Saved Font

Trước/55Sau

Hòe An Khách Điếm Quái Sự Đàm

Chương 53: Hoàng Y Ký (9)

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
[Thái Hoà Hí Lâu quỷ sự]

Thái Hoà Hí Lâu hôm nay lặng lẽ cho lên một vở hí mới.

Người đến xem hí đa phần đều là người nhàn hạ, không có việc gì làm, chỉ đến xem mua vui, hoặc là tâm tư họ không đặt vào vở kịch mà chỉ lấy đó làm cái cớ để mang con đi tán gẫu với làng xóm, cô dì chú bác thôi.

Mỗi một chiếc bàn vuông ở hí lầu vuông vắn(1) này vẫn đầy người ngồi như thường. Trên bàn đầy nào là lạc, óc chó, kẹo thơm vung vãi đầy bàn, người hầu trà giơ trường chủy hồ đồng(2)đưa qua đưa lại không ngớt để châm thêm trà cho mọi người. Hầu hết mấy gian nhã toạ ở lầu hai cũng đã bị chiếm chỗ. Toàn bộ hí lầu ầm ĩ váng trời, nói chuyện phải hét lên mới có thể nghe thấy nhau.

Tiếng cồng chiêng khua lên, vở hí chuẩn bị lên đài.

Chúc Hạc Lan và Trọng Lục vội vã cùng nhau chạy đến bên ngoài hí lầu, đột nhiên thuận mắt nhìn sang, thấy có một dãy bảng hí. Tờ giấy đầu tiên, dễ thấy nhất, bất ngờ đó lại là "Hoàng Y Ký" mà nét mực trên đó còn chưa kịp khô.

Từ trong lầu truyền ra nhịp trống náo nhiệt, kèm theo đó là tiếng hát ê ê a a. Hí kịch vừa bắt đầu.

Trọng Lục đi vào trước, đưa tiền phiếu ba người cho tiểu nhị đứng ngay cửa xong thì thuận miệng hỏi thăm, "Ầy, tiểu ca cho ta hỏi ngài một chút, vị Lô Châu Cư Sĩ viết thoại kịch đó liệu hôm nay có tới đây không?"

Anh chàng kia mắt cũng không thèm nhấc, chỉ xẵng tay đưa cho gã ba phiếu xem hí, "Không nghe nói qua."

Trọng Lục thở dài, đành phải lấy cầm phiếu rồi vẫy tay về phía chưởng quầy và Tùng Minh Tử. Ba người vừa đi vào đại đường, lập tức đã có hầu trà ra chào đón, "Khách quan, ngài đây đi mấy người ạ?"

"Ba người." Trọng Lục nhìn quanh quất bốn phía một lượt, nhiều người thế này...

"Thật không may lắm, ở chỗ chúng ta bây giờ không còn bàn nào trống, ngài có phiền nếu phải ngồi dồn cùng với hai vị khách đằng kia không?"

Người hầu bàn chỉ vào phía bàn của hai người đàn ông đứng tuổi đang dùng trà tán gẫu chuyện trời đất đằng nọ, nhìn bề ngoại có vẻ như hai người họ là người làm ở phường nhuộm vì trên quần áo họ vẫn còn dính thuốc màu. Trọng Lục nhìn sang chưởng quầy dò hỏi thì nghe thấy chưởng quầy dứt khoát bằng lòng, "Được thôi."

Đoán chừng Tùng Minh Tử không thể nào là người thích nghe hí, khi mà chỉ vừa mới ngồi xuống đã bị một tràng tiếng khen kịch liệt thình lình oà lên doạ cho hắn giật bắn người.

"Lớn tiếng thế này bọn họ có nghe thấy hát gì không?" Tùng Minh Tử đưa ngón tay lên ngoáy lỗ tai bị tiếng ồn làm cho ù của mình rồi lèm bèm.

Mặt Trọng Lục nhìn hắn khinh bỉ như đang thấy người ngoài nghề, "Đó là do ngươi không hiểu, cái này nhất định phải náo nhiệt hết cỡ mới được."

Ánh mắt của chưởng quầy đảo qua tất cả những vị khách xung quanh, âm thầm quan sát thật cẩn thận.

Hai người đàn ông trung niên đối diện nhìn tổ hợp ba người họ trông có hơi kì quặc nên bắt lời, "Thời buổi bây giờ phương sĩ cũng tới đây mua vui à?"

Tùng Minh Tử không vui, "Phương sĩ thì làm sao, phương sĩ thì không thể thả lỏng tâm tình à?"

Trọng Lục đá vào một bên chân của hắn dưới bàn, vội cười xuề nói, "Đại ca, ba người bọn ta không thường tới đây lắm nhưng mà vì có nghe nói hôm nay có vở rất hay. Chẳng biết ngài có thường tới đây không?"

Người đàn ông để râu ria xồm xoàm và đeo theo khăn vấn đầu đáp, "Hay tới chứ, hai người bọn ta kì thật đều là lão mê hí đấy."

"Hai người là vở nào cũng đều xem hay là cố tình đặc biệt chọn một vở?"

"Ta không chọn, nhưng mà huynh đệ của ta lại thích nghe vở Cổ Tiêu xướng Hồ Sinh cứu mẹ hay là Nguyên Tiêu gì đó."

Cứ như vậy, Trọng Lục và hai vị thợ phường nhuộm kia lại lời qua đáp lại, nói chuyện vô cùng vui vẻ. Tùng Minh Tử và Chúc Hạc Lan chỉ nhìn nhau, hoàn toàn không thể lên tiếng một câu.

Trọng Lục tìm cơ hội để hỏi, "Hí do Lô Châu Cư Sĩ viết hai người đã xem qua bao giờ chưa?"

"Xem thì có xem qua rồi đấy, thế nhưng mà hí của hắn xem đến cuối nó lại làm người ta sợ hãi từ trong tâm." Người thợ nhuộm cao gầy còn lại do dự nói, giống như sợ bị người khác nghe thấy.

Vị thợ nhuộm để râu gật gù: "Đúng đó, người khác thường đến cùng kép hát, nhưng vị Lô Châu Cư sĩ này viết hí đã không giống người rồi, lại còn thần thần bí bí. Thế mà ai diễn vở hí của hắn viết đều có thể phất lên một thời gian, vậy cho nên rất nhiều gánh hí thích diễn vở của hắn."

Trọng Lục nói, "Ta cũng đã xem qua vài vở. Rất đáng sợ. Toàn là quỷ, là yêu..."

"Ây dà cũng không hẳn là thế. Nhưng nói thật, đôi khi xem xong rồi buổi tối ta sẽ mơ thấy ác mộng."

"Có điều... lão lại luôn muốn quay lại xem." Thợ nhuộm vóc người cao nói, "Là cảm giác như ăn đậu hủ thối vậy vậy, càng thối lại càng muốn ăn... Thật quỷ quái."

Lúc này Tùng Minh Tử nhịn không được bèn nhỏ giọng hỏi chưởng quầy, "Ngươi thấy Lô Châu Cư Sĩ chưa?"

Chúc Hạc Lan đáp khẽ, "Ta nhìn qua một vòng rồi, trước mắt vẫn chưa nhận ra. Không khí nơi này quá kì quái, Uế khí trên người mọi người đều không nặng nhưng có điều... khí vị thì khá giống nhau."

Tùng Minh Tử tặc lưỡi, tay cầm kiếm gỗ đào ghì càng chặt.

Trên người mỗi người đều mang theo chút Uế khí, có điều họ lại không có quá nhiều, vậy nên cũng không đến mức ảnh hưởng đến Đạo khí vốn tràn đầy. Sự hoà quyện giữa Uế và Đạo khí sẽ tuỳ theo mỗi người nên ai cũng không giống nhau, khó mà tìm ra được hai người nào có khí vị hoàn toàn tương đồng.

Nhưng hiện tại Chúc Hạc Lan lại nói rằng toàn bộ người trong hí lầu này đều có khí vị giống nhau.

Đây là có quỷ.

"Chuyện này chúng ta có cần để phái Thanh Minh ra mặt không?" Tùng Minh Tử thấp giọng hỏi, "Chúng ta chỉ có ba người, không quyền không thế. Để sư huynh của ta ra mặt, cưỡng ép khống chế tên Trang Thừa đó, có lẽ sẽ tốt hơn."

Chúc Hạc Lan suy tư một phen, gật đầu, "Cũng tốt. Chờ một lát nữa tan cuộc, ngươi trở về xem sư huynh nhà ngươi có nguyện ý hỗ trợ hay không. Đừng nhắc tới ta, tránh để cho hắn vừa nghe thấy tên ta đã từ chối. Nói là do ngươi tự mình phát hiện là được."

"....."

Tùng Minh Tử đang định nói rằng bây giờ hắn có thể đi ngay, dù sao hắn cũng không có hứng thú gì với hí kịch này nọ. Nhưng ngay lúc này chợt nghe trong đám người truyền đến một tràng hoảng hốt.

Trọng Lục dời mắt sang trên đài, phát hiện rằng trên đài không biết từ khi nào đã không còn thấy bóng dáng của người xướng hí cho thanh y(3) nữa, nhưng nhóm các vị nhạc sư kéo đàn nhị(4), gảy đàn tam(5), gõ trống đan bì(6) vẫn ngồi ở vị trí như cũ, không di chuyển.

Mà ở giữa đài bấy giờ lại có một người toàn thân khoác áo choàng màu vàng, đeo mặt nạ phôi(7) trắng bệch đang đứng.

(7) Mặt nạ phôi là mặt nạ chưa lên màu cho vai hí

Không một ai thấy hắn ta lên đài từ lúc lúc nào. Hắn không xướng, cũng chẳng đọc văn, chỉ đứng bất động giữa đài, tạo nên một cảm giác khác thường vô cùng quái đản khiến người ta nổi da gà.

Giống như khi thấy phải một thứ gì đó không thuộc về nơi đó cũng sẽ để lại cho người khác một cảm giác không thoải mái thế này.

Lúc này các sư phụ lại bắt đầu khua chiêng, một người lão sinh(*), một tên hoa kiểm(*) và thanh y ban nãy cũng lên đài lần nữa. Ba người họ xướng văn và bước đi vô cùng sôi nổi như thể người mặc áo choàng vàng đứng giữa đài kia không hề tồn tại.

(*) Lão sinh và hoa kiểm (Tịnh (净)) đã được chú thích ở chương 30.

Mọi người đều đứng ngồi không yên. Người áo vàng kia đang làm gì thế? Hắn ta có được phân vai nào không? Tại sao dường như mấy nhân vật khác đều không nhìn thấy hắn vậy?

Thợ nhuộm đối diện kiềm không nổi, "Cái tên áo vàng kia là ai thế hử? Có trong thoại kịch không?"

Người thợ nhuộm còn lại nói, "Ta nào biết, buổi diễn hôm nay là mới mà."

Trọng Lục lặng lẽ ghé vào tai chưởng quầy, thì thầm, "Cái này... nhớ là bản Hoàng Y Ký lúc trước ta xem không hề có."

Chưởng quầy nheo mắt quan sát kĩ người mang áo choàng màu vàng đằng đó.

Không thấy gì cả.

Như đã nói ban nãy, trên người của người bình thường thể nào cũng sẽ mang theo một chút Uế khí. Nhưng mà người mặc áo vàng này một chút cũng không có.

Hắn quả như một hố đen trống rỗng chẳng có gì.

Mục ruỗng.

Mục ruỗng tựa cõi chết.

Cốt truyện của thiên Hoàng Y Ký này đại khái là một vị tướng quân mang theo quân sư, thị thiếp và đại quân hơn trăm vạn người, phụng mệnh đi thảo phạt tiểu quốc nào đó ở Tây Vực. Nhưng khi đến nơi thì phát hiện tất cả mọi người ở đó đều mặc quần áo màu vàng, hơn nữa toàn bộ đều sùng mộ, thờ phụng một vị dị thần tên là "Hoàng Y Đế Quân". Bởi vì toà thành này ba mặt giáp núi, có ưu thế địa hình nên tướng quân không thể không tấn công trường kì, tuy vậy hắn lại phát hiện trong quân doanh của mình bắt đầu có binh lính mặc quần áo màu vàng.

Có lẽ là đến đoạn này, nhân vật thần bí mặc quần áo màu vàng kia đã lặng lẽ đứng thình lình ngay giữa đài.

Trọng Lục thật sự bắt đầu hoài nghi rằng liệu nhân vật đó có phải chính là Trang Thừa hay không?

Một tác giả kịch nam viết ra tác phẩm khiến hắn kiêu hãnh, hẳn sẽ rất muốn đứng trên đài nhìn xuống để xem phản ứng của người khác với tác phẩm của mình nhỉ?

Chuyện lạ trong quân doanh xảy ra dồn dập, không ít binh lính bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như nói mớ hoặc là mộng du, còn có người nói buổi tối nhìn thấy một người mặc áo choàng vàng đeo mặt nạ, đứng ở doanh trướng của bọn, không nói một lời mà nhìn vào bọn họ chằm chằm. Một số binh lính bắt đầu lặng lẽ đàm tiếu, từ đó danh hiệu Hoàng Y Đế Quân cũng liên tục được nhắc đến trong những tiếng xì xào âm thầm.

Bọn họ đồn rằng Hoàng Y Đế Quân kia cũng không phải cát thần như Ngọc Hoàng Đại Đế mà chỉ là một ác thần cai trị cái chết và sự suy tàn. Bất cứ lúc nào nó đến, cái chết, sự điên cuồng và giết chóc cũng kéo theo sau.

Tướng quân lúc bấy giờ mới hạ quân lệnh, không cho phép trong quân doanh xuất hiện vật màu vàng. Nhưng cho dù hắn ta có hạ lệnh cách mấy cũng không thể nào hoàn toàn cấm tiệt. Lời đồn thổi kèm theo sự mê tín lan tràn khắp mọi nơi, lòng quân không vững, khiến cho ba người vai chính càng thêm lo lắng sốt ruột.

Lúc này thị thiếp của tướng quân đề nghị giả vờ rút quân rồi mai phục trên núi. Chờ đến khi thành phòng lỏng lẻo sẽ tràn từ núi xuống giết sạch một lần.

Nửa đầu đến đây kết thúc, đánh đấu xong xuôi, nhạc sư rốt rít đứng dậy uống trà nghỉ ngơi, vươn người thả lỏng thân thể.

Chỉ duy người khoác áo choàng màu vàng nọ vẫn không nhúc nhích.

Có người nhiều chuyện cuối cùng cũng không thể chịu đựng được nữa, hô lớn, "Này! Rốt cuộc ngươi đang làm trò gì đấy! Có lời không vậy!"

Người áo choàng vàng kia vẫn bất động như cũ.

Đến đây, chưởng quầy ra tay. Y đưa ngón tay chấm vào nước trà, bắt đầu vẽ ra một kí hiệu lên bàn. Còn Tùng Minh tử cũng rút kiếm gỗ đào ra.

Trọng Lục ngạc nhiên, "Thế này là... muốn làm sao?"

"Không thể để bọn họ hát nửa khúc sau được." Vẻ mặt chưởng quầy trở nên nghiêm túc, lông mày nhíu lại thật chặt, "Lục Nhi, lát nữa dù có xảy ra bất kì chuyện gì cũng đừng rời khỏi bàn này."

Hai người thợ nhuộm đối diện nghe đối thoại của bọn họ, vẻ mặt không thể nào hiểu nổi.

Trọng Lục mím môi, đã mơ hồ đoán ra được là thế nào.

Lần trước khi gã nói rằng mình đã xem qua Hoàng Y Ký, phản ứng đầu tiên của chưởng quầy là hỏi xem liệu gã đã xem hết hay chưa. Sau nghi nghe thấy gã chưa nghe nửa khúc sau, y mới thở phào nhẹ nhõm.

Xem ra nếu có người xem nửa sau của Hoàng Y Ký sẽ xảy ra đại sự?

Quan trọng là chưởng quầy cũng chưa từng xem qua, làm sao lại biết được?

Lại thấy chưởng quầy chậm rãi đứng dậy, bước chân hơi khựng lại để tránh một đứa bé chạy như điên ngang qua, sau đó từ từ lách qua từng chiếc bàn và đám người đang đứng lên rời đi mà nhẹ nhàng tiếp cận đến bên đài.

Tùng Minh Tử bên này cũng đứng lên, ánh mắt toát lên vẻ uy nghiêm, một cỗ sát khí lạnh lẽo dần lan toả, hoàn toàn khác với bộ dạng cà lơ phất phơ thường ngày.

Đây là... tư thế nghênh chiến?

Thợ nhuộm ngồi đối diện Trọng Lục nhỏ giọng hỏi, "Hai người huynh đệ của ngươi định làm gì thế?"

Trọng Lục chỉ đành nói với bọn họ rằng, "Chờ một chút, đừng rời khỏi bàn này."

Tiếng mọi người xôn xao thoáng dừng lại một chốc lát, không ít người để ý thấy Chúc Hạc Lan đang bước lên đài hí. Có một tiểu nhị vội vàng chạy tới ngăn cản nhưng chỉ cần chưởng quầy phất tay áo không chút do dự đã khiến tiểu nhị kia đột ngột dừng bước, hiện ra vẻ mặt sừng sỡ, mãi một lúc sau cứ thế xoay người rời đi.

Chưởng quầy đi đến trước mặt người đeo mặt nạ mang áo choàng vàng. Hai người họ có chiều cao tương đồng, nhìn có cảm giác đối chọi.

Bỗng chưởng quầy vươn tay ra, nhấc mặt nạ của người nọ lên.

Lẽ ra bên dưới lớp mặt nạ hẳn sẽ là gương mặt.

Nhưng bất ngờ là hoàn toàn không có.

Ngay khi mặt nạ vừa được vén lên, chiếc mũ rộng đã lập tức đổ xuống trước bao ánh nhìn chăm chú của mọi người. Cuối cùng chỉ còn một kiện áo choàng vàng rơi xuống sàn.

Không có giá đỡ, không có kéo giây thừng và cũng không có người.

Vậy thì nãy giờ ai là người đã mặc chiếc áo choàng vàng này?

Nhiều người kinh hoảng hét lên chói tai, kêu to "Có quỷ!". Một vài người bắt đầu tháo chạy ra khỏi cửa, xô đẩy, la mắng, thỉnh thoảng còn xen lẫn tiếng trẻ con khóc.

Rồi đột nhiên tất cả âm thanh đều biến mất.

Như một ngọn nến bị dập tắt, chỉ một khắc kia vẫn còn hỗn loạn đinh tai nhức óc, nhưng mà trong nháy mắt sau, ngay cả tiếng kim rơi xuống cũng có thể nghe thấy rõ mồn một.

Trọng Lục rùng mình, cùng hai người thợ nhuộm đã hoàn toàn ngu ngơ kia nhìn khắp nơi, thấy tất cả khách, dù có đang chạy hay không thì giờ khắc này đều cùng một vẻ mặt vô cảm nhìn đăm đăm về phía khán đài.

Thân thể bọn họ vẫn duy trì tư thế như thế, chỉ có điều đầu của vài người bọn họ lại quay ngược về phía khán đài bằng một góc độ mà không người sống nào có thể làm được, nhìn chằm chặp chưởng quầy đang trên đó.

Bốp bốp bốp, âm thanh của ba tiếng vỗ tay truyền đến từ lầu hai.

Trọng Lục ngước lên, lập tức nhìn thấy một người thư sinh trẻ ước chừng ở độ tuổi hơn hai mươi đang dựa vào lan can, nhìn từ xa, đôi mắt trên gương mặt khá anh tuấn đó lại loé lên tia lạnh lẽo điên cuồng.

"Hí còn chưa diễn xong, không ai được đi cả." Người thư sinh kia nói bằng giọng điệu bình tĩnh.

------

Tác giả có lời muốn nói: Nguyên hình của Hoàng Y Đế Quân là Vua Vàng (The king in yellow) được sáng tạo lần đầu tiên vào thế kỉ 19 trong tác phẩm của Ambrose. Sau này được biến tấu thêm, xuất hiện trong những tác phẩm của Howard Phillips Lovecraft và Robert William Chambers.

-------

Cá biên tập chú thích thêm:

Hastur (Người Câm Lặng, Vua Vàng, Kẻ Vô Danh, Assatur, Xastur, H'aaztre, hoặc là Kaiwan) là một thực thể được đề cập trong vũ trụ Thần thoại Cthulhu.

Hastur lần đầu được đề cập trong vở truyện ngắn của Ambrose Bierce – "Haïta the Shepherd" (Haïta người chăn cừu) (1893) với tư cách là một vị thánh của những kẻ chăn cừu.

Sau đó, Robert W. Chambers đã sử dụng cái tên này trong những câu chuyện cuối những năm 1800 của mình để đại diện vừa cho một người và vừa cho cả một địa điểm gắn liền với một vài vì tinh tú, trong đó bao gồm Aldebaran (và Kaiwan trong tiếng Afghan cũng có nghĩa là Sao Thổ). H.P. Lovecraft đã lấy cảm hứng từ những câu chuyện của Chambers và rồi đề cập đến Hastur trong một phân đoạn The Whisperer in Darkness (1930). Các nhà văn sau này cũng đã chuyển thể Hastur trong nhiều câu chuyện khác nhau.

> Sơ lược về bối cảnh của "Hastur" và sự mơ hồ

> Sơ lược về khả năng của Hastur

> Bản thể Vua Vàng – Avatar Hastur

(Vì 3 mục này mình tham khảo từ nhiều nguồn và dịch khá dài nên sẽ không copy sang wattpad, mọi người có thể đọc bên wordpress của mình nhé, chương 53 sẽ có link là https://bit.ly/32J2PzS)

Nếu mọi người lười thì mình có thể giải thích chung chung là Vua Vàng (được nhắc đến như Hoàng Y Đế Quân bên trên) là một avatar của Hastur, gần như là khác và độc lập với Hastur dù được phân ra từ Hastur.

Mọi người phải phân biệt nó (Vua Vàng)(The King in Yellow) khác với vở The King in Yellow nha.

-------

(1) Gốc là 四四方方 (tứ tứ phương phương) chỉ về hình dạng vuông vức, có thể hiểu là vuông vuông vắn vắn. Có lẽ phần lớn kiến trúc của hí lầu (và những "lầu" khác như tửu lầu, quán trọ,...) là sự kết hợp giữa tứ hợp viện và thổ lâu vào trong một tòa nhà vì ở tác phẩm này tác giả lại chỉ lầu "vuông vức".

Thổ lâu

Một số hình ảnh về hí lầu tham khảo trên Baidu:

(2) Bình/Ấm trà vòi dài (长嘴茶壶) hay còn gọi là Trường lưu hồ (长流壶)/Trường chủy hồ (长嘴壶) là dụng cụ uống trà đặc biệt của người Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ đặc điểm chiều dài của vòi ấm. Chiều dài của vòi thường rơi vào khoảng ba thước nhưng bình dài một thước lại được sử dụng phổ biến hơn hiện nay. Trường chủy hồ là một trong những nhân tố của nghệ thuật Trà đạo của Trung Quốc.

Điệu trường lưu hồ "Ỷ thiên kiếm"

(3) Thanh y (青衣) hay còn gọi là Chính đán (正旦) ở kinh kịch phía Nam. Là vai đoan trang, nghiêm túc, người chính diện, đại đa số là hiền thê lương mẫu, trinh tiết liệt nữ. Nhiệm vụ biểu diễn lấy hát làm chính, động tác khá ít.

(4) Đàn nhị (二胡): là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị, có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ trong thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa". Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X.

(5) Tam huyền (三弦)/Đàn ba dây/Tam huyền cầm: là một loại đàn luýt truyền thống ba dây của Trung Quốc. Nó có một cần đàn dài không cần phím và thân đàn được làm từ da rắn theo truyền thống, trải dài trên một bộ cộng hưởng hình chữ nhật tròn. Nó được làm với nhiều kích cỡ cho nhiều thể loại và truyền thống âm nhạc khác nhau.

Dù gảy đàn bằng móng tay hay móng gảy kỹ thuật diễn đàn tam cũng không có gì khác biệt. Về cách dùng móng khảy, có một số kỹ thuật như sau:

Gảy (Khiêu): đánh vào dây đàn từ trên xuống.

Hất ("chích" 摭)

Vê ("luân chỉ" 輪指)

(6) Trống đan bì/Đan bì cổ (单皮鼓) còn được gọi tắt là Đan bì: Khung trống làm bằng gỗ dày và cứng, hình tròn, khoang trống hình kèn, mặt trống hơi nhô lên ở giữa tạo thành lõi trống, đường kính khoảng hai tấc.

Khi chơi, trống đan bì được treo trên giá trống bằng tre hoặc gỗ, buộc vào dây và đánh bằng hai thanh trống.

Vì vừa tìm thông tin vừa edit nên khá đuối =)) Mọi người đọc thấy cấn thì báo mình để mình beta lại gấp nhé, yêu mọi người nhiều.

Trước/55Sau

Theo Dõi Bình Luận


Truyện Convert : Lầm Chọc Yêu Nghiệt Vương Gia: Phế Tài Nghịch Thiên Tứ Tiểu Thư