Saved Font

Trước/118Sau

Suối Nguồn (The Fountainhead)

Phần 3 - Chương 01 B

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
 

Khi Wynand về đến nhà, ông đã hoàn toàn quên về Ellsworth Toohey.

Buổi tối hôm đó, trong căn nhà trên sân thượng của mình, Wynand ăn tối với một cô gái có khuôn mặt trắng trẻo và mái tóc nâu mềm. Cô gái thuộc một gia đình mà suốt ba thế kỷ nay, những người cha và anh trai sẵn sàng giết chết người đàn ông nào dám làm những việc như Gail Wynand đã làm với con gái và em gái họ.

Đường nét cánh tay của cô gái, khi cô nâng ly nước bằng pha lê lên môi, cũng hoàn hảo như những đường nét của cái chân nến bằng bạc mà một nghệ nhân thiên tài tạo nên - và Wynand ngắm nghía cả hai với cùng sự ngưỡng mộ. Ánh nến lung linh trên khuôn mặt cô gái tạo một vẻ đẹp tuyệt vời khiến ông ước rằng cô không còn sống, để ông có thể ngắm nghía, không phải nói gì cả và nghĩ bất cứ thứ gì ông muốn.

“Một hai tháng nữa, Gail ạ,” cô nói và mỉm cười một cách lười biếng. “Khi thời tiết trở nên lạnh và tồi tệ, chúng ta hãy lấy chiếc Tôi Có [99] và dong thẳng tới nơi nào có mặt trời, như chúng ta làm vào năm ngoái.”

Tôi Có là tên chiếc du thuyền của Wynand. Ông chưa bao giờ giải thích tên của nó ột ai.

Nhiều người đàn bà từng hỏi ông về nó. Cô gái này cũng từng hỏi ông trước đây.

Giờ đây, khi ông tiếp tục yên lặng, cô gái lại hỏi một lần nữa: “Nhân tiện, anh yêu, ý nghĩa của nó là gì thế - tên con thuyền tuyệt vời của anh ấy?”

“Đó là một câu hỏi mà tôi không trả lời.” ông nói “Một trong số các câu hỏi.”

“Thế em có nên chuẩn bị sẵn quần áo cho chuyến du ngoạn không?”

“Màu xanh lá cây hợp với em nhất. Màu đó trông thật tuyệt ở ngoài biển. Tôi rất thích xem nó tôn mái tóc và cánh tay em như thế nào. Tôi sẽ nhớ hình ảnh cánh tay trần của em trên nền lụa xanh. Bởi vì đêm nay sẽ là đêm cuối cùng.”

Các ngón tay của cô gái để nguyên trên thân chiếc cốc pha lê. Không hề có dấu hiệu gì báo trước với cô rằng đêm nay là lần cuối. Nhưng cô biết ông luôn chấm dứt mọi thứ bằng những lời như vậy. Tất cả các phụ nữ của Wynand đều biết rằng họ nên trông đợi một kết thúc như thế và không ai không được phép bàn cãi gì. Sau một lát, cô gái hỏi - giọng cô trầm xuống:

“Vì lý do gì hả Gail?”

“Lý do tất yếu.”

Ông cho tay vào túi và lấy ra một chiếc vòng tay bằng kim cương; nó bắn ra một ánh lửa lạnh và chói dưới ánh nến, các mối nối nặng nề của nó nằm ẻo lả trên những ngón tay ông.

Ông cho tay vào túi và lấy ra một chiếc vòng tay bằng kim cương; nó bắn ra một ánh lửa lạnh và chói dưới ánh nến, các mối nối nặng nề của nó nằm ẻo lả trên những ngón tay ông.

Chiếc vòng không có hộp đựng và không được bọc. Ông quẳng nó lên trên bàn.

“Một vật kỷ niệm, em yêu,” ông nói “Nó có giá trị hơn nhiều cái mà nó kỷ niệm.”

Chiếc vòng đập vào chân chiếc ly và gây ra một tiếng kêu mỏng và sắc như thể chiếc ly đang gào lên thay cho cô gái. Cô gái giữ im lặng. Ông biết điều này thật kinh khủng: vì nàng không phải là loại người thường nhận các món quà như vậy vào những thời điểm như thế này - cũng giống như những người đàn bà khác của ông. Và nó kinh khủng vì nàng sẽ không từ chối, cũng giống như những người khác đã không từ chối.

“Cảm ơn Gail,” cô gái nói, tra chiếc vòng vào cổ tay mình mà không nhìn vào mặt ông trong ánh nến.

Sau đó, khi họ đã bước vào phòng khách, cô gái dừng lại và liếc đôi mắt với hàng lông mi dài về phía bóng tối, nơi có cầu thang dẫn tới phòng ngủ của ông. “Để em đền đáp cho vật kỷ niệm chứ, Gail?” nàng hỏi, giọng không âm sắc.

Ông lắc đầu.

“Tôi cũng đã định thế,” ông nói, “nhưng giờ tôi mệt.”

Khi cô gái đã đi khỏi, ông đứng trong sảnh và nghĩ tới sự đau đớn mà nàng phải chịu đựng. Đó là nỗi đau đớn có thực nhưng sau một thời gian, sẽ chẳng còn là gì có thực với nàng, ngoại trừ chiếc vòng. Ông không còn nhớ được là vào khi nào, những ý nghĩ như thế còn có khả năng làm cho ông cảm thấy cay đắng. Khi ông nghĩ đến việc chính ông là người tham dự vào sự kiện buổi tối hôm nay, ông không còn cảm thấy gì ngoại trừ nỗi băn khoăn tại sao ông lại không làm điều này sớm hơn.

Ông bước vào thư viện của mình. Ông ngồi đọc vài tiếng. Sau đó, ông dừng lại. Ông dừng lại đột ngột, không có lý do gì, ở giữa một câu quan trọng. Ông không muốn đọc tiếp. Ông không muốn cố đọc.

Chẳng có sự việc gì xảy ra với ông cả. Một sự việc tức là một thực tế hiện hữu, mà đã là thực tế hiện hữu thì nó không bao giờ có thể làm ông cảm thấy bất lực; nhưng ở đây chỉ có một cái không-hiện-hữu khổng lồ - như thể tất cả mọi thứ đều đã bị cuốn sạch, chỉ để lại một khoảng trống vô nghĩa và thô lậu vì nó quá bình thường, quá đơn điệu, như một kẻ sát nhân với một nụ cười ngọt ngào.

Chẳng có điều gì mất đi - ngoại trừ ham muốn; không, nhiều hơn thế - đó là gốc rễ, là khả năng ham muốn sự ham muốn. Ông nghĩ, một người mất đi đôi mắt thì người đó vẫn còn giữ được ý niệm về việc nhìn thấy mọi thứ, nhưng ông từng nghe tới một sự mù lòa khủng khiếp hơn - khi phần não điều khiển thị giác bị hủy hoại, người ta sẽ mất đi thậm chí cả trí nhớ cho việc nhìn thấy.

Ông thả cuốn sách xuống và đứng lên. Ông không muốn ngồi lại chỗ đó, ông cũng không muốn rời khỏi nó. Ông nghĩ ông nên đi ngủ. Vẫn còn quá sớm với ông để đi ngủ, nhưng như thế, ông có thể dậy sớm hơn thường lệ vào ngày mai. Ông bước vào phòng ngủ, ông tắm; ông mặc đồ ngủ vào. Sau đó ông mở ngăn tủ quần áo và nhìn thấy khẩu súng ông vẫn luôn để ở đó. Chính cái nhận thức lập tức về khẩu súng, chính cái cảm giác thích thú đột ngột với khẩu súng là cái làm ông cầm nó lên.

Chính sự thiếu vắng cảm giác kinh sợ khi ông nghĩ đến việc tự tử là cái thuyết phục ông rằng ông nên tự kết liễu đời mình. Ý nghĩ đó thật nhạt nhẽo, giống như một ý kiến không đáng để tranh cãi. Hay một câu nói vô vị.

Lúc này, ông đứng cạnh bức tường bằng kính; ông đã bị sự nhạt nhẽo chặn lại. Người ta có thể sống một cuộc đời nhạt nhẽo, ông nghĩ, nhưng không thể chết một cách nhạt nhẽo.

Lúc này, ông đứng cạnh bức tường bằng kính; ông đã bị sự nhạt nhẽo chặn lại. Người ta có thể sống một cuộc đời nhạt nhẽo, ông nghĩ, nhưng không thể chết một cách nhạt nhẽo.

Ông bước tới giường ngủ và ngồi xuống, khẩu súng ngoắc lơ lửng trong tay. Một người sắp chết, ông nghĩ, thường nhìn thấy toàn bộ cuộc đời của mình trong những giây phút chớp nhoáng cuối cùng. Ta chẳng nhìn thấy gì cả. Nhưng ta có thể bắt mình nhìn thấy nó. Ta có thể nhìn lại nó một lần nữa, bằng ý chí. Hãy để cho ta tìm thấy trong đó hoặc là ý chí để sống tiếp hoặc lý do để chấm dứt nó vào lúc này.

*

* *

Năm đó Gail Wynand mười hai tuổi. Cậu đứng trong bóng tối dưới một đoạn tường vỡ bên bờ sông Hudson, một tay vung về phía sau, bàn tay nắm chặt, sẵn sàng tấn công. Cậu đang chờ đợi.

Những viên đá dưới chân cậu vun cao lại thành đống ở một góc phố, một mặt của đống đá này che chắn cậu khỏi con đường, mặt bên kia không có gì hết ngoài bờ dốc đứng xuống sông. Một vạt nước tối tăm, không có kè chắn ở trước mặt cậu; xung quanh là các toà nhà xập xệ và một khoảng trời trống rỗng, các kho hàng, một cái gờ mái nhà vỡ, treo lủng lẳng trên một khung cửa sổ toả ra một thứ ánh sáng ma quái.

Chỉ lát nữa thôi, cậu sẽ phải chiến đấu, và cậu biết cuộc đấu đó là vì sinh mạng của mình. Cậu đứng im. Bàn tay nắm chặt, hạ xuống va đưa ra sau như thể cậu đang nắm chặt những đường dây điện vô hình được căng tới từng điểm trọng yếu trong cơ thể gầy guộc, da bọc xương của cậu. Chúng nối, dưới bộ quần áo nhàu nát, tới những đường gân dài, phồng lên trên cánh tay trần của cậu, và tới những cơ bắp gồng lên trên cổ cậu. Những dây kim loại này như đang run rẩy trong khi cơ thể cậu thì bất động. Cậu giống như một thứ vũ khí giết người kiểu mới và chỉ cần một ngón tay chạm vào bất kỳ chỗ nào trong người cậu đều khiến thứ vũ khí đó được kích hoạt.

Cậu biết là gã thủ lĩnh của cái băng đảng choai choai đang tìm cậu và gã sẽ không đi một mình. Hai trong số những đứa mà cậu có thể phải đánh nhau luôn chơi dao, và một đứa đã tưng giết người. Cậu đợi bọn chúng, túi quần trống rỗng. Cậu là thành viên trẻ nhất trong băng và cũng là người gia nhập băng sau cùng. Gã thủ lĩnh nói cậu cần một bài học.

Mọi chuyện bắt đầu từ vụ cướp xà lan trên sông mà bọn chúng định tiến hành. Gã thủ lĩnh quyết định phải làm việc đó vào ban đêm. Cả băng đều đồng ý - ngoại trừ Gail Wynand. Gail Wynand giải thích cho chúng, bằng một giọng chậm rãi và khinh khỉng, rằng băng Những kẻ du côn nhỏ, có địa bàn ở phía dưới sông, cũng đã làm như thế vào tuần trước và sáu mạng rơi vào tay cảnh sát cộng thêm hai mạng nữa đang nằm ngoài nghĩa địa. Công việc này phải được tiến hành vào ban ngày khi không ai ngờ tới. Cả băng đều phản đối cậu. Chuyện đó chẳng làm thay đổi gì cả. Gail Wynand không quen nghe theo lệnh. Cậu không thừa nhận bất cứ điều gì ngoài tính chính xác trong các nhận định của chính mình. Và thế là gã thủ lĩnh quyết định giải quyết bất đồng này dứt điểm một lần cho xong.

Ba tên trong bọn bước đi rất nhẹ, đến nỗi những người đứng đằng sau bức tường mỏng mà bọn chúng đi qua cũng không thể nghe thấy chúng. Nhưng Gail Wynand đã nghe thấy chúng từ cách một khu nhà. Cậu đứng bất động trong cái góc hẹp của mình, chỉ có nắm tay là xiết chặt lại một chút.

Khi đến đúng lúc, cậu nhảy vọt ra. Cậu lao thẳng vào khoảng không mà không hề nghĩ tới việc hạ đất, như thể một chiếc máy bắn đá vừa tung cậu lên cao để bay xa hàng cây số. Ngực cậu đập vào đầu một kẻ địch, bụng đập vào kẻ khác và đôi chân đạp thẳng vào ngực của gã thứ ba. Cả bốn ngã nhào xuống. Khi ba gã kia ngẩng được mặt lên, chúng không còn nhận ra Gail Wynand. Chúng chỉ thấy một cơn lốc xoáy trên đầu chúng và có một cái gì đó ở giữa cơn lốc xoáy phóng thẳng vào chúng, bỏng rát.

Cậu không có gì ngoài hai nắm đấm; chúng có năm nắm đấm và một con dao nhưng điều đó dường như chẳng có tác dụng. Chúng nghe thấy tiếng những nắm đấm của chúng vang lên thình thịch như đấm vào cao su cứng, chúng cảm thấy đầu mũi dao của chúng gãy và chúng biết là nó đã bị chặn lại sau khi đâm trúng đối thủ. Nhưng kẻ mà chúng đang đánh đấm như không hề biết đau là gì. Cậu không có thời gian để cảm thấy bất cứ điều gì, cậu quá nhanh, cảm giác đau đớn không thể theo kịp cậu, dường như cậu để nó treo lơ lửng trên không trung, ngay chỗ cậu để nó chạm vào mình và rồi cậu biến mất khỏi nơi đó trước khi nó theo kịp cậu.

Dường như có một cái động cơ nằm giữa hai xương bả vai cậu và nó quay hai tay cậu thành hai vòng tròn. Người ta chỉ nhìn thấy hai vòng tròn, còn hai cánh tay đã biến mất trong đó, như những chiếc nan hoa biến mất khi bánh xe quay nhanh. Mỗi lần cái vòng tròn chạm vào thứ gì, thứ đó bị dừng lại trong khi cái vòng tròn vẫn tiếp tục quay. Một gã nhìn thấy con dao của gã biến mất trên vai của Wynand; cú giật của vai cậu khiến con dao trượt dọc một bên người Wynand và bị bắn ra ngoài ở khoảng thắt lưng. Đó là điều cuối cùng mà gã thấy. Cái gì đó đập vào cằm gã và gã không còn có cảm giác gì khi gáy gã đập vào đống gạch vỡ.

Trong một lúc lâu, hai tên còn lại cố sức chống lại cái máy ly tâm lúc này đang bắn toé những giọt máu đỏ lên các bức tường bao quanh. Nhưng cũng vô dụng. Không phải chúng đang đánh nhau với một người. Chúng đang đánh nhau với cái ý chí vô hình của một con người.

Khi chúng bỏ cuộc, rên rỉ trong đám gạch, Gail Wynand nói bằng một giọng bình thản “Chúng ta sẽ hoãn lại cho tới ban ngày.” và bỏ đi. Từ đó trở đi, cậu trở thành thủ lĩnh của băng.

Khi chúng bỏ cuộc, rên rỉ trong đám gạch, Gail Wynand nói bằng một giọng bình thản “Chúng ta sẽ hoãn lại cho tới ban ngày.” và bỏ đi. Từ đó trở đi, cậu trở thành thủ lĩnh của băng.

Hai ngày sau đó, vụ cướp xà lan xảy ra giữa ban ngày và thành công rực rỡ.

Gail Wynand sống cùng với cha cậu ở căn hộ dưới hầm của một tòa nhà cũ kỹ tại trung tâm Hell’s Kitchen. Cha cậu là thợ khuân vác ở cảng, một người cao, lặng lẽ và chưa từng đi học bao giờ. Ông nội và cụ của cậu cũng là những người như thế và họ chưa từng biết tới điều gì ngoài cái nghèo trong gia đình. Nhưng trong gốc rễ xa xôi của gia đình, họ có dòng dõi quý tộc; một tổ tiên quý tộc nào đó từng làm vinh danh dòng họ; và rồi một thảm kịch nào đó mà người ta lãng quên từ lâu đã đẩy những thế hệ sau xuống cảnh bần hàn. Có một điều gì đó trong những người thuộc dòng họ Wynand - cho dù họ ở nhà trọ, tửu điếm hay nhà tù - khiến họ không lẫn vào xung quanh. Cha của Gail được mọi người ở bến cảng gọi là Quận công.

Mẹ của Gail đã qua đời vì bệnh lao phổi khi cậu được hai tuổi. Cậu là đứa con duy nhất trong nhà. Cậu chỉ biết lờ mờ rằng có gì đó rất kịch tính trong cuộc hôn nhân của cha cậu. Cậu từng nhìn thấy một tấm ảnh của mẹ cậu, trong ảnh mẹ cậu trông không giống và cũng ăn mặc không giống các phụ nữ khác trong vùng: bà rất đẹp. Khi bà mất đi, tất cả sự sống trong con người cha cậu cũng ra đi theo. Ông yêu Gail, nhưng đó là kiểu tình cảm rất kiệm lời. Ông không nói với Gail nhiều hơn hai câu mỗi tuần.

Gail có bề ngoài không giống cả mẹ và cha. Cậu là sự phục hồi của một cái gì đó không rõ ràng, và khoảng cách của sự phục hồi đó không chỉ tính bằng vài thế hệ mà là bằng thế kỷ. Cậu quá cao so với tuổi của cậu, và cũng quá gầy. Bọn trẻ gọi cậu là Wynand Kều. Không ai biết cậu lấy cơ bắp ở đâu ra, người ta chỉ biết tới nó khi cậu sử dụng nó.

Cậu đã làm đủ mọi nghề kể từ khi còn nhỏ. Một thời gian dài, cậu bán báo ở các góc phố. Một ngày kia, cậu tới gặp ông chủ toà báo và tuyên bố rằng họ cần phải bắt đầu một dịch vụ mới - giao báo tận nhà người đọc vào mỗi buổi sáng. Cậu giải thích cho ông ta việc đó sẽ tăng số lượng phát hành như thế nào và vì sao. “Thế cơ đấy?” ông chủ toà báo nói. “Tôi biết việc này sẽ thành công,” Wynand nói. “Hừm, mày không phải là ông chủ ở đây,” ông chủ nói. “Ông là đồ ngốc,” Wynand nói.

Wynand mất công việc đó.

Cậu từng làm việc ở một cửa hàng thực phẩm. Cậu chạy việc linh tinh, lau sàn nhà, phân loại các thùng rau quả bị hỏng, giúp đỡ khách hàng, kiên nhẫn cân bột mì hay rót sữa từ một cái thùng lớn vào bình. Cậu làm công việc đó giống như người ta dùng một chiếc xe lăn đường để là phẳng những chiếc khăn mùi xoa. Nhưng cậu cắn răng và kiên nhẫn với công việc. Một ngày kia, cậu giải thích cho chủ cửa hàng rằng nên đổ sẵn sữa vào chai, giống như là làm với rượu whisky. “Ngậm miệng lại và ra kia phục vụ bà Sullivan”, ông chủ nói, “đừng bao giờ nghĩ là tao không biết công việc của tao. Mày không phải là chủ ở đây.” Cậu quay ra phục vụ bà Sullivan và không nói gì cả.

Cậu từng làm ở một phòng chơi bi-a. Cậu cọ rửa các ống nhổ và dọn dẹp những gì mà bọn say xỉn bày ra. Cậu nghe và nhìn thấy những việc khiến sau này, cậu không còn cảm thấy ngạc nhiên trước bất cứ việc gì. Cậu nỗ lực hết sức và học cách giữ im lặng, để giữ lại công việc mà người ta bảo là việc của cậu, chấp nhận sự vô lý làm ông chủ của cậu - và cậu chờ đợi. Chưa ai từng nghe thấy cậu nói về cảm giác của cậu. Cậu có nhiều cảm giác với đồng loại của mình nhưng sự tôn trọng không nằm trong những cảm giác ấy.

Cậu làm nghề đánh giầy trên một chiếc phà. Tất cả mọi người đều có thể xô đẩy và ra lệnh cho cậu: từ những tay buôn ngựa béo phị tới những gã say rượu trên phà. Nếu cậu nói, cậu sẽ nghe thấy một giọng kẻ cả trả lời “Mày không phải là chủ ở đây.” Nhưng cậu thích công việc đó. Khi không có khách, cậu đứng ở bên mạn phà và ngắm Manhattan. Cậu nhìn các tấm biển màu vàng của những căn nhà mới, những bãi đất trống trải, những cần trục và cần cẩu, và vài tòa tháp cao đang vươn lên ở phía xa. Cậu nghĩ tới những gì cần phải xây dựng và những gì cần phá hủy, tới những khoảng trống, tới cái triển vọng mà khoảng trống đó mang lại và những gì có thể được tạo ra từ đó. Một tiếng kêu khàn khàn “Này, nhóc” cắt đứt suy nghĩ của cậu. Cậu trở lại chỗ ngồi và cúi mặt một cách ngoan ngoãn xuống một đôi giày bẩn thỉu nào đó. Người khách chỉ có thể thấy một mái đầu bé nhỏ, mái tóc màu nâu nhạt và hai bàn tay gầy gò nhưng hiệu quả.

Vào các buổi tối mù sương, dưới ngọn đèn khí ở một góc phố, không ai để ý tới một dáng người gầy gò dựa lưng vào cây đèn đường - đấy là dáng một nhà quý tộc thời Trung cổ, người có bản năng chỉ huy và biết rõ tại sao mình có quyền chỉ huy; đấy là dáng của một vị nam tước thời phong kiến, vốn sinh ra để cai trị - nhưng lại sống để quét sàn nhà và nghe người khác sai khiến.

Cậu tự học đọc và viết khi năm tuổi, bằng cách đặt các câu hỏi.

Cậu đọc bất cứ cái gì mà cậu tìm thấy. Cậu không chấp nhận những điều không giải thích được. Cậu phải hiểu bất cứ điều gì mà người khác biết. Huy hiệu trong tuổi thơ của cậu - thứ gia huy mà cậu tự tạo ình thay cho gia huy của dòng họ đã bị mất hàng trăm năm trước - là dấu chấm hỏi. Không ai phải giải thích điều gì cho cậu tới lần thứ hai.

Cậu học những bài toán đầu tiên từ những kỹ sư lắp ống thoát nước. Cậu học địa lý từ các thủy thủ ở bến tàu. Cậu học về các vấn đề hành chính dân sự từ các chính trị gia hay lui tới quán bar trong vùng - vốn là nơi đàn đúm của đám gangster. Cậu chưa bao giờ đi nhà thờ hay đi học. Cậu bước chân vào nhà thờ lần đầu tiên năm mười hai tuổi. Cậu lắng nghe bài giảng đạo về đức kiên nhẫn và khiêm nhường. Cậu không bao giờ quay trở lại đó. Năm mười ba tuổi, cậu quyết định tìm hiểu trường học và đăng ký vào học một trường công. Cha cậu không nói gì về quyết định này, cũng như ông không nói gì mỗi khi Gail trở về nhà, người xây xát sau một trận đánh nhau trên đường phố.

Trước/118Sau

Theo Dõi Bình Luận