Saved Font

Trước/118Sau

Suối Nguồn (The Fountainhead)

Phần 3 - Chương 06 B

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Xung quanh còn rất nhiều ghế để ngồi một cách thoải mái, nhưng Toohey lại thích nằm trên sàn. Ông lật sấp người, chống thân trên bằng hai khuỷu tay, và lắc lư một cách thoải mái. Ông chuyển trọng lượng cơ thể từ khuỷu tay này sang khuỷu tay kia, hai chân dạng rộng thành một cái chạc cây trên thảm. Trông ông có vẻ rất thích thú khi được thả lỏng.

"Tôi muốn nói với một ai đó. Tháng sau tôi sẽ lăng-xê cuốn tự truyện của một anh nha sĩ sống ở một thị trấn nhỏ. Anh ta là một nhân vật đặc biệt - bởi vì trong cả cuộc sống của anh ta chẳng có một ngày nào đặc biệt và trong cả cuốn sách của anh ta chẳng có một câu nào đặc biệt. Rồi cô sẽ thích nó à xem, Lois. Cô thử tưởng tượng một kẻ vô vị bậc nhất mở toang tâm hồn anh ta ra, cứ như là được mặc khải."

"Những con người bé nhỏ." Ike nói nhẹ nhàng. "Tôi yêu nhưng con người bé nhỏ. Chúng ta phải yêu thương những con người bé nhỏ trên trái đất này."

"Hãy để dành điều đó cho vở kịch tiếp theo của anh," to nói.

"Tôi không thể," Ike nói. "Nó đã ở ngay trong vở này rồi."

"Ý ông là gì, Ellsworth?" Clokey ngắt lời.

"À, đơn giản thôi Lance. Có những người hoàn toàn chỉ là con số không; anh ta chẳng làm bất cứ cái gì nổi bật ngoài việc ăn, ngủ và tán gẫu với hàng xóm. Nếu như cuộc sống vô vị của những người này lại trở thành một hiện tượng đáng tự hào, đáng đưa tin ra cả thế giới, đáng được cả triệu độc giả quan tâm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng - thì việc một ai đó khác xây dựng cả một giáo đường sẽ trở nên không đáng lưu tâm và không cần được công bố. Đây là vấn đề của quan điểm và sự tương quan. Khoảng cách cho phép giữa các cực của bất cứ một vấn đề nào cũng là hữu hạn. Khả năng tiếp nhận âm thanh của một con kiến không bao gồm tiếng sấm."

"Ông phát biểu như một gã tư sản mạt hạng, Ellsworth," Gus Webb nói.

"Hạ giọng xuống đi, cậu bé," Toohey nói, không hề phật ý.

"Tất cả đều rất là tuyệt vời," Lois Cook nói, "có điều, ông đang làm việc quá xuất sắc, Ellsworth. Ông sẽ làm tôi mất việc mất. Rồi đây nếu như tôi muốn được biết đến, tôi sẽ phải viết một cái gì đó thực sự hay ho."

"Thế kỷ này thì chưa cần đâu, Lois," Toohey nói. "và có lẽ thế kỷ sau cũng chưa cần. Nó sẽ đến muộn hơn là cô nghĩ."

"Nhưng mà ông chưa nói...!" Đột nhiên Ike kêu lên, giọng lo lắng.

"Tôi chưa nói cái gì?"

"Ông chưa nói là ai sẽ dựng vở kịch của tôi!"

"Cứ để đó cho tôi," Jules Fougler nói.

"Tôi quên chưa cảm ơn ông, Ellsworth," Ike nói một cách nghiêm trang."Vì thế bây giờ tôi cảm ơn ông. Có rất nhiều vở kịch chẳng ra gì, nhưng ông đã chọn vở của tôi. Ông và ông Fougler."

"Cái chẳng ra gì của anh có thể khai thác được, Ike ạ."

"Mà cái đó mới đáng kể."

"Rất đáng kể là khác."

"Anh thử lấy ví dụ xem nào?"

"Đừng có lắm lời thế, Ellsworth," Gus Webb nói. "Ông đã nói quá nhiều rồi đấy."

"Im mồm đi, búp bê. Tôi thích nói. Ví dụ à, Ike? Được rồi, ví dụ tôi không thích Ibsen."

"Ibsen khá đấy chứ," Ike nói.

"Ibsen khá đấy chứ," Ike nói.

"Chắc chắn là ông ta khá rồi, nhưng mà giả dụ như tôi không thích ông ta. Giả dụ tôi muốn mọi người không xem kịch của ông ta nữa. Nếu tôi nói với mọi người như vậy thì sẽ bất lợi cho tôi. Nhưng nếu tôi làm cho họ tin rằng anh cũng xuất chúng như Ibsen - thì chẳng mấy chốc, họ sẽ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai người nữa."

"Ôi Chúa ơi, ông có thể làm thế?"

"Đó chỉ là một ví dụ thôi, Ike ạ."

"Nhưng thế thì thật tuyệt!"

"Đúng vậy. Rất tuyệt vời. Và sau đó thì khán giả sẽ thấy xem cái gì cũng thế. Khi ấy là chẳng có cái gì là quan trọng hết - cả tác giả lẫn công chúng mà họ phục vụ."

"Sao lại thế Ellsworth?"

"Thì đấy, Ike, không có chỗ cho cả Ibsen và cậu trên sân khấu. Cậu biết điều đó, đúng không?"

"Theo nghĩa đen thì đúng thế."

"Và cậu thì muốn tôi tạo chỗ cho cậu đúng không?"

"Tất cả chuyện vớ vẩn này đều đã được bàn tới, mà lại bàn hay hơn và ngắn gọn hơn nhiều," Gus Webb nói. "Tôi tin càng ngắn thì càng hiệu quả.

"Bàn tới ở đâu hả Gus?" Lois Cook hỏi.

"Những kẻ chẳng ra gì, rồi sẽ là tất cả,[117] bà chị ạ."

"Gus thô lỗ, nhưng sâu sắc," Ike nói "Tôi thích anh ta."

"Quỷ tha ma bắt anh đi," Gus nói.

Quản gia của nhà Lois Cook bước vào phòng. Đó là một người đàn ông đứng tuổi, oai vệ; ông mặc một bộ đồ lễ phục chỉnh tề. Ông ta báo tin Peter Keating đến.

"Peter à?" Lois Cook nói với vẻ hoan hỉ. "Tất nhiên rồi, đưa cậu ta vào, đưa vào ngay đi."

Keating bước vào phòng và dừng lại, giật mình khi nhìn thấy mọi người đang tụ tập.

"Ồ... xin chào" Anh nói với vẻ thất vọng. "Tôi không biết là chị đang có khách, Lois ạ."

"Khách khứa gì đâu. Vào đi, Peter, anh ngồi đi, tự lấy một ly đi, anh biết mọi người cả mà."

"Chào Ellsworth," Keating nói, mắt nhìn Toohey trông cậy.

Toohey vẫy tay chào, trườn người lên và ngồi xuống một cái ghế bành, vắt chân một cách duyên dáng. Mọi người trong phòng đột ngột tự động chỉnh lại tư thế: ngồi thẳng hơn, chân khép lại, cố khép miệng lại một cách thư giãn. Chỉ có Gus Webb là vẫn nằm ườn như trước.

Trông Keating điềm tĩnh và đẹp trai. Anh mang đến cho căn phòng không được thông khí một không khí mát mẻ của người vừa mới đi bộ qua những đường phố lạnh lẽo. Nhưng anh nhợt nhạt, và những cử động của anh chậm rãi, mệt mỏi.

Trông Keating điềm tĩnh và đẹp trai. Anh mang đến cho căn phòng không được thông khí một không khí mát mẻ của người vừa mới đi bộ qua những đường phố lạnh lẽo. Nhưng anh nhợt nhạt, và những cử động của anh chậm rãi, mệt mỏi.

"Xin lỗi nếu như tôi đã làm phiền, Lois," anh nói. "Tôi chẳng có việc gì làm, và lại cảm thấy cô đơn quá, nên tôi đã nghĩ là rẽ vào đây một chút." Anh gần như bỏ qua từ "cô đơn" bằng một nụ cười tự giễu mình. "Quá mệt mỏi với Neil Dumont và cả cái lũ khốn kiếp ấy. Thấy cần có những người bạn vui vẻ một chút - giống kiểu như một món ăn tinh thần, phải không?"

"Tôi là một thiên tài," Ike nói. "Một vở kịch của tôi sẽ diễn ở Broadway. Tôi và Ibsen. Ellsworth đã nói như vậy."

"Ike vừa mới đọc vở kịch mới của anh ta cho chúng tôi nghe," Toohey nói. "Một tác phẩm tuyệt vời."

"Anh sẽ thích nó, Peter," Lancelot Clokey nói. "Nó thực sự rất hay đấy."

"Đó là một kiệt tác," Jules Fougler nói. "Tôi hy vọng là anh xứng đáng để xem nó, Peter ạ. Nó là loại kịch rất kén khán giả. Nếu anh là một kẻ phàm phu tục tử, với một tâm hồn khô héo và trí tưởng tượng hạn hẹp, vở kịch này không dành cho anh. Nhưng nếu anh là một con người chân chính với trái tim rộng lớn, tràn ngập tiếng cười; nếu anh là người đã giữ gìn tâm hồn không hoen ố của tuổi thơ cho những cảm xúc trong trẻo - thì anh sẽ thấy nó là một vở kịch không thể quên được."

"Trừ khi các ngươi trở thành những đứa trẻ, các ngươi sẽ không được bước vào thiên đường."[118] Ellsworth Toohey nói.

"Cảm ơn, Ellsworth," Jules Fougler nói. "Tôi sẽ lấy nó làm câu đề từ của bài phê bình."

Keating nhìn Ike và những người khác với ánh mắt phấn khích. Tất cả bọn họ đều có vẻ xa vời và thánh thiện; họ ở một tầng cao phía trên anh về kiến thức; nhưng gương mặt của tất cả bọn họ đều có dấu ấn của sự ấm áp, của một sự chào đón với những người bên dưới họ.

Keating uống say cảm giác về sự vĩ đại của họ - cái món ăn tinh thần mà anh tìm kiếm ở đây. Anh cảm thấy mình được nâng lên nhờ họ. Mọi người nhìn thấy sự cao thượng của mình hiện hữu qua anh. Một chu trình khép kín được hình thành trong căn phòng và vòng tròn của nó đã đóng lại.

Tất cả mọi người đều nhận ra điều đó, trừ Peter Keating.

*

* *

Ellsworth Toohey đã lên tiếng ủng hộ kiến trúc hiện đại.

Suốt mười năm qua, trong khi hầu hết nhà ở đều tiếp tục được xây dựng như những bản trung thành với lịch sử thì những nguyên tắc kiến trúc của Henry Cameron đã chiến thắng trong những công trình thương mại: nhà máy, văn phòng, cao ốc. Đó là một chiến thắng mờ nhạt và méo mó; một sự thỏa thuận miễn cưỡng bao gồm việc bỏ đi những cột trụ và những trán tường, cho phép một số bức tường được để trần trụi, rồi việc sửa lỗi một hình khối nào đó - do vô tình mà đẹp - bằng cách thêm vào một đường gờ xoắn ốc kiểu Hy Lạp đã được đơn giản hóa. Rất nhiều người đã lấy cắp các kiểu dáng kiến trúc của Cameron; chỉ một số ít hiểu được ý tưởng của ông. Phần duy nhất trong lập luận của ông khiến cho chủ sở hữu các công trình không thể cưỡng lại được là tính kinh tế; ông đã chiến thắng về phương diện này.

Ở các nước châu Âu, nhất là ở Đức, một trường phái xây dựng mới đã được hình thành trong một thời gian dài: nó bao gồm việc dựng lên bốn bức tường và một mái bằng phía trên, với một vài cái lỗ được trổ ra. Cái đó được gọi là kiến trúc mới.

Những gì mà Cameron đã đấu tranh - sự tự do thoát ra khỏi những quy tắc độc đoán, sự tự do vốn đặt ra một trách nhiệm nặng nề lên vai các kiến trúc sư có tính sáng tạo - rút cục lại trở thành sự loại bỏ mọi cố gắng, ngay cả những cố gắng để nắm vững các trường phái kiến trúc trong lịch sử. Nó trở thành một tập hợp những quy tắc cứng nhắc mới. Đó là nguyên tắc của sự bất tài một cách có ý thức, của sự thiếu sáng tạo một cách hệ thống, của việc khuyếch trương cái tầm thường.

Cameron từng nói: "Một công trình kiến trúc sẽ tự tạo ra vẻ đẹp của riêng nó; những họa tiết trang trí phải phát sinh từ tư tưởng và cấu trúc của công trình." Còn những kiến trúc sư mưói thì nói "Một công trình kiến trúc không cần đến vẻ đẹp, không cần đồ trang trí và không cần tư tưởng." Nói như vậy thật là an toàn. Cameron và một số người khác đã khai phá một con đường mới và trải nhựa cho nó bằng chính cuộc sống của họ. Số đông những người khác - những người vốn tìm sự an toàn bằng cách sao chép kiến trúc đền Parthenon - nhìn thấy mối hiểm nguy và đã tìm một lối đi khác để tới bến an toàn. Họ đi theo con đường của Cameron nhưng bắt nó dẫna họ tới một kiểu đền Parthenon mới, một Parthenon dễ dãi hơn và mang hình dáng của một cái hộp xây từ thủy tinh và bê tông. Cây cọ dũng mãnh đã ngã xuống, nấm đã mọc ra trên thây cây đổ ấy, làm biến dạng nó, vùi giấu nó, và kéo nó trở lại rừng rậm u minh.

Khu rừng giờ đây đã tìm được tiếng nói của mình.

Trong bài viết với tựa đề "Tôi Bơi theo Dòng Chảy" trong chuyện mục Một ý kiến nhỏ, Ellsworth Toohey đã viết:

"Lâu nay, chúng tôi đã lưỡng lự trong việc thừa nhận một hiện tượng có ảnh hưởng lớn mà người ta gọi là Kiến trúc Hiện Đại. Sự cẩn trọng như vậy là cần thiết với bất cứ ai đứng ở vị trí cố vấn về thị hiếu cho công chúng. Quá thường xuyên, những biểu hiện đơn lẻ của sự lập dị bị tưởng nhầm với một phong trào mang tính đại chúng rộng lớn và người ta cần phải thận trọng để không gán cho những hiện tượng đó một tầm vóc mà chúng không xứng đáng.[119] Nhưng Kiến trúc Hiện đại đã đứng vững trước những thử thách của thời gian, đã đáp ứng được nhu cầu của đại chúng, và chúng ta hân hoan nghiêng mình chào đón nó.

Không có gì sai khi chúng ta thừa nhận trong chừng mực nhất định công lao của những người đi tiên phong của phong trào này, ví dụ như ông Henry Cameron đã quá cố. Người ta có thể tìm thấy bóng dáng phong cách kiến trúc hiện đại trong một số công trình của ông. Nhưng cũng giống như tất cả những nhà tiên phong, ông vẫn bị bó buộc bởi những định kiến quá khứ, bởi tính đa cảm của giai cấp trung lưu mà ông từ đó sinh ra. Ông đã không chống nổi sự mê hoặc của cái đẹp và sự hoa mỹ, mặc dù sự hoa mỹ ấy là tác phẩm của chính ông; và do đó mà không thể sánh được với những gì thuộc về các hình thái kiến trúc truyền thống.

Cần phải nhờ đến sức mạnh của một phong trào quần chúng rộng lớn mới làm cho trường phái Kiến trúc Hiện đại được bộc lộ một cách đầy đủ và chân thực. Giờ thì người ta có thể thấy nó lan tràn khắp thế giới, không phải như một đám mây hỗn loạn các ý tưởng màu mè của các cá nhân, mà như một trật tự chặt chẽ, có tổ chức; và nó đặt ra những đòi hỏi nghiêm ngặt với các nghệ sĩ, một trong những đòi hỏi đó là người nghệ sĩ phải tuân thủ bản chất tập thể của công việc mà anh ta làm.

Cần phải nhờ đến sức mạnh của một phong trào quần chúng rộng lớn mới làm cho trường phái Kiến trúc Hiện đại được bộc lộ một cách đầy đủ và chân thực. Giờ thì người ta có thể thấy nó lan tràn khắp thế giới, không phải như một đám mây hỗn loạn các ý tưởng màu mè của các cá nhân, mà như một trật tự chặt chẽ, có tổ chức; và nó đặt ra những đòi hỏi nghiêm ngặt với các nghệ sĩ, một trong những đòi hỏi đó là người nghệ sĩ phải tuân thủ bản chất tập thể của công việc mà anh ta làm.

Những quy tắc của trường phái kiến trúc mới này đã được hình thành trong quá trình sáng tạo mang tính đại chúng rộng lớn. Chúng cũng nghiêm ngặt như những quy tắc của trường phái Cổ điển. Chúng yêu cầu một sự đơn giản không son phấn, giống như sự chân thực của một người đàn ông có phẩm giá. Cũng giống như trong thời đại ngắn ngủi của các ông chủ nhà băng quốc tế, mỗi ngày tòa nhà phải có một cái mái che đua ra một cách phô trương; ngày nay, thời đại đang đến đòi hỏi mỗi tòa nhà sẽ có một cái mái bằng. Cũng giống như trong thời kỳ đế quốc của loài người, mỗi ngôi nhà cần phải có những cửa sổ ở góc nhà - biểu tượng của ánh mặt trời được phân phối công bằng cho tất cả mọi người.[120]

Những người có óc xét đoán sẽ nhìn thấy ý nghĩa xã hội hùng hồn trong những hình khối của trường phái kiến trúc mới này. Dưới thể chế bóc lột cũ, thành phần xã hội hữu ích nhất - người công nhân - chưa bao giờ được phép công nhận giá trị của bản thân họ; những chức năng thực tế của họ bị giấu kín, bị ngụy trang; vì thế nên các ông chủ luôn cho đầy tớ của mình diện những bộ chế phục viền vàng lộng lẫy. Điều này được phản ánh trong những công trình kiến trúc của thời kỳ này: những yếu tố chức năng của một tòa nhà như cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang được giấu đi dưới những trang trí hình xoáy ốc vô nghĩa. Nhưng trong một công trình kiến trúc hiện đại, chính những yếu tố hữu dụng này - bểiu trưng cho sự lao động cực nhọc - sẽ được phơi bày lồ lộ dưới ánh sáng. Lẽ nào chúng ta lại không nghe thấy từ những yếu tố này chính tiếng nói của một thế giới mới, nơi mà những người công nhân sẽ làm chủ vận mệnh của họ?

Chúng tôi muốn các bạn hướng sự chú ý tới một nhà máy sắp khánh thành của công ty Bassett Brush, một ví dụ tốt nhất cho nền Kiến trúc Hiện đại của nước Mỹ. Đó là một công trình kiến trúc nhỏ, nhưng trong kích thước khiêm tốn của mình, nó là hiện thân của sự đơn giản đến nghiệt ngã của cái kỷ luật mới và là một bằng chứng sinh động cho Sự Vĩ Đại của Những Con Người Bé Nhỏ. Người thiết kế công trình này là Augustub Webb, một kiến trúc sư trẻ đầy hứa hẹn."

Khi gặp Toohey một vài ngày sau đó, Peter Keating phân vân hỏi: "Ellsworth, ông có ý như thế thật đấy à?"

"Về cái gì?"

"Về kiến trúc hiện đại ấy."

"Dĩ nhiên là tôi có ý như vậy rồi. Anh thấy bài viết nhỏ ấy của tôi thế nào?"

"Hừm, tôi nghĩ là nó rất hay. Rất thuyết phục. Nhưng Ellsworth, tại sao... tại sao ông lại chọn Gus Webb? Dẫu sao thì tôi cũng đã làm một vài thứ có tính hiện đại trong mấy năm qua đấy chứ. Tòa nhà Palmer khá trần trụi, còn tòa Mowry thì cũng chẳng có gì khác ngoài mái nhà và cửa sổ, còn nhà kho Sheldon thì..."

"Ôi, Peter, đừng có tham lam thế. Tôi đã đối xử khá là tốt với anh, phải không? Thỉnh thoảng cũng phải để tôi lăng-xê ai đó nữa chứ."

Tại một buổi tiệc trưa, khi phải phát biểu về đề tài kiến trúc, Peter Keating đã tuyên bố: "Nhìn lại sự nghiệp của tôi cho đến ngày hôm nay, tôi đã rút ra một kết luận rằng tôi đã làm việc dựa trên một nguyên tắc chân chính: nguyên tắc ấy là, thay đổi liên tục là điều thiết yếu của cuộc sống. Bởi vì những công trình kiến trúc là một phần không thể thiếu được của cuộc sống, nên kiến trúc cũng phải liên tục thay đổi. Tôi chưa bao giờ tự tạo ra một định kiến về kiến trúc cho bản thân mình, mà luôn đón nhận mọi ý kiến của mọi thời đại. Những người cuồng tín đi khắp nơi rao giảng rằng tất cả các công trình đều phải hiện đại thì đầu óc cũng hẹp hòi như những kẻ bảo thủ luôn bắt chúng ta không áp dụng bất cứ cái gì khoác ngoài những kiểu dáng truyền thống. Tôi không thanh minh cho những công trình theo phong cách kiến trúc Cổ điển mà tôi đã thiết kê. Chúng đáp ứng yêu cầu của thời đại chúng. Tôi cũng chẳng xin lỗi cho những công trình hiện đại mà tôi đã thiết kế. Chúng hiện thân ột thế giới tốt hơn đang đến gần. Tôi nghĩ rằng chính sự giác ngộ nhỏ bé về nguyên tắc này là phần thưởng và niềm vui cho việc là một kiến trúc sư."

Khi tin Peter Keating trúng thầu công trình Stoneridge được công bố, trong giới chuyên môn có cả sự hài lòng lẫn những lời xu nịnh đầy ghen tỵ. Anh đã cố gắng để có lại được niềm sung sướng trước đây khi những phi vụ thế này xảy ra. Nhưng anh thất bại. Anh vẫn cảm thấy có chút gì đó tương tự với niềm vui sướng, nhưng nó rất nhạt nhòa và mong manh.

Việc thiết kế Stoneridge có vẻ là một gánh nặng quá sức. Anh không bận tâm tới sự việc mà nhờ nó anh có được công trình này; sự việc ấy cũng đã trở nên mờ nhạt và nhẹ bỗng trong tâm trí anh; anh chấp nhận và gần như đã lãng quên. Đơn giản là anh không thể đối mặt với nhiệm vụ thiết kế một số lượng lớn nhà cửa mà công trình Stoneridge đòi hỏi. Anh cảm thấy rất mệt mỏi. Anh cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng thức dậy, và cả ngày anh thấy mình chỉ chờ đợi đến lúc có thể được trở lại giường ngủ.

Anh bàn giao công trình Stoneridge cho Neil Dumont và Bennett. "Làm đi." anh nói giọng mỏi mệt, "làm bất cứ cái gì mà các anh muốn."

"Làm theo kiểu nào, Peter?" Dumont hỏi. "Hừm, một cái gì đó theo kiểu thức thời ấy, nếu không thì những người sở hữu chúng sẽ chẳng thích đâu. Nhưng đừng màu mè quá - để giới báo chí còn bình luận. Làm cho nó vừa có nét cổ điển vừa có cảm giác hiện đại. Thế nào cũng được. Tôi chẳng quan tâm."

Dumont và Bennett bắt tay vào việc. Keating thay đổi một vài đường nét của các mái nhà trên các phác thảo của họ, một vài cửa sổ. Những bản vẽ sơ bộ được văn phòng Wynand phê chuẩn. Keating không biết liệu có phải chính Wynand đã phê chuẩn hay không. Anh không gặp lại Wynand.

Dominique bỏ đi được một tháng thì Guy Francon tuyên bố về hưu.

Keating đã nói với ông về chuyện ly dị và không đưa ra một lời giải thích nào. Francon đón nhận tin đó một cách bình thản. Ông nói: "Tôi đã chờ đợi tin này. Không sao đâu, Peter. Chắc không phải lỗi của anh, mà cũng chẳng phải của nó." Từ đó ông không nhắc đến việc này nữa. Bây giờ ông cũng chẳng giải thích về sự rút lui của mình, chỉ nói rằng "Từ lâu tôi đã nói với anh là nó sẽ đến. Tôi đã mệt mỏi. Chúc anh may mắn, Peter."

Trách nhiệm công ty đè nặng lên đôi vai đơn độc của Keating và cái viễn cảnh cảm thấy tên mình nằm lẻ loi trên cửa văn phòng làm cho Keating lo lắng. Anh cần có một đồng sự. Anh chọn Neil Dumont. Neil có phong cách và tên tuổi. Anh ta là một Lucius Heyer thứ hai.

Hãng đổi tên thành Peter Keating & Cornelius Dumont. Một vài người bạn đã tổ chức một buổi tiệc để mừng sự kiện này, nhưng Keating không tham dự. Anh đã hứa là sẽ đến dự, nhưng anh lại quên mất việc đó và đi nghỉ cuối tuần một mình ở một vùng nông thôn tuyết phủ. Anh chẳng nhớ gì về buổi tiệc ãi đến sáng ngày hôm sau khi anh đi dạo một mình dọc một con đường quê bị đóng băng.

Stoneridge là hợp đồng cuối cùng được ký kết bởi hãng Francon & Keating.

Trước/118Sau

Theo Dõi Bình Luận