Saved Font

Trước/19Sau

Đẹp Và Buồn

Chương 06 - Part 1

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Kiểu Màu
Chương 06: Bông sen trong lửa

Trong sách «Thắng cảnh Cố Đô», đoạn thường được trích dẫn là cảnh đêm hè trên bờ sông Namo. Sách viết:

«Ghế dài nối nhau xếp dọc lối đi, sân thượng những trà đình tửu quán hai bên bờ vươn ra sông, ánh đèn phản chiếu trên nước lấp lánh như sao. Đám kép Kabuko xinh như con gái, khăn tía cột đầu, múi khăn phất phơ trong gió sông, thẹn thùng che quạt làm ai ưa nhìn không nỡ quay đi. Các kỹ nữ đẹp như tiên sa nhởn nhơ đi lại, xạ lan sực nức một vùng.»

Rồi đến đoạn về những người kể chuyện rong, và những trò vui khác:

«Có những con khỉ biết đóng tuồng, những con chó biết đánh vật, những con ngựa biết làm xiếc, những tay múa rối hay đi trên dây... Còn âm thanh thì có tiếng rao hàng, tiếng nước róc rách trong tiệm bán thạch chè, tiếng phong linh thủy tinh leng keng trong gió chiều... Những giống chim lạ thổ sản của Nhật hay nhập từ Trung Quốc, những thú rừng bắt từ trên núi xuống... tất cả được gom lại tại một khu. Khách truy hoan đủ hạng vui vẻ tiệc tùng.

Năm 1690, thi hào Basho cũng đã tới đây. Ông viết: «Dạ tiệc ven sông gọi là ột đêm hè thật ra sẽ kéo dài từ lúc mặt trời lặn buổi chiều cho tới lúc trăng lặn buổi sáng. Sân thượng sắp lượt hai bên sông làm chỗ ăn uống tiệc tùng. Đàn bà xiêm áo lộng lẫy, đàn ông y phục bảnh bao, sư sãi cũng như bô lão trà trộn với mọi người, và cả mấy chú thợ đóng thùng hay mấy bác thợ rèn cũng ca hát vui nhộn... Đúng là cảnh kinh kỳ.»

Basho còn có thơ cho cảnh:

Gió sông phơi phới

Tấm áo mới trên lưng

Ta ra đường

Đêm hè nghe mát rượi...»

Sau thời Minh Trị, đáy sông được vét sâu thêm, và tầu điện đi Osaka chạy trên bờ phía đông. Thế là hết những đêm trên sông sáng như ban ngày với đèn lồng, lửa trại, cửa hàng giải trí, trò vui múa lộn, xiếc đi trên dây, cầm thú hiếm hoi, vân vân... Bây giờ chỉ còn sót lại những sân thượng các trà thất hay tửu lầu dọc hai phố Kiyamachi và Ponto-cho, như vang bóng một thời của những dạ yến bên sông năm xưa.»

Những gì đã đọc về «Đêm hè ven sông», Otoko chỉ nhớ thuộc đoạn tả các chàng kép Kabuki đẹp như gái thẹn thùng trong ánh trăng ngà, xòe quạt che mặt, múi khăn tía bịt đầu bay phất phới trong gió sông. Lần đầu tiên gặp Keiko, nàng nhớ lại những chàng kép niên thiếu xinh trai ấy.

Hôm nay ngồi với Keiko trên sân thượng trà thất Ofus, đoạn văn trở về trong ký ức. Có thể những kép Kabuki mềm mại và nhiều nữ tính hơn cô bé Keiko giống trai của bữa gặp gỡ ban đầu. Và Otoko biết chính nàng đã biến cô gái thành thiếu nữ thanh lịch bây giờ.

Otoko nói:

«Keiko, em có nhớ lần đầu em đến với cô không?»

«Cô cứ phải nhắc mãi chuyện ấy sao?»

«Hôm ấy thấy em, cô nghĩ tới một con quỷ con đang hiện hình.»

Keiko nắm tay Otoko, bỏ ngón út vào miệng vừa cắn vừa nhìn trộm Otoko. Rồi cô gái lẩm nhẩm như đọc bài: «Chiều xuân ấy đầy sa mù... Và em như chập chờn trong làn sương mỏng xanh nhạt đang buông xuống khu vườn...»

Đó là những lời chính Otoko đã nói với Keiko. Cô gái không quên và hôm nay nhắc lại. Cả hai đã nhắc lại câu nói nhiều lần.

Keiko biết rõ là Otoko vẫn tự trách mình đã quyến luyến học trò, sự quyến luyến sau cùng đã trở thành mối luyến ái say đắm.

Trong trà thất bên cạnh, đèn giấy đặt bốn góc sân thượng, mấy cô kỹ nữ đang tiếp một ông khách độc thân. Ông ta dáng lực điền, đầu hói tuy chưa già lắm. Khách nhìn ra sông, hững hờ câu chuyện với các cô kỹ nữ. Không biết ông ta còn đợi bạn chưa tới, hay đợi đêm xuống. Trời còn sáng nên những cây đèn thắp sớm trông như vô dụng.

Sân thượng nhà bên gần như có thể với tay sang được. Các trà thất xây sân thượng chìa ra sông, không mái mà cũng không mành, thông thống từ đầu phố đến cuối phố. Không bận tâm vì chỗ thiếu riêng tư, Keiko cắn mạnh ngón út của Otoko. Nàng đau điếng nhưng không nhúc nhích. Keiko đưa lưỡi nghịch đầu ngón tay nàng, rồi nhả ra và nói:

«Cô vừa tắm, ngón tay nhạt phèo à...»

Cảnh đẹp làm Otoko nguội cơn giận. Nàng suy nghĩ có lẽ tại nàng mà Keiko đã hư hỏng và ngủ với Oki. Keiko vừa xong trung học khi tới thăm nàng lần đầu. Cô gái kể đã bị chinh phục tức thì sau khi thấy tranh của Otoko tại một cuộc triển lãm và ảnh của nàng trong một nguyệt san hội họa. Đó là cuộc triển lãm ở Kyoto. Quần chúng nhiệt liệt hâm mộ tác phẩm của Otoko, và nàng đã đoạt được một giải thưởng. Bức tranh trúng thưởng ấy Otoko lấy cảm hứng từ một tấm ảnh năm 1877 chụp một ca kỹ tên là Okayo, để vẽ thành hai ca nhi đang chơi đố chữ. Tấm ảnh dùng xảo thuật đưa ra hai hình của cùng một kỹ nữ Okayo. Hai cô gái ăn mặc giống hệt nhau. Một cô nhìn thẳng, ngón tay xòe ra, trong khi cô kia trong thế bán diện thì bàn tay lại nắm lại. Otoko thấy bàn tay, nét mặt và thân hình hai cô gái ngộ nghĩnh. Cô gái bên phải xòe ngón cái rời xa ngón trỏ, trong khi các ngón khác lại cong ra đàng sau. Otoko cũng thích chiếc áo hoa in của cô kỹ nữ, tuy không đoán được màu vì ảnh trắng đen. Hai cô gái ngồi đối diện lò sưởi bên trên có treo ấm nước bằng gang. Ngoài ra còn có một nậm sa-kê, nhưng Otoko thấy những chi tiết này tầm thường và thừa thãi nên đã bỏ qua. Tất nhiên là nàng vẽ cô kỹ nữ hai lần thành hai người đàn bà chơi đố chữ với nhau. Otoko gắng tạo ra cảm nghĩ bất ổn cho người ngắm tranh, là hai cô gái tuy hai mà một, và mỗi cô gái tuy một mà hai. Hay đúng ra, không có hai mà cũng không có một.

Để tránh cho bức tranh khỏi nhạt nhẽo, Otoko đã bỏ nhiều công phu vẽ chân dung hai cô gái. Hoa văn tỷ mỷ trên y phục làm nổi bật bốn bàn tay. Tuy tấm họa không hẳn chép lại tấm ảnh, nhưng dân Kyoto trông qua là biết tranh vẽ từ tấm ảnh một kỹ nữ thời Minh Trị.

Một người buôn tranh ở Tokyo thích bức họa và tìm gặp Otoko. Ông ta thu xếp để triển lãm tại Tokyo một số tranh khác khổ nhỏ của nàng. Đó là lần Keiko thấy những tranh đó, vì cô gái chưa bao giờ được nghe tiếng họa sĩ Ueno của cố đô.

Một người buôn tranh ở Tokyo thích bức họa và tìm gặp Otoko. Ông ta thu xếp để triển lãm tại Tokyo một số tranh khác khổ nhỏ của nàng. Đó là lần Keiko thấy những tranh đó, vì cô gái chưa bao giờ được nghe tiếng họa sĩ Ueno của cố đô.

Nhờ bức tranh hai người ca kỹ, mà cũng vì nhan sắc của Otoko, có tuần báo đã dành một bài dài cho nàng. Họ gửi phóng viên và thợ ảnh đưa Otoko đi chỗ này chỗ nọ ở Kyoto. Họ chụp Otoko hết tấm này đến tấm khác. Otoko hóa ra đóng vai người hướng dẫn, vì nhân viên tòa báo muốn đi những nơi mà nàng thích. Kết quả là bài tường thuật chiếm ba trang lớn. Bài gồm ảnh chụp lại «Người ca kỹ», chân dung Otoko, và vô số cảnh cố đô nhờ sự diện của nàng mà có ý nghĩa đặc biệt. Có thể họ chỉ muốn tìm những thắng cảnh du khách ít biết, và dùng Otoko như một hướng dẫn viên kiêm họa sĩ.

Keiko bấy giờ còn xa lạ với cố đô, không lưu tâm đến thắng cảnh, qua ảnh chỉ thấy nhan sắc của Otoko. Và cô gái bị thu hồn.

Trở lại hôm đầu tiên ấy, Keiko hiện ra trong sương mờ như một bóng ma, năn nỉ Otoko cho ở chung để học vẽ. Keiko khẩn khoản làm Otoko ngạc nhiên. Và bất thình lình, cô gái ôm chầm lấy Otoko làm nàng cảm thấy như bị siết chặt trong vòng tay hồ tinh. Otoko nghe toàn thân rạo rực như bị kích thích bởi một đam mê bất ngờ.

Otoko nói:

«Ít nhất cha mẹ em phải bằng lòng, cô mới nhận em được.»

«Cha mẹ em đã qua đời. Bây giờ em tự lo liệu lấy thân em.»

«Em không có anh chị cô bác hay sao?»

«Anh cả em và chị dâu em coi em như gánh nặng. Từ khi họ có cháu, em lại càng phiền toái cho họ hơn.»

«Nhưng tại sao?»

«Em rất thương cháu, nhưng anh chị em không thích cách em nựng nó.»

Thu nhận Keiko được vài ngày, Otoko được thư của anh ruột cô gái. Anh ta nhờ Otoko nuôi giùm Keiko, tuy cho rằng cô gái nhiều khi cư xử vô trách nhiệm, tự tiện theo ý mình, làm gia nhân không biết có nổi không. Người anh cũng chuyển luôn quần áo và đồ đạc của cô gái. Coi những thứ ấy, Otoko đoán gia cảnh cô gái khá giả.

Sau mấy ngày sống chung, Otoko hiểu tại sao anh chị cô gái lại không thích lối cô ta nựng cháu. Cách cư xử của cô gái kể ra cũng lạ lùng. Dọn vào được độ một tuần, Keiko năn nỉ Otoko chải tóc ình. Khi Otoko lỡ tay kéo mạnh món tóc, Keiko nói:

«Cô Ueno, cô kéo tóc em đi cô... Cô nắm lấy tóc mà kéo đầu em lên...»

Otoko rụt tay lại. Keiko quay lại ép môi và răng vào cườm tay Otoko. Rồi cô gái hỏi:

«Cô Ueno, cô bao nhiêu tuổi khi hôn lần đầu?»

«Em hỏi gì kỳ thế?»

«Em thì khi lên bốn... Em còn nhớ. Người ấy là chú họ xa về phía mẹ em. Chú khoảng 30, và em rất quý chú. Chú ngồi phòng khách một mình, em tung tăng lại gần và hôn môi chú. Chú sợ quá, lấy tay chùi miệng.»

Ngồi trên sân thượng trà thất, Otoko nhớ lại chuyện cái hôn con nít của Keiko, và ghi nhận cái môi bốn tuổi đã hôn đàn ông bây giờ đang mút ngón tay nàng.

Keiko hỏi:

«Cô Otoko, cô có nhớ trận mưa xuân khi cô dẫn em đi chơi núi Arashi lần đầu không?»

«Nhớ chứ.»

«Cô có nhớ cái bà lão bán mì không?»

Lần đó độ hai ba bữa sau khi Keiko dọn tới, Otoko dẫn Keiko thăm vài thắng cảnh, trong đó có núi Arashi. Hai người vào tiệm mì gần sông khoảng đầu cầu Togetsu. Bà chủ tiệm mì than thở vì trời mưa, Otoko nói:

«Mưa xuân thích chứ.»

«Cám ơn bà,» người đàn bà nhà quê lễ phép nói.

Keiko nhìn Otoko và hỏi khẽ, «Bà cụ cảm ơn giùm cho trời mưa sao?»

«Em nói gì?»

«Em nói gì?»

Câu trả lời của bà nhà quê Otoko nghe như tự nhiên đã làm Keiko ngạc nhiên. Rồi nàng trả lời cô gái:

«Cô chắc vậy.»

Keiko theo đuổi câu chuyện:

«Tức cười cô nhỉ. Thời tiết mà đi cảm ơn người ta. Dân Kyoto lễ phép đến như vậy sao?»

«Cô chắc vậy...»

Có thể Keiko cho là lễ phép cũng đúng, và bà già bán mì đã tỏ ra lịch sự với hai người đi ngắm núi Arashi dưới mưa. Nhưng Otoko không phải chỉ vì xã giao mà nói không phiền hà chuyện mưa. Nàng thực tình thấy mưa xuân trên núi Arashi đẹp, và nàng nghĩ vì vậy mà bà già địa phương đã cảm ơn nàng. Bà già như đại diện thời tiết hay đại diện quả núi mà cảm ơn. Tóm lại, bà chủ tiệm ăn cảm ơn là phản ứng bình thường của dân vùng này, nhưng Keiko đã cho là kỳ lạ.

Keiko nói:

«Họ nấu mì ngon cô nhỉ. Em rất thích cái tiệm ăn ấy.»

Hôm ấy vì mưa nên Otoko đã thuê taxi nửa ngày, và bác tài taxi đã chỉ cho hai người tiệm ăn này. Tuy đang mùa hoa anh đào mà nhờ mưa nên vắng du khách, nhất là trên núi Arashi. Vì vậy mà Otoko nói thích mưa. Mưa còn làm dẫy núi bên kia sông mờ đi, dáng núi mềm mại và đẹp hơn. Otoko và Keiko rời tiệm ăn trở ra taxi mà không cần mở dù, mưa bụi làm quần áo chỉ hơi ẩm. Nàng nhìn những hạt mưa biến đi khi chạm nước mà không để lại dấu vết gì trên mặt sông. Hoa anh đào núi nở lẫn với lộc non, và mưa làm dịu đi màu xanh quá tươi của nụ lá.

Không phải chỉ núi Arashi đẹp dưới mưa xuân. Đền Rêu và Ryoan-Di cũng không kém mỹ miều. Trong đền, một bông trà đỏ rụng trên thảm rêu màu xanh rực rỡ. Giữa những bông hoa dại nhỏ trắng, bông trà như từ rêu nở ra. Còn tu viện Ryoan-Ji, đá trong vườn ướt mưa, mỗi hòn lóng lánh một cách. Otoko nói, «Đá ướt mưa làm cô nghĩ đến những bình gốm Iga được tráng nước sôi trước khi pha trà.» Keiko chưa bao giờ thấy gốm Iga, nhưng nghe Otoko nói, cô gái để ý đến những giọt mưa trên lá thông dọc con đường trong khuôn viên tu viện. Những giọt mưa nhỏ lấp lánh thành những hạt ngọc đính tại mỗi mút lá mảnh và dài như cây kim, tựa hồ sương móc nở hoa. Những bông hoa mưa mảnh dẻ này chắc chẳng ai biết tới. Những cây phong mà nụ lá chưa mở cũng lấp lánh những hạt nước nhỏ. Bất cứ ở đâu, mưa chẳng đọng trên mút lá thông, nhưng Keiko hôm ấy mới ghi nhận nên cảm thấy hiện tượng như chỉ riêng cho Kyoto. Giọt mưa xuân trên mút lá cũng như sự lễ phép của bà bán mì là những ấn tượng đầu tiên của cô gái về Kyoto. Không những Keiko khám phá ra cái đẹp của cố đô, mà khám phá ra cái đẹp ấy với Otoko ở bên.

Keiko nói:

«Không biết bà chủ quán có mạnh giỏi không cô nhỉ. Từ hôm đó cô và em không trở lại núi nữa.»

«Đúng, lâu lắm chúng mình không đi chơi núi. Cô cho là núi đẹp nhất về mùa đông... Chúng ta sẽ thăm lại núi.»

«Phải đợi đến mùa đông hả cô?»

«Cũng sắp rồi em.»

«Không sắp đâu cô. Bây giờ mới giữa hè. Sau hè lại còn thu.»

Otoko cười:

«Bao giờ muốn đi mà chả được. Ngay cả ngày mai.»

«Vậy đi... Mai ta đi. Em sẽ nói với bà bán mì là em thích núi Arashi mùa hè, và có lẽ bà cụ lại cảm ơn em. Nhân danh mùa hè mà cảm ơn.»

«Nhân danh cả núi Arashi nữa.»

Nhìn ra sông, cô gái bỗng nói:

«Cô à, đông tới, chắc chẳng còn ai đi chơi sông từng cặp như thế này.»

Nhiều người trẻ đang tản bộ trên hai con đê đắp giữa sông Misosogi và Kamo, cũng như giữa sông Kamo và con sông đào phía đông. Phần đông là những cặp trai gái, thỉnh thoảng mới có gia đình dẫn con nhỏ theo. Những cặp tình nhân trẻ đi sát vào nhau hoặc ngồi cạnh nhau bên bờ nước. Đêm xuống, người ra càng đông.

Otoko trả lời câu Keiko hỏi:

«Em đoán đúng. Chỗ này mùa đông thì quá lạnh để du ngoạn.»

«Em không nói thời tiết ấm lạnh. Em muốn nói không biết rồi ra có thọ nổi đến mùa đông không.»

«Cái gì thọ...»

«Cái gì thọ...»

«Tình yêu của những cặp này... Nhất định là chỉ sang đông, nhiều anh chị chắc không còn muốn thấy mặt nhau nữa.»

«Té ra em đang nghĩ chuyện ấy.»

Keiko gật đầu. Otoko nói:

«Nhưng tại sao lại tiêu cực như vậy. Em còn trẻ...»

«Tại vì em không khờ như cô. Suốt hai mươi năm vẫn đi yêu con người chỉ có mỗi tích sự là làm cô đau khổ.»

Otoko không trả lời. Keiko lại nói:

«Cô, cô không biết là ông Oki đã bỏ cô rồi sao?»

«Em im đi. Đừng nói giọng ấy với cô.»

Keiko quay lại tiện tay sửa lại món tóc rối trên cổ Otoko.

«Cô, sao cô không bỏ em?»

«Em nói cái gì?»

«Em là con người độc nhất trên đời mà cô có thể ruồng bỏ. Sao cô không ruồng bỏ em đi.»

«Cô không hiểu em muốn nói gì.»

Otoko mắt nhìn thẳng Keiko, tay sửa lại những món tóc mà Keiko vừa xếp lại.

Keiko lầm lì:

«Em muốn nói tới cái cách tàn nhẫn mà ông Oki đã phụ cô. Nhưng xem ra cô không bao giờ chịu nhìn nhận sự thật.»

«Bỏ với không bỏ, cô không thích những từ ấy.»

«Em nghĩ nói trắng ra như vậy tốt hơn... Nếu không gọi là bỏ thì gọi là gì.»

«Cô và ông ấy chia tay.»

Keiko cãi ngược lại:

«Chia tay gì đâu. Ngay cả bây giờ, ông ta vẫn còn nằm trong xương trong thịt cô, và cô vẫn còn nằm trong xương trong thịt ông ấy...»

«Cô không hiểu em muốn đưa câu chuyện đến đâu.»

«Otoko, em nghĩ hôm nay cô sẽ bỏ em.»

«Nhưng vừa rồi lúc ở nhà, chẳng phải cô đã nhận lỗi và xin lỗi em sao?»

«Em xin lỗi cô thì có.»

Otoko mang Keiko đi ăn tiệm với ý định giảng hòa, nhưng nàng nghĩ hai người có thực sự giảng hòa được không. Keiko không thể thỏa mãn với một tình thương êm đềm yên ổn. Cô gái cứng đầu đã cãi cọ với Otoko và vẫn còn hờn. Còn Otoko, nàng cảm thấy bị tổn thương khi Keiko thú nhận là đã ngủ đêm với Oki ở Enoshima. Keiko từ xưa vẫn quyến luyến trung thành với Otoko, giờ đây trở thành đối nghịch. Cô gái lấy cớ trả thù Oki, nhưng xem ra cô ta muốn trả thù chính nàng. Còn nữa, nàng cảm thấy kinh sợ và tuyệt vọng vì thiếu gì đàn bà khác trên đời mà Oki đã không ngần ngại quyến rũ học trò của nàng.

Trước/19Sau

Theo Dõi Bình Luận