Saved Font

Trước/22Sau

Vị Tình Đầu

Chương 17

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Chap 87:

Hội trại do Đoàn trường tổ chức hàng năm. Đây là dịp để học sinh trong lớp nói riêng và trong trường nói chung có cơ hội gần nhau một cách hợp tình hợp lí nhất. Học sinh mà! Làm gì có chuyện phụ huynh cho phép một lũ giặc được tụ tập lại, không ai quản lí, muốn làm gì thì làm, nhất là vào ban đêm nữa chứ. Chính vì vậy, sự xuất hiện của hội trại đã được chúng tôi ví von như sự xuất hiện của ông bụt trong lúc chúng tôi, những “học sinh ngoan hiền nhất quả đất”, hàng đêm khóc thầm vì sự quản lí gắt gao của những bậc phụ huynh.

Sáng hôm sau, lớp tôi tập trung ở nhà thằng Phương, vì nhà nó rộng nhất và bố mẹ nó cũng thuộc loại dễ nhất. Tất cả đã được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng. Nói là phân công cho nó oai vậy thôi, chứ thực ra cũng chỉ có 2 nhóm, nhóm con trai và nhóm con gái. Nhóm con trai được phân công nhiệm vụ dựng trại, trong khi đám con gái lo phần chuẩn bị “đồ nhắm” vào ban đêm và thức ăn để bán vào buổi tối.

À cho tôi được nói một chút về cái hội trại trường tôi. Hội trại được chia làm ba phần chính, bao gồm hội chợ, văn nghệ quần chúng và hội trại. Trong phần hội chợ, mỗi lớp sẽ chịu trách nhiệm một gian hàng đồ ăn do chính lớp mình đứng tên. Tiền vốn thường là từ quĩ lớp. Cái trò bán đồ ăn này thật sự rất là man rợ. Tôi xin được kể sau cho các bạn nghe. Sau phần hội chợ, bắt đầu từ 5-6h chiều cho đến khoảng 7-8h tối, tất cả các lớp sẽ chung tay dọn dẹp rác để biến sân trường thành sân khấu cho hoạt động tiếp theo, mang tên văn nghệ quần chúng. Văn nghệ quần chúng sẽ diễn ra cho đến 12h đêm. Sau đó, lửa trại sẽ được thắp và cuộc vui mới thật sự bắt đầu.

Đại loại nó là như thế. Giờ tôi xin được bắt đầu luôn bằng việc chuẩn bị của lớp tôi.

Sau khi công việc được phân chia rõ ràng, chúng tôi bắt tay ngay vào công cuộc chuẩn bị. Đám con gái rủ nhau đi chợ mua thịt thà, rau củ các loại. Lớp tôi chọn món, mà theo như giang hồ đồn là dễ làm và cũng dễ kiếm lời, đó là thịt nướng và bò lá lốt nướng [nghĩ đến lại thèm, chẹp]. Trong khi đám con gái gánh vác trách nhiệm bếp núc của “một người vợ tảo tần trong gia đình”, thì tụi tôi, đám con trai, được phân công những nhiệm vụ đòi hỏi cơ bắp nhiều hơn. Tôi để QC theo hai nhỏ bạn thân của tôi.

Từ bé đến lớn, ở nhà, tôi chẳng phải mó tay vào việc gì, vậy mà không hiểu sao hôm nay, khi phải gánh vác trách nhiệm với cả lớp, tôi cảm thấy cực kì phấn chấn. Đó là cái cảm giác thích thú khi có người công nhận những đóng góp của mình. Và tôi nghĩ điều này là cực kì quan trọng trong công việc. Các bạn thử hình dung xem, sau vô vàn những cố gắng, đóng góp, say mê ột dự án nào đó, cuối cùng tất cả những gì bạn nhận được chỉ là sự im lặng của sếp, vì xem đó là nghĩa vụ của bạn, hoặc không có một sự tưởng thưởng xứng đáng nào. Liệu các bạn còn có hứng thú với những công việc sau này!? Chắc chắn là không đối với tôi. Tôi không bao giờ làm một công việc mà cấp trên không biết trân trong những đóng góp của tôi.

Quay lại chủ đề chính. Tôi với ba thằng nữa lãnh trách nhiệm đi mua sào gỗ. Mấy đứa còn lại, nhóm đi mua lều, nhóm đi mua than để tối nướng thịt, nhóm không có việc thì lo làm xe ôm cho tụi con gái… Nhìn chung, nói là phân công công việc này nọ cho nó quan trọng hóa vấn đề chứ thật ra mấy thứ tụi tôi làm đa phần theo kiểu “thiếu đâu bù đấy”. Tuy mệt nhưng vui cực.

Tôi đi cùng xe thằng Dương, thằng Nam đi cùng xe thằng Tùng. Ban đầu vác mấy cây sào gỗ dài phải 6-7m trên vai, tôi chưa thấy gì, nhưng đi được tầm một đoạn là tôi than trời.

- “Mỏi vai đếch chịu được ấy. Đổi cho tao tí mày”

Cứ thế, tôi với thằng Dương thay phiên nhau thằng lái, thằng vác cho đến tận trường. Đặt được cái sào vào lớp, cả bốn thằng ngồi thở như thể mới đi cày về.

- “Tối mà không được giải trại đẹp nhất thì cũng phí của”

Xong xuôi, bốn thằng lếch thếch kéo nhau về nhà thằng Phương. Khi cả đám về đến nơi thì thấy hội còn lại đang ngồi tán phét. Tôi nhảy xuống xe, lên tiếng hỏi thằng Duy.

- “Ăn chưa mày?”

- “Chưa! Đang chờ các bố về đây. Rửa mặt mũi rồi vào chiến cơm thôi. Tụi tao mua về xong xuôi cả rồi”

- “Ăn gì thế?”, tôi tươi rói khi nghĩ đến cái bụng đang biểu tình của mình.

- “Cơm tấm”

- “Chuẩn đấy”, tôi búng tay cái tách.

Trước khi đi rửa mặt mũi chân tay, tôi tìm nhỏ H, con nhỏ được giao trọng trách bếp trưởng.

- “Chuẩn bị xong xuôi chưa mày?”

- “Thịt cắt rồi ướp iếc đầy đủ rồi. Lát ăn xong ngồi cuốn với lá lốt và xiên que nữa là xong”, nó nháy mắt.

- “Năm ngoái nhất rồi. Năm nay sao?”, tôi hỏi khó nó.

- “Yên tâm đi. Có H ở đây là xong hết”, nó vừa khen vừa vỗ ngực.

Cái hành động của nó khiến tôi bật cười. Chuyện gì có thể không yên tâm chứ việc bếp núc tôi rất tin tưởng nhỏ này. Không giống nhỏ L tiểu thư chả biết làm cái gì, nhỏ H được mẹ nó luyện đan từ bé, nên khá là đảm đang. Tối đã có dịp ăn mấy thứ nó nấu và điều đó đã được kiểm chứng. Tuy không ngon đến mức ăn xong phải xuýt xoa, nhưng đồ ăn nó làm công bằng mà nói là rất ổn. Tôi nhận ra một điều, nhỏ H sau này sẽ thuộc tuýp phụ nữ của gia đình, tức là hướng nội chứ không hướng ngoại. Tôi thích mẫu con gái như vậy, luôn luôn đặt gia đình lên trên hết.

Tôi nhớ như in định nghĩa của mẹ tôi “để đánh giá một người phụ nữ có thành đạt hay không người ta sẽ nhìn vào chồng và con của cô ấy”. Ý là một người phụ nữ dù có giỏi giang đến mấy mà chồng và con không ra gì thì không được gọi là thành công trong cuộc sống. Bạn nữ nào đọc truyện tôi viết hãy suy ngẫm về điều này nhé…

*

**

***

Cơm tấm ngon thì khỏi phải bàn rồi, nhưng hôm nay nó còn ngon thêm gấp bốn lần. Hai lần vì cái bụng đang lép kẹp của tôi, thêm hai lần vì niềm vui ăn chung cùng đám bạn. Vừa ăn vừa tám chuyện với những đứa bạn trí cốt còn gì tuyệt bằng. Đó là chưa kể có mấy thằng còn trai còn dành đồ ăn với nhau. Đúng là vui nổ trời. Đứa cười, đứa nói, đứa khua tay múa chân… tất cả tạo thành một bức tranh sôi động, đầy màu sắc và chan đầy kỉ niệm. Tôi nghĩ không chỉ riêng mình tôi mà ai ai cũng có một thời để nhớ như vậy. Ôi mái trường! Ôi những tháng ngày còn sống mãi.

Ăn uống no say, tụi con gái hò nhau vào cuốn thịt và xiên que. Lúc này, chẳng biết làm gì, đám con trai chia thành vài nhóm “đi tìm niềm vui riêng của mình”, nhóm chơi đánh bài, nhóm rủ nhau ra quán làm vài cơ bida, có nhóm lại quyết định đi đá pes. Lúc đầu, tôi định đi đá pes cùng tụi thằng Cương, thằng Nhật, nhưng nghĩ sao tôi lại quyết định đi chọc bida cùng tụi thằng Nam.

Tôi đá pes ổn, nhưng chơi bida thuộc loại gà mờ, nên được bắt cặp với thằng Quỳnh, được mệnh danh là cơ thủ số 1 của khối. Thằng này dân tỉnh nên từ nhỏ đã phải giúp đỡ bố mẹ chuyện đồng áng. Nó kể rằng lúc không có việc gì, nó nằm hít đất cho đỡ buồn. Nên không miểu tả chắc các bạn cũng dễ dàng hình dung hình dáng nó thế nào. Bắp tay nó to bằng bắp chân tôi. Người nó to gấp đôi người tôi. Nói theo một cách so sánh đầy hình ảnh thì là nó khỏe như… một con thú.

Nhào vào chơi, thằng Quỳnh đòi đề ba liền. Và cũng chính “nhờ” nó, tôi được chạy sang đá pes cùng tụi thằng Cương sớm hơn dự định. Chuyện nó là thế này…

Thằng Quỳnh cầm cây cơ lên ngắm nghía một hồi rồi từ từ hạ thấp trọng tâm xuống. Nó kéo cây cơ ra đằng sau và đề một cú cật lực. Với cái lực không-phải-con-người của nó mà cây cơ trúng được trọng tâm thì chắc bi phá ra nhìn sẽ yêu lắm, nhưng thật không may cho chúng tôi khi cơ do thằng Quỳnh xuất ra trúng vào phần dưới của bi cái. Quả bi bay ra khỏi bàn một cách ngạo nghễ và không quên đáp luôn vào mông một anh cởi trần, xăm rồng trên lưng, đang cong người lấy thế cho lượt đánh của mình…

Khỏi phải nói tụi tôi chạy chối chế. Cũng may là anh ấy hôm đó ăn chay, chứ không giờ này chắc tôi cũng chẳng ngồi đây mà viết được mấy dòng này cũng nên.

*

**

***

Chơi bời chán chê, ngó đồng hồ cũng đã 3 giờ chiều, tôi khoát tay kéo đám bạn quay lại trường để bắt đầu dựng trại. Lúc tụi tôi đến nơi mới chỉ có lác đác vài lớp bắt tay vào làm. Nhìn cái trại thấy đơn giản mà công nhận dựng được lên đúng là khác xa so với tưởng tượng.

Cả đám con trai hì hụi cũng phải đến 5 giờ mới xong. Khi tụi tôi vừa kết thúc cũng là lúc đám con gái vừa kéo đến. Vài thằng không tham gia dựng trại có nhiệm vụ ở lại giúp đám con gái nhóm bếp và kê bàn ghế để tạo một gian hàng nho nhỏ. Không khí khẩn trương và tấp nấp hệt như cảnh tượng người ta đi trẩy hội. Mà nói là hội cũng chẳng sai khi tôi quay sang nhìn toàn bộ sân trường với cơ man người là người. Tiếng la ó giục giã, tiếng kê bàn lạch cạch, tiếng gọi nhau í ới, tiếng than kêu lách tách… Tất cả vẫn còn đọng lại trong một thước phim đầy tiếng cười mà tôi đã, đang và sẽ giữ mãi trong một góc nhỏ tâm hồn, vì tôi hiểu rằng những gì đã qua sẽ không bao giờ quay trở lại…

Chap 88:

Nhìn gương mặt đám bạn lúc nào cũng rạng rỡ cho dù đã thấm mệt khiến lòng tôi vui lây. Có lẽ ai cũng hiểu rằng sẽ còn lâu lắm chúng tôi mới lại dịp ở cạnh nhau như ngày hôm nay. Quãng thời gian cắp sách đến trường bao giờ cũng đáng nhớ nhất thì phải…

Nếu có ước muốn cho cuộc đời này

Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại

Cho bao khát vọng,đam mê cháy bỏng

Sẽ còn mãi trong tim mọi người

Để tình yêu ước mơ mãi không phai…

*

**

***

Dựng xong cái trại người tôi đầm đìa mồ hôi, tôi nói lại với thằng Phương để phóng xe về nhà tắm táp cho sạch sẽ rồi mới quay lại.

Quay lại trường cũng đã 5h30. Lúc này, các trại gần như đã được dựng xong hết, mùi thức ăn bốc lên nghi ngút. Lớp tôi nằm gần trong cùng, để đến được đó tôi phải đi ngang qua vô số các lớp khác, không ít trong số đó tôi có bạn hoặc là lớp mẹ tôi dạy. Và cái điều mà hai năm trước, năm nào tôi cũng bị, lại xảy ra thêm một lần nữa…

- “Có khách chúng mày ơi !!!”

Thằng Dũng lớp Hóa la lên như bắt được vàng khi thấy tôi “lơ ngơ như bò đội nón” bước qua gian hàng lớp nó. Khi tôi toan bỏ chạy thì 2-3 thằng không biết từ đâu chui lên đã kịp giữ chặt tôi lại. Bốn thằng ra sức kéo tôi về phía lớp tụi nó.

- “Chống cự là bụng bự. Cho nên tốt nhất là mày ngoan ngoãn đi cho đỡ nhọc sức”

Thằng Dũng vừa cười hềnh hệch vừa vỗ vỗ vai tôi. Nhìn tôi chẳng khác nào thằng tội phạm bị ba chú công an kéo về đồn. Nhục không để đâu cho hết.

- “Các em đâu? Có khách sộp đến mở hàng này”, thằng Hải cười nói.

- “M ăn gì? Để mình lấy”, nhỏ Hà lớp trưởng lớp Hóa rạng rỡ.

- “À à. Lớp Hà có cái gì?”, tôi bắt đầu run khi nghĩ đến cảnh chặt chém ở mấy mảnh đất du lịch vào mùa lễ tết.

- “Lớp Hà có gỏi xoài, gỏi bò, gỏi gà và món mì xào cá”

- “Cho M hỏi ý không phải, mấy cái gỏi gỏi gì đó thì M nghe rồi, sao món mì xào cá nghe chẳng liên quan gì đến nhau vậy?”, tôi thắc mắc.

- “À. Đây là món gia truyền nhà Hà. Bình thường Hà thấy mẹ Hà làm ngon lắm, nên hôm nay Hà quyết định đem bí kíp này truyền bá ọi người”, nhỏ Hà đáp với vẻ mặt rất đỗi tự hào.

- “Tức là lần đầu Hà làm à?”, tôi nuốt nược bọt đánh ực.

- “Ừ. Lần đầu. Và M là người đầu tiên có diễm phúc được thử nó đấy”

Chẳng chờ tôi đồng ý, nhỏ Hà dúi luôn một cái hộp giấy mà người ta thường hay đựng cơm vào tay tôi.

- “10 nghìn. Thu tiền các em”, nhỏ Hà phẩy tay.

- “M có bảo ăn cái này đâu. M thích gỏi xoài hơn”, tôi khua tay.

- “Thêm một hộp gỏi xoài cho đại gia đây tráng miệng nhé”, nhỏ Hà quay ra đằng sau ra lệnh.

- “Tới ngay”, giọng một thằng con trai bắt chước tiểu nhị trong mấy bộ phim tàu cất lên.

- “Hà ơi! M lấy một hộp thôi. Nãy ở nhà M có ăn sơ sơ rồi. Giờ no ghê lắm”, tôi bịa chuyện.

- “Thôi M chịu khó. M mở hàng mà mua ít thì kì lắm… Lấy tiền đi các em”, nhỏ Hà lạnh lùng hất mặt ra hiệu ấy thằng đang giữ chặt tay tôi.

Cực chẳng đã, tôi đành móc 15 nghìn đưa cho nhỏ Hà và không quên gởi lời mời đầy hàm ý.

- “Chút nữa Hà với Dũng sang lớp mình, mình mời thịt nướng lớp mình làm nhé”

- “Ừ chút nữa Hà sang. M cứ về trước đi…”, nhỏ Hà cười tít trog khi miệng tôi đang méo xệch. Nó mà dám sang tôi sẽ nhận nó là má xưng con liền…

Cầm hai hộp đồ ăn, một là cái món mì xào cá lần đầu tiên trong đời nghe thấy, hai là gỏi xoài trên tay. Tôi bước đi mà lòng vẫn còn ấm ức khi nghe văng vẳng đằng xa tiếng thằng Dũng “Đại gia vào mở hàng chúng mày ơi”. Lại thêm một con chim lạc vào chuồng. Thôi kệ! Ít ra cũng có thằng bị lừa giống mình. Dù sao chết chung vẫn còn vui chán.

Khi tôi vẫn còn đang vật vã cố nuốt cục tức vào bụng, một giọng nói con gái mềm mại vút lên từ đằng sau.

- “Anh ơi! Anh ăn mì xào cá gia truyền của lớp 12 Hóa xong chắc là sẽ khát nước lắm nhỉ. Lớp em bán đủ loại nước trên đời nè anh”

- “Anh ơi! Anh ăn mì xào cá gia truyền của lớp 12 Hóa xong chắc là sẽ khát nước lắm nhỉ. Lớp em bán đủ loại nước trên đời nè anh”

- “À thật ra thì anh uống nước từ nhà rồi em ạ”, tôi vừa quay lại đằng sau vừa xua tay xem chừng rất tôi nghiệp.

- “Anh ơi! Anh ăn món gia truyền bên lớp kia xong lẽ nào anh không ủng hộ lớp em… hả anh?”

Cô bé lớp 10 Văn dương đôi mắt long lanh nhìn tôi. Lời chưa kịp dứt, một “dàn đồng ca”, có lẽ đã chuẩn bị sẵn, đứng từ đằng sau đồng thanh nghe một cách ai oán.

- “Anh ơiiiiiii…”

Nói thật, cái kiểu dùng mĩ nhân kế cộng thêm chiêu kể khổ thế này là tôi chết chắc. Phần vì tính tôi dễ mủi lòng với “những mảnh đời bất hạnh”, phần vì, phần này to hơn hẳn, mấy em 10 Văn dễ thương cực. Cái giọng nũng nịu như muốn nhấn chìm người khác trong mật ngọt như thế đến… Đường Tăng cũng phải đầu hàng chứ đừng nói gì một thằng phát triển tâm sinh lí bình thường như tôi đây.

- “Em cho anh một ly thôi nhé”, mặt tôi là một hỗn độn cảm xúc giữa thương người và thương mình. Nhiều khi tôi thấy thương bản thân mình ghê gớm.

- “Vâng! Anh uống nước gì ạ?”, cô bé 10 Văn cười tươi rói.

- “Em có nước gì? Và… giá cả thế nào”, tôi quyết định hỏi giá trước để nếu có bị chém đi chăng nữa thì chỉ đau thôi chứ không có sốc.

- “Ở đây tụi em bán nước nào cũng… 5… nghìn… hết”, nói điều em ấy chỉ chỉ lên cái bảng đặt gần đó. Cái bảng được đặt ở vị trí khá là khuất, nhìn mãi mới thấy được. Lớp 10 mà khôn thế không biết…

- “Sao đắt quá vậy em? Em đi buôn nước hay em đi buôn dao mà sao nghe cái giá xong cổ anh muốn lìa luôn vậy?”

Tôi lấy cái tay xoa xoa cổ trong khi cô bé 10 Văn không thể ngưng cười.

- “Anh thông cảm đi. Công tụi em mua về làm rồi… dụ khách nữa”, em ấy lấy tay che miệng cười.

- “Đắt quá! Anh không mua đâu”

Tôi nghĩ lúc đó lời tôi đáp phải là của người đàn ông lạnh lùng nhất hành tinh cũng nên. Nhưng tôi lạnh lùng cũng chỉ được 2 giây khi chiêu cũ lại được các cô bé lớp 10 Văn giở ra. Một dàn các em nữ, mặt mở to long lanh, chắp tay dưới cằm đồng thanh kêu lên.

- “Anh ơiiiiiii…”

- “Thôi thôi! Đây! Tiền đây! Lấy cho anh một ly”

Tôi hấp tấp rút tiền từ trong túi ra đưa ột em đại diện. Tôi sợ tôi mà chờ lâu thêm chút nữa chắc tôi tăng xông chết cũng nên. Đúng là anh hùng khó qua ải mĩ nhân.

*

**

***

Sau lớp 12 Hóa và 10 Văn là lớp 11 Văn mẹ tôi chủ nhiệm và lớp 11 Lý, đàn em của lớp tôi. Vẫn là cái kiểu hù dọa “bỏ tiền hay bỏ mạng lại” khiến tôi phải quyết định “bỏ của chạy lấy người”. Giờ nghĩ lại vẫn còn sởn da gà.

Cuối cùng, tôi cũng đã về đến trước cửa lớp trong một niềm hân hoan khôn tả. QC nhìn thấy tôi như thấy người ngoài hành tinh.

- “Anh làm gì mà mặt mày phờ phạc vậy?”

- “Anh mới bị cướp…”

- “Xạo quá đi. Anh mà bị cướp thì em thành con kiến”, cô bé bĩu môi.

- “Thật mà. Huhu. Lúc đi mang 50 nghìn, giờ trong túi còn có 10 nghìn đây này”, tôi làm cái mặt đau khổ.

- “Hihi. Thật hả. Chuyện thế nào kể em nghe”, QC lay vai tôi.

Trước ánh mắt khẩn khoản của em, tôi từ từ kể lại câu chuyện tôi bị “cướp cạn” thế nào. QC vừa nghe tôi kể vừa khúc khích cười.

- “Làm gì mà cười hoài vậy?”

- “Hihi. Lớp anh cũng đâu có hiền lành gì đâu. Anh xem kìa”, nói điều em chỉ tay về phía thằng Quỳnh và thằng Cường đang lôi xềnh xệch một thằng lớp A1 về phái gian hang của lớp tôi.

Tôi nuốt nước miếng đánh ực. Hình như lớp tôi còn dã man hơn nhiều lớp khác. Cảnh tượng xảy ra trước mặt khiến tôi vừa buồn cười lại vừa thương cái thằng bị kéo. Nạn nhân là một thằng bạn thân của hai đứa lớp tôi.

- “Tao hỏi mày có mua không?”, thằng Quỳnh giơ nắm đấm nhăm nhăm về phía thằng An lớp A1.

- “Em mua, em mua”, thằng An giơ hai tay trước mặt đầu hàng.

- “Vì cái tội mày làm tụi tao mất sức, nên tao bắt mày phải trả giá… H! Mày lấy cho thằng này hai xiên thịt”, thằng Quỳnh nháy mắt với nhỏ H.

- “Có ngay cho anh đẹp trai đây”

Nhỏ H nhanh như thoắt đưa hai xiên thịt đã chín về phía thằng Nam. Thằng Nam là người có nhiệm vụ cầm chai tương ớt xịt vào. Sau đó đến thằng Nhật cầm chai tương nếu khách có nhu cầu. Và cuối cùng là nhỏ Hoa có nhiệm vụ thu tiền. Một dây chuyền buôn bán khá hoàn hảo bắt đầu từ khâu lừa khách, à nhầm nghệ thuật lôi kéo khách hàng chứ, cho đến khâu quản lí thu chi. Tôi không biết cái kiểu chèo kéo thế này chỉ có ở trường tôi hay nó là văn hóa chung của tất cả những trường khác. Đúng là nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò mà.

Mặc dù lúc đầu có chèo kéo thật, nhưng không thể phủ nhận một điều món thịt nướng lớp tụi con gái phụ trách ngon thật. Bằng chứng là thằng An vừa cắn miếng đầu, nó đã gật gù ra chiều rất vừa ý. Sau khi ăn hết hai xiên bị ép buộc, nó đã tự giác mua thêm một xiên và không tiếc lời khen.

- “Công nhận lớp mày làm thịt nướng ngon thật Cường ạ. Chẳng bù cho tụi con gái lớp tao cũng làm món này mà ăn thử một miếng, tao tởn đến già luôn”

*

**

***

Sau khi ngồi cùng đám bạn một lúc, QC rủ tôi đi vòng vòng để thử các món của nhiều lớp khác. Lúc đầu, tôi còn chối đây đẩy. Nhưng do em nài nỉ quá nên tôi đành phải chiều theo.

Đi qua ba gian hàng, nhìn mấy món ăn, cả tôi và em không thấy có hứng thú lắm nên cả hai cũng chẳng buồn dừng lại. Đến cái thứ tư, tôi gặp Hoài Anh đang đứng trước gian hàng của lớp mình. Hôm nay, em có nhiệm vụ đứng chào hàng cho lớp 10 Anh. Nhìn thấy tôi, lúc đầu em có vẻ sững sờ, nhưng sau đó cũng khẽ gật đầu chào lại. Tôi đang tính bỏ đi thì QC đã nắm cổ tay kéo thẳng về phía gian hàng lớp Hoài Anh…

Chap 89:

Tôi đang tính bỏ đi thì QC đã nắm cổ tay kéo thẳng về phía gian hàng lớp Hoài Anh…

- “Em làm gì vậy QC?”, tôi giằng tay ra khỏi tay em.

Ban đầu có vẻ hơi bất ngờ trước hành động của tôi, nhưng rồi QC đã kịp lấy lại vẻ bình tĩnh.

- “Đi ăn thôi mà anh. Đi với em. Nào!”, cô bé chìa tay ra trước mặt tôi và nhìn tôi với đôi mắt chờ đợi.

- “Hết chỗ rồi hay sao mà em lại rủ anh vào chỗ đó”, tôi nhăn mặt nhìn QC rồi quay sang nhìn Hoài Anh với ánh mắt e dè.

- “Anh đừng lo, không có chuyện gì đâu”, cô bé lắc nhẹ đầu trấn an tôi.

QC bảo yên tâm mà có người tin ngay, thì có hai trường hợp, một là người đó chẳng hiểu gì về em, hai là bị ấm đầu. Tôi không bị ấm đầu và cũng thuộc dạng hiểu về em kha khá qua việc không ít lần méo mặt vì những hành động chẳng giống ai của cô bé, cho nên chuyện tôi không dám tin ngay cũng chẳng phải khó hiểu.

- “Anh không tin. Em nói có trời mới dám tin”, tôi lắc đầu nguầy nguậy.

Đúng lúc đó, tôi thấy Hoài Anh đang nhìn tôi có vẻ khó hiểu. Đáp lại, tôi chỉ cười nhạt và kéo QC sang hướng khác. QC cũng chẳng vừa, khi em ngồi thụp xuống và nhất quyết không chịu đi.

- “Đi anhhhh. Em chỉ muốn ăn thôi. Em nói thật đấy”, em làm cái mặt ngây thơ như thể mình chưa mắc lỗi bao giờ.

- “Có mà quỉ chứ ngây thơ cái nỗi gì”, tôi rủa thầm.

- “Sang quầy bên cạnh! Anh nói có nghe không?”, tôi nghiêm mặt lại.

Biết là không thể thuyết phục tôi theo cách này, QC đành ngậm ngùi đứng lên. Nhìn cái mặt bí xị của em tôi vừa thương vừa buồn cười.

Tôi vừa bảo rằng khi QC nói đừng lo mà có người tin ngay thì rất có thể người đó chẳng hiểu gì về em, nhưng trong một tình huống khác nếu nghĩ rằng cô bé dễ dàng bỏ cuộc thì người đó còn chẳng biết gì về em nhiều hơn. Bằng chứng là cái mặt như “bánh bao nhúng nước” được QC giữ nguyên xi bên cạnh tôi một lúc thật lâu và một biểu hiện khác, tôi hỏi gì em cũng chỉ ậm ừ cho xong chuyện. Tôi biết cách giải quyết, chỉ có điều tôi không dám đặt niềm tin vào em trong chuyện này. Nhìn thấy QC như vậy tôi cũng chẳng vui vẻ gì…

- “Đừng khiến anh phải ân hận vì quyết định của mình đấy”, giọng tôi trùng xuống.

- “Anh bảo sao?”

- “Quay lại gian hàng lớp Hoài Anh đi. Không phải em đang chờ đợi điều đó hả?”, tôi nhún vai.

- “Là anh nói đấy nhé”, QC cười tươi rói đúng như những gì tôi nghĩ.

- “Anh tin em…”

Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt của cô bé và nói với một âm lượng vừa đủ nghe. Tôi không biết QC có cảm nhận hết được thông điệp từ ba từ đầy sức nặng đó không, nhưng tôi có thể nhận thấy việc em khẽ mỉm cười và gương mặt như dãn ra. Có lẽ, chắc là chỉ có lẽ thôi, trong mỗi hành động của em từ giờ trở đi sẽ luôn đi kèm theo một suy nghĩ “mình làm vậy có bị mang tiếng là thất hứa với anh ấy không!?”.

Tôi cùng em quay lại gian hàng lớp 10 Anh của Hoài Anh. Thấy tôi một lần nữa có vẻ khiến cho Hoài Anh đôi chút bối rối…

- “Anh ủng hộ lớp em nhé”, cô bé nhìn tôi cười hiền. Sau đó, em khẽ liếc sang phía QC và rất nhanh đánh con ngươi về vị trí cũ.

- “Lớp bạn có món gì?”, QC là người cướp diễn đàn.

- “À, ừm. Lớp mình có… gỏi cuốn và bánh tráng trộn”

- “Anh ăn gì?”, QC quay qua hỏi tôi.

- “À, ờ… em ăn gì?”, tôi tỏ rõ vẻ lúng túng.

- “Hoài Anh ình 20 cái gỏi cuốn nhé”, QC dõng dạc.

- “À… vâng… để mình nói bạn mình lấy”.

Tôi bấm tay QC hỏi nhỏ.

- “Sao em mua nhiều quá vậy?”

- “Để em mang về ấy anh chị lớp anh và…”

- “Để em mang về ấy anh chị lớp anh và…”

- “Và gì?”

- “Em muốn thay anh ủng hộ lớp Hoài Anh…”

Bỗng dưng tôi im bặt sau câu trả lời thật lòng của QC. Thật tình mà nói từ khi gặp em, QC đưa tôi đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Những khi tôi hy vọng em sẽ làm điều tốt đẹp thì em lại khiến tôi thất vọng, và ngược lại mỗi khi tôi nghĩ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra thì như các bạn thấy đấy, em lại khiến tôi đứng hình vì cử chỉ đẹp của mình…

-------------------------

wapsite .giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ.

.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Cầm túi gỏi cuốn, mà Hoài Anh đưa, đi được một lúc, tôi vẫn còn gật gù. Thấy có điều bất bình thường, QC lên tiếng hỏi ngay.

- “Anh bị làm sao vậy?”

- “Sao trăng gì?”, tôi lấy tay quẹt mắt.

- “Em thấy anh cứ tủm tỉm nãy giờ”, cô bé nheo nheo mắt nhìn tôi.

- “Hơi bất ngờ vì hành động của em thôi”

- “Vậy hả?”

- “Ừ”

- “Bất ngờ chỗ nào?”

- “Anh nghĩ em sẽ lên gối và cho Hoài Anh mấy chỏ trước khi túm tóc và dần cho cô bé ấy một trận”, tôi gật gù trước trí tưởng tượng phong phú của mình.

- “Anh xem phim hành động Mỹ nhiều quá rồi đấy”, QC bật cười.

- “Dù sao thì… anh cũng hơi hơi thích hành động đó của em”

- “Chỉ hơi hơi thôi à?”, em nháy mắt.

- “Chỉ hơi hơi thôi”

Mặc dù rất muốn khen QC một câu cho nó đàng hoàng, nhưng dễ dàng tán dương một người không phải là tính cách của tôi. Tôi rất trân trọng những lời tán thưởng của mình, vì vậy nếu ai hiểu tính tôi người đó sẽ biết được rằng khi tôi khen tức là tôi thật lòng.

*

**

***

Trời bắt đầu nhá nhem tối. Bóng người hiện ra bắt đầu mờ dần. Không khí mỗi lúc một sôi động hơn. Dòng người đi theo thành từng tốp, từng nhóm nhỏ một. Thi thoảng vang lên tiếng cười đùa, xuýt xoa của mấy anh thanh niên choai choai trường tôi khi có một em gái dễ thương từ trường ngoài đi qua. Và trong những lần như vậy, một phần tôi nghe được tiếng nguýt dài cả ngàn dặm của những cô em đó thay cho câu nói “tôi nghiệp mấy cưng trường chuyên, lần đầu mới thấy gái đẹp đây mà”, một phần tôi nghe tiếng cười khúc khích đáp trả, phần còn lại là bỏ chạy.

Công nhận một điều là con trai trường chuyên khổ lắm. Khổ trong cái quyền của một nam thanh niên phát triển tâm sinh lí bình thường được hưởng, mà phái mạnh xướng tên “thưởng thức cái đẹp”. Tôi không bảo con gái trường chuyên ai cũng xí cả, ý tôi là trên mặt bằng chung thì điểm số sắc đẹp của con gái trường tôi nói riêng và trường chuyên nói chung là không được cao cho lắm. Trường càng dân lập, con gái càng xinh. Đời nó thế đấy!

Điều tương tự cũng xảy ra cho dân Bách Khoa mà tôi là một nhân chứng sống…

Chả là trước khi đi du học, tôi học ở khoa điện trường Bách Khoa một năm. Tôi nhớ lớp tôi hồi đó sĩ số hơn một trăm và chỉ có hai bạn là nữ. Cả hai đều nhìn bình thường. Một bạn thì ít nói và nhìn hiền khô, còn một bạn có vẻ năng động và xung phong làm lớp trưởng ngay từ ngày đầu tiên gặp lớp. Con gái Bách Khoa có truyền thống cao giá, đặc biệt là khoa điện, bởi vì xung quanh là vô số những thằng FA, vã thuốc lâu ngày.

Tôi không nằm trong số những thằng vã thuốc vào thời gian đấy, sau này thì hên xui. Vì vậy nên tôi hết sức bất ngờ trước chuyện hai cô bạn bách khoa của tôi có vô số vệ tinh trong lớp. Hiền Khô sau một tháng là có người yêu. Lớp Trưởng thì kén chọn và… vênh hơn. Tôi dùng từ “vênh” để mọi người hiểu tôi không ưa tính cách, mới thiên hạ có chút xíu mà đã không coi người khác ra gì, đấy của Lớp Trưởng, kiểu như “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng đấy”.

Một lần, tôi phải nộp một cái giấy gì đó cho Lớp Trưởng. Tôi đến và hỏi, cô bạn ấy không thèm nhìn tôi lấy một cái, vừa ghi chép cái gì đấy, vừa hỏi cộc lốc.

- “Tên?”

- “M”

- “Họ tên đầy đủ?”

- “M”

- “Bạn có hiểu mình nói gì không? Mình hỏi họ tên đầy đủ cơ mà”, Lớp Trưởng gắt và ngẩng đầu lên nhìn tôi.

- “Ít ra cũng phải nhìn người ta rồi mới hỏi bạn nhé”, dứt lời tôi đặt tờ giấy xuống bàn rồi ném lại họ tên đầy đủ của mình.

- “Đúng là cái đồ tinh vi”, Lớp Trưởng bĩu môi.

Tôi không thèm đáp, quay mặt bỏ đi. Tự dưng cô bạn ấy làm tôi ác cảm với mấy đứa con gái kênh kiệu. Tôi quyết định cho Lớp Trưởng một bài học. Và ông trời giúp tôi bằng một cách không thể ngọt ngào hơn.

Đầu năm, trường bách khoa tranh thủ tổ chức các hoạt động thể thao nhằm kết nối sinh viên mới vào trường lại gần nhau hơn. Lớp trưởng của 4 lớp Điện, 1 của Kĩ sư tài năng, 1 của Việt-Pháp sẽ thay mặt lớp đến văn phòng của Hội sinh viên để nghe phổ biến để sau đó thông báo lại ọi thành viên trong lớp mình. Cô bạn Lớp Trưởng có mặt ở chỗ họp trước thời gian hẹn khoảng 15 phút và thấy tôi đang ngồi trên một băng ghế phía ngoài cửa. Thấy Lớp Trưởng, tôi khẽ gật đầu chào. Cô bạn nguýt dài.

- “Chi Hội khoa Điện hẹn lớp trưởng để họp ở đây. Bạn ngồi đây làm cái gì?”

- “À. Mình chờ bạn mình ấy mà”, tôi đáp.

- “Hứ”, cô bạn thủng thẳng bỏ vào trong.

Giờ họp bắt đầu bằng lời giới thiệu của anh Hội Trưởng về chi hội và thành tích của khoa các năm trước. Anh kết thúc bằng một câu “Và giờ mời đồng chí M, phó Hội Trưởng khoa Điện, phổ biến ọi người về nội dung các môn thể thao trong phong trào năm nay”. Tôi bước từ ngoài vào trong ánh mắt sững sờ và bối rối của cô bạn Lớp Trưởng. Cô bạn không dám nhìn tôi lấy một cái. Kể từ sau vụ đó, Lớp Trưởng nhìn tôi với một ánh mắt hoàn toàn khác và tôi thấy cô bạn cư xử với thành viên trong lớp nhã nhặn hơn nhiều…

Tôi kể chuyện của tôi ở Bách Khoa với hai mục đích. Một là để chứng minh sự thiếu thốn tình cảm của con trai học tự nhiên ở trường chuyên cấp 3 và cao hơn là mấy trường đại học kỹ thuật. Thứ hai là gửi đến những ai tự ình là đứng trên thiên hạ mà không biết tôn trọng, không biết lắng nghe người khác thì hãy suy nghĩ lại. “Núi cao có núi cao hơn”. Ý thức về giá trị của bản thân là không hề sai, nhưng tự tung hê và lúc nào cũng ình là đúng chỉ là biểu hiện của một kẻ thất bại…

Chap 90:

Lễ hội ẩm thực không chỉ có riêng trường tôi, mà còn có học sinh trường ngoài. Và chuyện một cô bé như con lai có mặt bên cạnh tôi nhận được không ít lời bàn tán và xuýt xoa. Có người tán dương những tưởng sẽ khiến QC tự hào, nhưng không, cô bé làm cái mặt lạnh tanh hết sức khó gần giống như một lời cảnh cáo “các anh đừng cố gắng vô ích, tôi có người trong mộng rồi”. Tôi rất thích thấy QC những lúc như vậy, chẳng hiểu tại sao nữa.

Khi tôi vẫn còn đang mơ màng với những dòng suy nghĩ trên trời dưới đất, tôi dừng ở trước lớp 12 Hóa lúc nào không hay. Một lần nữa, tôi bị tụi 12 Hóa “cướp cạn”. Đúng là một lũ thất đức!!!

- “A chúng mày ơi! Đại gia ăn ngon quá quay lại ủng hộ tiếp này”, thằng Dũng nhanh như sóc quàng lấy vai tôi khi thấy tôi xuất hiện.

- “Mày dở à. Cái món mì xào cá gia truyền của bạn Hà tao còn chưa đụng tới kia kìa”, tôi né người để tránh cánh tay của nó đang đặt trên vai mình. Đàn ông đàn ang với nhau mà cứ đụng chạm. Thấy mà ghê.

- “Thôi M để hộp đó chút nữa ăn nhé. Còn hộp này thì ăn ở đây đi không đói đấy”, nhỏ Hà nói dẻo quẹo và quay đầu sang bên trái, nháy mắt, ra dấu để đứa bạn đưa ột cái hộp đã được chuẩn bị sẵn.

Bình thường nói chuyện thì tôi biết nhỏ Hà này cũng chẳng hiền lành gì, vậy mà hôm nay tôi biết thêm con nhỏ này rất là cà chớn.

- “M lạy Hà đấy. Hà tha cho M đi”, tôi nửa đùa nửa thật.

- “M con trai chịu đói thì không sao, nhưng còn cô bé xinh đẹp này thì sao? Chẳng lẽ M để em ấy bụng lép kẹp như vậy à”

Tôi quay sang nhìn QC nháy mắt rồi giả bộ hỏi.

- “Em ăn rồi đúng không?”

- “Em đã ăn gì đâu. Em chờ anh đói muốn chết”, QC nhẹ nhàng rút kíp và thảy quả lựu đạn vào chỗ tôi đang đứng. Em ấy thảy chính xác lắm, vì tôi đang đầy máu, nghe xong là chỉ còn có 10 giọt thôi.

Điên người, tôi bấm tay QC. Người đâu mà đần thế không biết. Đã nháy mắt thế rồi. Bị tôi bấm mạnh, QC la lên.

- “Á đau em!”

- “Em ấy chưa ăn mà M cứ ép em ấy nói xạo làm gì không biết”, nhỏ Hà ranh mãnh nhận thấy việc tôi vừa làm liền đổ thêm dầu vào lửa.

- “Vậy chứ em mua 20 cái gỏi cuốn này để làm gì?”, tôi đưa cái túi đang cầm lên ngang mặt, vừa để cho nhỏ Hà khỏi thấy tôi đang nháy mặt ra dấu cho QC muộn rụng cả lông mi, vừa để chất vấn em.

Mà hình như, QC sinh ra là để vùi dập tôi hay sao ấy…

- “À! Em mua cho các anh chị lớp anh mà. Em đâu có ý định ăn đâu. Anh cho em ăn thử món gia truyền gì đó của lớp này đi”, cô bé rút dao găm luôn vào đầu tôi cướp đi 10 máu ít ỏi còn lại.

Nhỏ Hà và mấy đứa lớp Hóa nghe thấy thế cười như được mùa.

- “M kìa! Mua cho em ấy đi”

Hết thuốc, tôi đành bấm bụng móc tiền ra trả…

- “Nãy em có thấy anh nháy mắt không vậy?”, tôi hỏi QC với ánh mắt bất bình.

- “Có. Mà em tưởng mắt anh bị ngứa”

- “Có em ngứa thì có. Hâm!”

- “Haha…”, QC bật cười.

- “Tự nhiên cười”, tôi hừ mũi.

- “Thật ra em cố tình làm vậy”

- “Để làm gì?”, tôi ngạc nhiên.

- “Để trêu anh thôi”, cô bé cười hiền.

- “Trêu được anh em vui lắm hả?”

- “Nếu không vui thì em đã chẳng làm”

- “Nếu không vui thì em đã chẳng làm”

Bỗng dưng, tôi thấy đôi mắt của QC buồn thăm thẳm…

- “Có chuyện gì?”

- “Chuyện gì là chuyện gì?”, em hỏi lại nhưng nhìn lảng sang chỗ khác.

- “Anh có cảm giác em đang có chuyện gì không vui”

- “Anh lại nhạy cảm quá rồi…”, cô bé cười nhạt.

Tôi nắm chặt hai vai của QC rồi xoay để cô bé đứng đối diện với mình. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt của em.

- “Có chuyện gì? Nói anh nghe”, tôi ra lệnh.

Em nhắm hờ mắt lại và khẽ lắc đầu.

- “Không sao đâu anh”

- “Em muốn anh phải năn nỉ em hay sao?”

- “Dù anh có năn nỉ thì em cũng không nói được đâu”

- “Nói đi”

- “Làm ơn…”, cô bé nhìn tôi van nài.

Tôi vội buông vai QC ra…

- “Em sẽ không sao chứ?”

- “Điều này trước hay sau nó cũng sẽ xảy ra thôi. Em chỉ không ngờ nó đến sớm hơn em dự tính”

- “…”

- “Vì vậy anh ạ… Nếu em mà có thích trêu anh thì cũng đừng thắc mắc gì cả. Em chỉ đang muốn tận dụng tối đa những giây phút hiếm hoi bên cạnh người đó của em thôi…”

Tôi đang định phủ nhận cụm từ “người đó của em”, vì thực chất là tôi chẳng là gì của QC, nhưng nghĩ sao lại thôi. Điều này không giống với tính cách của tôi lắm… rất rõ ràng trong chuyện tình cảm… không thích là nói không thích chứ không có ỡm ờ để người ta hiểu nhầm.

Tôi gật đầu chấp nhận lời thỉnh cầu của QC, bởi tôi biết chắc chắn sẽ có chuyện xảy ra…

*

**

***

Lễ hội ẩm thực kết thúc với kết quả lớp tôi đứng nhất vì đồ ăn được bán xong sớm nhất. Đây là năm thứ hai liên tiếp lớp tôi dành được giải này. Phần thưởng là một phong bì 50 nghìn thì phải. Khỏi phải nói đứa nào đứa nấy mặt mũi hớn hở, sung sướng vì công sức mình bỏ ra đã được đền đáp. Sau khi chung tay dọn dẹp vệ sinh, cổng trường đã được đóng lại. Bây giờ trong sân trường chỉ còn lại học sinh trường chuyên.

Lúc này, mọi người được thông báo quay trở lại lớp của mình để nhường không gian sân trường lại cho ban chấp hành đoàn trường. Được thông báo từ trước, các thành viên trong ban chấp hành cùng với một số trai tráng “không xung phong” mỗi người một tay, phụ việc chuẩn bị sân khấu cho văn nghệ quần chúng tiếp đó.

Trước khi văn nghệ diễn ra là màn đốt lửa trại và lớp 11 Lý được giao trọng trách này. Lũ đàn em của tôi chịu trách nhiệm từ khâu chuẩn bị củi cho đến lên lửa. Đúng 9h tối, nhận được lệnh từ cô tổng phụ trách, nhỏ Thảo, lớp trưởng lớp 11 Lý cầm mic tuyên bố lí do. Tất cả mọi thành viên trong trường đứng quây quần thành hình tròn xung quanh đống củi, cùng nín lặng chờ đợi giây phút thiêng liêng sắp đến…

Nếu như pháo hoa là biểu tượng của Năm Mới thì lửa trại lại là biểu tượng của Hội Trại. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng quả thật nghĩ đến thời học sinh điều làm tôi nhớ nhất đó chính là những đêm trắng bên cạnh lũ bạn vào những dịp như thế này. Ngủ bình thường với chăn ấm nệm êm chẳng thể so sánh với “khách sạn ngàn sao” nhưng đầy ắp tiếng cười. Đúng thật, cái gì càng khó khăn đạt được lại càng kích thích người ta, cái gì dễ dàng sở hữu thì chẳng để lại cảm xúc gì. Và chính thời khắc đốt lửa trại mang đến cho chúng tôi nhiều cảm xúc nhất.

Nhỏ Thảo không mồi lửa theo cách bình thường. Nhỏ chỉ tay lên tầng 3.

- “Hôm nay lớp 11 Lý chúng em xin được thắp lửa trại bằng một cách sáng tạo nhất”

Tất cả cùng hướng theo tay của nhỏ. Bây giờ tôi mới để ý có một sợi dây nối thẳng từ đống củi cho đến tầng 3, nơi có một vài thành viên lớp 11 Lý đang chờ. Sau một cách ra dấu điệu đà của nhỏ Thảo, mồi lửa đã được châm từ đầu dây bên kia. Lửa chạy dọc theo đường dây thừng đã được tẩm xăng và… phừng… lửa trại đã được thắp lên trong tiếng ồ của những người đứng xem và sự reo hò của những thành viên lớp 11 Lý. Thật là một màn dàn dựng ấn tượng!

Sân khấu cho phần văn nghệ cũng khá đơn sơ, chỉ bao gồm những khối gỗ được dùng để làm bục giảng cho thầy cô. Thời tôi còn đi học, vì trường còn nhỏ nên phòng học cho tất cả các lớp sau khi có thêm lớp cận chuyên là không đủ. Do đó, có vài ba lớp phải học trong những phòng được tách ra từ hội trường. Đó là lí do tại sao vẫn còn những lớp phải học cùng với cái bục gỗ tạm thời như vậy. Sau này trường chuyên chuyển đến trường mới đẹp, hoành tráng và cơ sở vật chất hiện đại hơn hẳn, nhưng tôi lại chẳng có cảm giác gì. Có phải cái gì gắn liền với kỉ niệm mặc dù cũ mèm và xấu xí nhưng vẫn khiến người ta hoài niệm hơn?

Nhiều lớp, chủ yếu là lớp 12, nắm tay nhau nhảy nhót, hát hò chung quanh đống lửa. Những giai điệu còn vang mãi…

Về mối tình đầu…

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,

Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,

Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mối tình đầu của tôi

Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,

Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ

Là bài thơ còn hoài trong vở,

Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Về thời cấp ba đong đầy kỉ niệm…

Màu phượng hồng, đầy trang lưu bút

Mùa hè ơi, có trở lại bao giờ

Ngồi bên nhau, chuyền tay trang giấy trắng

Kỷ niệm ơi, có lúc nào phai ?

Tuổi học trò, hồn nhiên mơ ước

Từng buồn vui, lắng động lại nơi nào

Mùa chia tay, trường xưa trong ký ức

Về người thầy…

Khi Thầy viết bảng

Bụi phấn rơi rơi

Có hạt bụi nào

Rơi trên bục giảng

Có hạt bụi nào

Vương trên tóc Thầy ?

Em yêu phút giây này

Thầy em, tóc như bạc thêm

Bạc thêm vì bụi phấn

Để cho em bài học hay.

Phần văn nghệ chủ yếu được diễn ra xung quanh đống lửa trại mà quên bẵng sự có mặt của cái sân khấu be bé đã được dựng sẵn. Phần văn nghệ đúng là vui nổ trời không uổng công mọi người chuẩn bị và chờ đợi cho sự kiện này…

*

**

***

Tiếng hát của các lớp kéo dài đến tận 11h đêm. Sau đó, ai về lớp nấy và cuộc vui giữa các thành viên trong lớp mới thật sự bắt đầu.

Cũng có nhiều đôi trong trường lại tìm niềm vui bằng cách khác, đó là trốn lớp rủ nhau tìm một góc tâm sự. Ở trong cái hoàn cảnh đó, thật khó để từ chối một cơ hội tuyệt vời hơn thế. Ngày đó học sinh tụi tôi còn ngây thơ lắm chứ không có dạn như con nít bây giờ. Ngây thơ qua cách ngồi cạnh bạn gái là đỏ mặt chứ làm gì có cái kiểu khua môi múa mép, nói cứ như không như học sinh thời này. Do đó việc các bạn trẻ hẹn hò nhau ngay dịp này không thể hợp lí hơn. Hoặc cũng có thể hồi đó tôi ngây thơ thật nên thấy con nít bây giờ lớn quá. Tôi cũng không rõ nữa, tôi chỉ có cảm giác tôi thích cái kiểu ngây thơ, e thẹn của nam học sinh khi tỏ tình với người mình thích ngày xưa hơn…

Tôi là người khai mào cái trò đánh bài uống nước. Nghe đến thế đứa nào đứa nấy môi cũng dài thườn thượt.

- “Đánh bài uống nước thì mày xuống chơi với mấy em cấp 1 đi nhé”, thằng Khánh khinh khỉnh.

- “Chứ đánh bài kiểu gì mới trở thành người lớn?”, tôi bắt bẻ.

- “Đánh bài truth or dare đi”, nhỏ L, bạn thân tôi, lên tiếng.

- “Là sao?”

- “Tức là đứa nào bét thì phải chọn một trong hai hình phạt. Truth phải nói sự thật. Còn dare thì phải làm theo điều thằng nhất yêu cầu”

- “Nghe có vẻ hấp dẫn đấy. Chiến đi…”

Trước/22Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Sư Nương, Xin Tự Trọng