức tin và tìm thấy những người muốn nghe về điều này. Có điều, cậu nhận ra những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh và nhanh nhẹn trong lớp thường không bao giờ cần nghe và không hề cần đến cậu. Trái lại, những kẻ thấp cổ bé họng và ốm yếu thường vây quanh cậu. Munn thò lò mũi xanh bắt đầu đi theo cậu với một vẻ tận tụy của một con chó. Billy Wilson mất mẹ và bắt đầu lảng vảng quanh nhà Ellsworth vào các buổi tối, để ngồi trên hiên với Ellsworth, lắng nghe, thỉnh thoảng lại rùng mình, không nói gì, hai mắt mở to, khô khốc và cầu xin. Dix còm – vốn bị bại liệt bẩm sinh – thì nằm trên giường chăm chăm nhìn qua cửa sổ ra góc đường để chờ Ellsworth đến. Hazelton cáu-kỉnh bị thi trượt và thường ngồi hàng giờ khóc lóc trong lúc Ellsworth đặt tay lên vai an ủi.

Không ai biết rõ những đứa trẻ kia tìm ra Ellsworth hay Ellsworth tìm ra chúng. Mọi việc xảy ra như một quy luật của tạo hóa: như thể tạo hóa không để lọt một kẽ hở nào, do đó mà Ellsworth và sự đau khổ tìm đến với nhau. Cậu nói với những đứa trẻ kia bằng cái giọng trầm ấm:

“Đau khổ là tốt. Đừng phàn nàn. Hãy chịu đựng, cúi đầu, chấp nhận – và hãy biết ơn vì Chúa đã ban cho cậu đau khổ. Bởi vì chính đau khổ làm cậu tốt hơn những kẻ đang cười vui và hạnh phúc. Nếu cậu không hiểu điều này, cũng đừng cố mà hiểu. Tất cả những thứ tồi tệ đều đến từ cái đầu vì cái đầu hỏi quá nhiều câu hỏi. Thật phước hạnh khi được tin mà không cần hiểu. Vì vậy, nếu cậu thi trượt, hãy vui vì điều đó. Nó có nghĩa là cậu tốt hơn những đứa thông minh – chúng nghĩ quá nhiều và quá dễ dàng.”

“Đau khổ là tốt. Đừng phàn nàn. Hãy chịu đựng, cúi đầu, chấp nhận – và hãy biết ơn vì Chúa đã ban cho cậu đau khổ. Bởi vì chính đau khổ làm cậu tốt hơn những kẻ đang cười vui và hạnh phúc. Nếu cậu không hiểu điều này, cũng đừng cố mà hiểu. Tất cả những thứ tồi tệ đều đến từ cái đầu vì cái đầu hỏi quá nhiều câu hỏi. Thật phước hạnh khi được tin mà không cần hiểu. Vì vậy, nếu cậu thi trượt, hãy vui vì điều đó. Nó có nghĩa là cậu tốt hơn những đứa thông minh – chúng nghĩ quá nhiều và quá dễ dàng.”

Mọi người đều bảo, thật cảm động khi thấy lũ trẻ tìm đến với Ellsworth. Sau khi làm bạn với Ellsworth một thời gian, bọn chúng không thể rời cậu ra được. Cậu cứ như một thứ thuốc phiện.

Năm Ellsworth mười lăm tuổi, cậu làm cho giáo viên dạy Kinh Thánh ngạc nhiên khi đặt một câu hỏi kỳ quặc. Lúc đó, người thầy giáo đang giải thích câu “Một người sẽ được gì khi anh ta có cả thiên hạ nhưng lại để mất linh hồn mình?” và Ellsworth hỏi “Như vậy, để có thể thực sự giàu có, thì một người nên thu lượm linh hồn?” Người thầy giáo đang định hỏi Ellsworth xem cậu có ý quái gì nhưng rồi ông ta bình tĩnh lại và chỉ hỏi Ellsworth cậu có ý gì. Ellsworth không giải thích.

Năm mười sáu tuổi, Ellsworth không còn hứng thú tới tôn giáo nữa. Cậu phát hiện ra các lý thuyết phát triển xã hội.

Sự thay đổi này làm dì Adeline bị sốc. “Thứ nhất là nó báng bổ và ngớ ngẩn” – bà nói – “thứ hai là nó chẳng có nghĩa gì cả. Tao ngạc nhiên về mày đấy Elsie. Quan tâm đến những kẻ nghèo đức tin thì còn được, đằng này quan tâm đến kẻ nghèo – nghe chả ra làm sao. Mà thế cũng chẳng giống mày lắm. Mày không đủ khả năng làm những thứ lớn lao. Mày chỉ làm được những thứ nho nhỏ. Elsie, cái thứ điên khùng đấy ở chỗ khác. Nó không hợp với mày. Không hợp với mày tí nào cả.” Ellsworth trả lời “Thứ nhất, dì Adeline thân mến, đừng gọi cháu là Elsie. Thứ hai, dì sai rồi.”

Sự thay đổi có vẻ hợp với Ellsworth. Cậu không trở thành một kẻ cuồng tín quá khích. Cậu trở nên nhẹ nhàng hơn, ít nói hơn, khiêm tốn hơn. Cậu tỏ ra ân cần với mọi người. Cứ như thể, cái gì đó đã xoa dịu những dây thần kinh căng thẳng trong cậu và làm cậu có một sự tự tin mới. Những người xung quanh bắt đầu thích cậu. Dì Adeline thôi không còn lo lắng. Có vẻ cậu chẳng định làm gì với những thứ lý thuyết cách mạng đó cả. Cậu không tham gia bất cứ đảng phái chính trị nào. Cậu đọc rất nhiều và tham gia vài buổi họp kín, ở đó cậu có phát biểu một hai lần, không thật xuất sắc; chủ yếu cậu ngồi trong góc, nghe, quan sát và suy nghĩ.

Ellsworth vào Harvard. Mẹ cậu đã viết trong di chúc rằng tất cả các khoản tiền bảo hiểm nhân thọ phải được dùng vào mục đích này. Thành tích học tập của Ellsworth ở Harvard thật đáng nể. Cậu theo môn lịch sử. Dì Adeline đã hy vọng cậu sẽ học kinh tế và xã hội học; bà nửa lo sợ rằng cậu sẽ trở thành một người làm công tác xã hội.[85] Nhưng cậu không làm thế. Cậu chăm chú vào môn văn và các ngành nghệ thuật. Điều này làm bà hơi hoang mang; đấy là một cái mới của Ellsworth; cậu chưa bao giờ cho thấy thiên hướng về lĩnh vực nghệ thuật. “Mày không hợp với nghệ thuật đâu Elsie” – bà nói “mày không hợp.” Ellsworth trả lời: “Dì sai rồi.”

Quan hệ của Ellsworth với các bạn học là thành tựu lạ lùng nhất của cậu tại Harvard. Cậu làm ình được chấp nhận. Giữa những bạn bè thuộc hàng con ông cháu cha, cậu không giấu diếm thân phận khiêm tốn của mình; cậu thậm chí phóng đại nó. Cậu không nói rằng cha cậu quản lý một cửa hàng bán giày, cậu nói rằng cha cậu là người đóng giày. Cậu nói mà không hề tỏ ra giận dữ, cay đắng hay cao ngạo; cậu nói như thể đấy là một trò đùa của số phận với cậu và – nếu người ta nhìn kỹ nụ cười của cậu – cả một trò đùa với họ nữa. Cậu cư xử như thể cậu là con nhà quý tộc; không phải kiểu quý tộc hợm mình mà là một nhà quý tộc tự nhiên, vô tư, và đang cố gắng để không tỏ ra trưởng giả. Cậu lịch sự, không phải theo kiểu một người lịch sự để cầu xin ân huệ, mà là lịch sự theo kiểu một người ban phát ân huệ. Thái độ ấy của Ellsworth lan tỏa khắp nơi. Bạn bè không chất vấn sự ưu việt của cậu; họ coi sự ưu việt bẩm sinh ấy tồn tại thực. Ban đầu, việc gọi Ellsworth bằng cái tên “giáo sĩ Toohey” có vẻ là một trò đùa vui vẻ; về sau, nó trở thành một thứ biệt danh và thành mốt. Nếu đây là một chiến thắng thì Ellsworth có vẻ như không nhận thấy nó; cậu tỏ ra không quan tâm. Cậu hành xử giữa những thanh niên đang lớn này như một người đàn ông tự tin với một kế hoạch rõ ràng, một kế hoạch dài hạn đã được hoạch định từng chi tiết, như một người luôn luôn chú tâm tới mọi biến động nhỏ trên đường mình đi. Nụ cười của cậu có một vẻ bí hiểm, kín đáo – đấy là nụ cười của một chủ cửa hàng đang nhẩm tính lời lãi – mặc dù có vẻ như chẳng có gì đặc biệt đang xảy ra.

Cậu không nói về Chúa và sự cao quý của đau khổ. Cậu nói về cộng đồng. Cậu chứng minh cho thính giả trong những buổi thảo luận kéo dài đến sáng rằng tôn giáo đẻ ra sự ích kỷ bởi vì – cậu khẳng định – tôn giáo quá nhấn mạnh tầm quan trọng của linh hồn cá nhân; vì tôn giáo rao giảng về duy nhất một thứ là sự cứu rỗi với linh hồn mỗi cá thể.

“Để đạt tới đức hạnh trong ý nghĩa tuyệt đối của nó” – Ellsworth nói – “một người phải sẵn sàng mắc những tội ác ghê tởm nhất trong tâm hồn anh ta vì lợi ích của đồng loại. Hy sinh xương máu không là gì cả. Hy sinh linh hồn mới là hành động đức hạnh duy nhất. Các cậu nghĩ rằng mình yêu thương đám đông nhân loại ư? Các cậu chẳng biết gì về tình yêu thương cả. Các cậu đóng 2 đô la cho quỹ đình công và các cậu nghĩ là các cậu đã hoàn thành bổn phận ư? Các cậu thật ngốc! Chẳng có thứ quà tặng nào đáng giá trừ khi nó là thứ quý giá nhất mà ta có. Hãy dâng hiến linh hồn các cậu. Vì một sự nghiệp dối trá ư? Phải, nếu những người khác tin sự nghiệp đó. Vì sự lừa lọc ư? Phải, nếu người khác cần sự lừa lọc ấy. Vì sự phản bội, bất lương, tội ác ư? Phải! Vì bất cứ cái gì mà các cậu vẫn cho là xấu xa và thấp kém nhất. Chỉ khi các cậu có thể coi thường cái tôi nhỏ mọn của các cậu, thì các cậu mới vươn tới được sự thật, tới sự thanh thản lớn lao của lòng vị tha, tới việc hòa trộn tâm hồn mình với tâm hồn chung bao la của nhân loại. Không có chỗ cho tình yêu với người khác khi chúng ta vẫn chăm chăm giữ lấy cái tôi nhỏ mọn của mình. Phải có chỗ trống thì mới có thể được lấp đầy. “Kẻ nào yêu cuộc sống của mình, kẻ đó sẽ mất cuộc sống ấy; kẻ nào căm ghét cuộc sống của mình trong thế giới này, kẻ đó sẽ có cuộc sống đời đời”.[86] Những kẻ rao giảng Kinh Thánh trong nhà thờ đã nói đúng, có điều họ không biết họ đúng ở chỗ nào. Hy sinh bản thân ư? Phải, các bạn của tôi, hãy hy sinh bản thân. Nhưng người ta không thể hy sinh bản thân bằng cách giữ bản thân mình thanh sạch và tự hào về sự thanh sạch của nó. Hy sinh nghĩa là phải hủy diệt cả tâm hồn của chính mình – à, nhưng mà tôi đang nói cái gì thế này. Điều này chỉ có những người cao cả mới hiểu được và đạt được.”

Trước/118Sau

Theo Dõi Bình Luận